Chắc hẳn không ít bạn đang đọc bài này biết đến những sự việc gây xôn xao dư luận những ngày gần đây về việc 2 người phụ nữ không may mắn bị người dân đánh đập chỉ vì "nghi bắt cóc trẻ con" hay một người đàn ông đen đủi bị đốt trụi container và cũng ăn đánh sml chỉ vì khiến cho một bà-chủ-nào-đó hoa mắt, chóng mặt khi vào để hỏi mua hàng. Đây không phải chuyện hiếm, và nếu bạn chịu khó để ý thì không ít trường hợp người dân đánh đập, ra tay "xử lý" những người "bị coi là phạm tội" hoặc "có dấu hiệu phạm pháp" tương tự như trên. Vấn đề ở đây là tại sao, từ đâu mà những người dân tự cho mình quyền thực thi pháp luật như thế?
Mở đầu, ta hãy bắt đầu với chuyện mà hầu hết các bạn ở đây đều đã trải qua: gặp CSGT. Trước mắt, cứ gác lại chuyện họ yêu cầu mọi người dừng xe để "chặn tiền" hay làm những gì tương tự, đồng ý là có những thành phần đó, và chính những thành phần ấy khiến hình ảnh người CSGT xấu đi rất nhiều trong mắt của người dân, đồng thời khiến niềm tin của người dân vào người thực thi pháp luật giảm đi đáng kể. Nhưng đã bao giờ bạn tự tin khi gặp những người CSGT chưa? Xin đừng hiểu nhầm ý của tôi. Tôi dùng từ "tự tin" chứ không phải là từ khác. Tại sao lại "tự tin", đó là khi bạn mang theo đầy đủ những giấy tờ như bằng lái, đăng kí xe...có đội mũ bảo hiểm, xe có gương, đi đúng tốc độ...khi đó nếu người CSGT dừng xe bạn lại, bạn vẫn "tự tin" với những yêu cầu họ đưa ra, và mong bạn hiểu cho, chỉ khi nào bạn làm đúng, mà những người CSGT (hoặc nếu suy rộng ra là những người đảm bảo thi hành pháp luật) vẫn cố vặn những điều ấy thành sai, lúc đó mới đáng để chê trách họ. Còn xin lỗi chứ nếu bạn đã sai rồi, thì hoặc là chấp nhận xử phạt theo quy định pháp luật (thu giữ xe, bấm bằng...) nếu không, thì money, please, easily. Nói đến đây, mới thấy những người CSGT cũng thật vất vả, đặc thù công việc đã khó khăn, một ngày lại còn phải làm việc với những thành phần thiếu hiểu biết ại càng thêm căng thẳng. Nếu những người CSGT ấy làm theo đúng pháp luật Nhà nước thì sẽ bị chửi là “không tạo điều kiện” hoặc bị chửi tơi tả, cơ mà nếu họ “tạo điều kiện” để “xử lý đơn giản” vi phạm thì lại bị chửi là “cướp” blabla, thật không gì khổ hơn. Từ đây, một vấn đề mới được rút ra, hóa ra, những người CSGT, chính những người đảm bảo duy trì, an ninh trật tự, đảm bảo ATGT lại bị người dân “ghét” đến vậy, cũng chính từ tâm lí đó, người dân dần trở nên “coi thường” pháp luật, thậm chí mất dần niềm tin với những người công an, cảnh sát, suy rộng hơn, ta có thể thấy một bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức, thiếu cả những hiểu biết cơ bản về pháp luật, cuộc sống.
Vấn đề thứ hai, qua những vụ việc đánh người chỉ vì “nghi thôi miên”, “nghi bắt cóc trẻ con” mà đánh họ, tự cho mình quyền “xử lý” những “tội phạm tiềm ẩn” đó. Vậy mới thấy, hiệu ứng đám đông và những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống. Như đã nêu ở trên, có lần những người dân tự ý đánh những kẻ trộm chó hoặc nghi trộm chó tới…chết. Đồng ý là khi đặt mình vào vị trí những người bị trộm, ai cũng rất “xót” của, nhưng có một điều chắc chắn là việc xử lý những người có tội (hoặc nghi có tội) là của các cơ quan chức năng, của những người thi hành pháp luật, chứ không phải của những người bình thường chúng ta. Gần đây, khi 2 người phụ nữ bị nghi bắt cóc trẻ em bị người dân quay đánh, hay người giám đốc công ty đi mua hàng bị đốt rụi xe container, ta thấy việc hành xử có văn hóa, có suy nghĩ, và tuân thủ pháp luật của phần lớn người dân là quá kém. Đơn giản vì tôi, và bạn ngồi đây, và rất nhiều người ngoài kia, không có quyền xử lý những người phạm tội, hay nghi phạm tội, ta chỉ có quyền bắt (bắt tại trận, hoặc tạm giữ tội phạm bị truy nã) để chờ giao nộp cho cơ quan chức năng, chứ cho dù họ có phạm tội nặng tới mức nào cũng không được phép đánh người ta như vậy, việc xử lý sao đã có tòa án giải quyết. Bên cạnh việc thiếu hiểu biết pháp luật, không kiểm soát được hành vi, hiệu ứng đám đông như một chất xúc tác giúp cho những vụ việc chẳng may xảy ra trở nên thêm phần đau xót, và biến những hành động như vậy trở thành biểu hiện của sự kém văn minh. Và với ý kiến cá nhân của người viết bài này, những kẻ như vậy, phải xử thật nặng, để làm gương cho những kẻ khác chưa hiểu rõ luật pháp, và vẫn tự cho mình cái quyền “tự xử” vô căn cứ đó.
Ai cũng muốn xã hội tốt đẹp hơn, và cảnh giác, cẩn thận thì chẳng bao giờ thừa cả, đúng là thế, nhưng nên nhớ rằng, những gì bạn làm, sẽ định nghĩa con người bạn, chứ không phải những gì bạn nghĩ. Đừng để mối quan hệ giữa người với người thêm xa vời, đừng để chính những người tốt phải cảnh giác, còn kẻ xấu lại ung dung thực hiện những hành vi phạm tội. Chuyện này không phải là câu chuyện cường điệu hóa, nếu không hành động, ắt sẽ có hậu quả không hay xảy đến, tin tôi đi…
Xem nhẹ pháp luật, hiệu ứng đám đông mù quáng. Mình muốn bổ sung thêm một ý thứ ba nữa: khát khao bạo lực. Câu nói quen thuộc con người bao gồm cả phần con lẫn phần người có thể được dùng để giải thích cho ý này. Mình nghĩ hầu hết mọi người thời hiện đại vẫn còn mang trong bộ gene của mình dấu tích từ bạo lực trong suốt mấy nghìn năm. Và khi có cơ hội được trải nghiệm sự bạo lực đó, việc xem nhẹ pháp luật và mù quáng lao theo đám đông tạo điều kiện cho họ ra tay đánh đập, đốt giết tàn bạo như vậy.
Theo mình nghĩ thì gene chỉ quy định tính trạng - tức là mặt thể chất (physical). Phần bạo lực được quy chiếu kiểm soát từ "lý trí" (mind), khi sinh ra & lớn lên thì ngọn nguồn của bạo lực được hun đúc từ quan sát và bắt chước. Lớn chút nữa khi đã ý thức được mình là ai và hành động mình gây ra tác động gì ? ảnh hưởng như nào thì bạo lực sẽ chuyển thành "tự vệ". Việc pháp luật tha hoá rồi vin vào đó mà cứ thế tàn nhẫn hoặc hùa theo đám đông chỉ là mồi châm cho ngọn lửa dại dột.
Ngay cả mấy nghìn mấy triệu năm trước thì bản chất con người không tự có bạo lực, căn nguyên từ những tình huống phạm tới lợi ích bản thân mà ra.
Cái này mình cũng không rõ lắm nhưng mình nhớ đã đọc ở đâu rằng NST Y là NST bạo lực, điều này cũng làm rõ tại sao tỷ lệ tội phạm nam lại cao hơn nữ. Những người mang kiểu gen XYY thường có xu hướng bạo lực.
Bạn nói thế chứ cứ google clip nữ sinh đánh nhau thì có kém các bạn XY là bao. Bạo lực nó sinh ra khi chúng ta muốn chứng tỏ mình là 1 - kiểm soát kẻ yếu thế hơn là 2 và bảo vệ người quan trọng với mình là 3. ( Còn nhiều hình thức nữa). Nếu quả quyết bạo lực đều do NST mà ra thì khoá học thiền, Yoga, kiểm soát cơn giận, ..xyz đều vô dụng vì nó đã mang ý nghĩa bản chất rồi, không thể thay đổi được.
Những bậc lão làng quy y, đi tu thì họ ngộ ra được chính mình và quá khứ của họ thì dữ dằn đáng sợ không thể tưởng được. Nếu bạn có duyên gặp những người như thế, nghe họ tâm sự thì có lẽ biết được bạo lực nó hình thù ra sao.
Đúng là ở nữ vẫn có hành vi bạo lực nhưng mình xin nói lại là tỷ lệ hành vi bạo lực ở nam vẫn chiếm đại đa số.
Bạo lực luôn tồn tại trong con người kể từ khi sinh ra (có thể là từ gen, và tồn tại nhiều trên NST Y ?). Nhưng chúng lại bị kiềm chế bởi các đạo đức của xã hội.
Khi còn nhỏ chúng ta chưa nhận thức được các quy tắc đạo đức ấy nên dễ xảy ra xích mích đánh nhau ở trẻ em.
Lúc chúng ta lớn hơn một tý thì đã có thể nhận thức được chuẩn mực đạo đức ấy và kiềm chế lại hành vi bạo lực của mình.
Thiền, yoga mình nghĩ nó là các phương pháp giúp thư giãn tinh thần. Nhưng thiền kết hợp với sách (Kinh, triết, sách nói về cuộc sống) sẽ đưa chúng ta về lại với khuôn mẫu mà xã hội đã tạo ra sẵn.
Một NST Y tạo nên con trai cùng tính bạo lực (tính đàn ông) của họ. Thêm một NST Y nữa thì bạo lực được nhân đôi. Và cũng có khá nhiều trường hợp tội phạm mang XYY: https://en.wikipedia.org/wiki/XYY_syndrome#History
Khát khao bạo lực, mình nghĩ là cực kỳ chuẩn xác. Mình tự nhận mình là người hiền lành, ít nói hay đúng hơn là hơi có phần tự kỉ. Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất là hồi năm cấp 3, lớp mình có vụ đánh lộn 2 vs 1, nghe tiếng đấm bốp bốp thôi phải nói thật là cả người nó nóng rần cả lên, chỉ muốn tham gia vào đánh cùng. Nếu lúc đó chỉ cần thêm 2 3 người tham gia đánh thì mình sẽ dính vào hiệu ứng đám đông và tham gia cùng.
đôi khi mình thấy trộm chó cũng tức lắm. Luật Việt Nam quá nhẹ phạt hành chính hoặc cùng lắm ở tù vài ngày rùi ra thì bố thằng nào sợ. Mà luật có nhiều chỗ phải rất ức chế như trộm bánh mì phạt 8 tháng tù nó còn nặng hơn trộm chó.
Hay quá. Cảm thấy cũng ức chế khi mà người dân cứ hô hào nhau đánh, xin nhắc lại là kể cả trong trường hợp người đó phạm tội quả tang, ví dụ, trộm chó nhưng bị phát hiện, thì việc đánh người cũng là không chấp nhận được, vì người dân không có quyền thi hành pháp luật. Và lý do tức giận không kiềm chế được cũng là nguỵ biện cho hành vi sai trái của bản thân người đánh
Các cụ có câu : phép vua thua lệ làng. Cái lệ làng này đã ăn sâu vào tiềm thức của ng dân ta rồi. Muốn thay đổi ư, cần có thời gian! ( để lớp già chết hết, tôi xin lỗi)
Một phần là do hệ thống pháp luật của ta quá là.... Sida! Không thoả mãn dc nhu cầu của đông đảo ng dân, trộm chó sẵn sàng giết ng mà công an ko hề truy quét, phạt qua loa lấy lệ ng ta ko cảm thấy thoả mãn nên tự đứng ra thay trời hành đạo thôi! Dân biết - dân bàn- dân làm - dân hầu toà. Ahihi