Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia.
Aleksandr Solzhenitsyn.
Đối với học sinh thì môn văn quả thật rất khô khan và khó học vì không như những môn đòi hỏi tư fuy nhiều như toán hay giàu hình ảnh như tiếng anh thì văn học lại chú trọng vào cảm xúc và một tâm hồn phong phú.

I-Vì sao lại ít người yêu thích học văn?

-không có định hướng rõ ràng.

Có rất nhiều bậc làm cha mẹ chỉ mong muốn cho con thi vào trường Đại Học nào lúc ra trường con kiếm được nhiều tiền, mà quên đi sở thích, sở trường của con là gì? năng lực của con ở đâu?
Hơn nữa có nhiều học văn như “Nghĩa vụ”, học làm sao thi qua là được, không thực sự có hứng thú, học đối phó. Như vậy các bạn dần dần bị chai sạm cảm xúc.

-không có kỹ năng, phương pháp.

Học sinh Việt Nam bây giờ lập một dàn bài vô cùng  yếu. Thực trạng chung hiện nay cô giáo xây dựng sẵn và yêu cầu học sinh làm theo dài bài cô cho, bắt học sinh phát triển theo dàn bài sẵn có.
Phương pháp truyền thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, phối hợp nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ dừng lại việc đọc - chép. Ví dụ như: Cho học sinh tự nhận diện đề bài, phân tích,  diễn đạt cách hiểu, trao đổi, tranh luận… để tự tìm ra giá trị cốt lõi của bài văn.mà văn bản muốn gửi gắm. Từ đó rút ra bài học chứ không phải giáo viên đọc cho học sinh chép, học sinh chép và đọc thuộc lòng.

-Phương pháp truyền tải của giáo viên.

Người giáo viên không đơn giản chỉ có lên lớp, truyền lại kiến thức cho học sinh mà còn nữa đó là nói cho học sinh biết được cái hay cái đẹp từ môn học mà họ dạy để nó ứng dụng vào cuộc sống, trở thành một người thực sự có ích cho cái xã hội này. Và Ngữ Văn, không dừng lại ở đó mà còn dạy cho học sinh khi ra trường cách biết yêu thương, biết quý trọng cuộc sống, biết được chữ "NHÂN" nó viết như thế nào nữa.

-không tư duy, thụ động.

Các bạn đang chỉ dừng lại ở việc ăn sẵn trên nền tảng cảu thầy cô đưa ra, lười suy nghĩ, lười vận động. Quen với việc được thầy cô đọc cho chép, học thuộc lòng. Như vậy các bạn dần mất đi yếu tố cảm thụ văn học và mất đi kỹ năng viết.
Học theo kiểu nhồi nhét, chỉ đến lúc thi cử mới học ngày, học đêm. Tâm lý bài văn dài đã ngán ngẩm, nghĩ mình không thể bịa ra được như yêu cầu của thầy cô, dần dần chán nản, lười biếng và thậm chí là bỏ bê.

II-Vậy làm thế nào để học giỏi văn?

-Thay đổi suy nghĩ về môn văn. ...

thay vì việc cảm thấy nhàm chán với môn văn thì bạn hãy làm cho tâm trạng tốt hơn và thay đổi cách nhìn lại về môn học này về mặt tích cực

-Đọc nhiều sách, tài liệu.

Đây là một cách học giỏi môn văn hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học của bạn. Nếu bạn đọc nhiều sách, nó sẽ hình thành nên cho bạn một “văn hóa đọc” và từ đó bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú hơn với môn ngữ văn trên lớp.
Ngoài ra, việc đọc nhiều sách và tài liệu cũng sẽ trau dồi cho bạn thêm nhiều vốn từ vựng và những kiến thức bổ sung thú vị, từ đó bạn sẽ có thể áp dụng chúng vào bài văn của bạn và đạt được thành tích cao hơn.

-Nói không với sách văn mẫu.

Phụ thuộc nhiều vào sách văn mẫu không phải là một cách học giỏi môn ngữ văn mà bạn nên áp dụng. Đối với sách văn mẫu bạn chỉ nên đọc để tham khảo những nét đặc sắc trong đó chứ không nên sao chép từ đó ra. Điều đó sẽ vô tình khiến bạn bị phụ thuộc và kiềm hãm sự sáng tạo ngôn từ của bản thân. Tốt nhất bạn nên viết văn theo những dòng cảm xúc vốn có của mình để tạo nên điểm nhấn của riêng bạn.

-Tập trung nghe giảng và ghi nhớ nội dung của bài.

Ngoài sự sáng tạo và sự vận dụng ngôn từ một cách hài hòa, thì điểm số của bạn còn phụ thuộc vào việc bạn có viết đúng theo nội dung bài học đã được giảng trên lớp hay không.
Chính vì vậy, bí kíp học giỏi văn tiếp theo đó là khi đến lớp bạn hãy thật tập trung nghe giảng và ghi chép lại những ý chính. Bạn có thể ghi nhớ một cách dễ dàng hơn nếu bạn soạn bài trước khi đến lớp, gạch chân lại những ý chính và sử dụng sơ đồ tư duy để ôn luyện lại kiến thức.

-Tâm trạng thoải mái khi học bài.

Bạn sẽ không đạt được sự hiệu quả khi học với sự căng thẳng và áp lực. Vì vậy, việc giữ một tinh thần thoải mái khi bắt đầu việc học chính là cách học giỏi văn hiệu quả, bạn cũng đừng nên quá chú trọng nhồi nhét kiến thức. Bạn có thể chia nhỏ các phần ra để học và kết hợp với việc giải trí để tránh stress trong suốt quá trình.

-Rèn luyện tinh thần tự giác học hỏi.

Câu trả lời quan trọng cho vấn đề “Làm cách nào để học giỏi văn?” chính là việc rèn luyện cho mình tính tự giác khi học tập để không lãng phí những thời gian rảnh. Hãy cố gắng tìm tòi và tự cải thiện khả năng của bạn bằng cách tự lên kế hoạch chứ không phải dựa vào sự ép buộc từ giáo viên hoặc phụ huynh.

-Bắt đầu học từ những điều đơn giản nhất.

Văn chương là một phương pháp lột tả hiện thực, chính vì vậy bạn đừng nên nghĩ về nó quá sâu xa mà và phức tạp hóa chúng lên. Hãy nghĩ đơn giản rằng nó đang dạy cho bạn về những gì xung quanh cuộc sống của bạn và bạn hoàn toàn có thể khai thác được văn học nếu bạn nắm chắc được hướng đi mà tác giả nhắm đến. Nếu bạn có thể làm tốt được điều này thì bạn đã nắm trong tay cách để học giỏi môn văn một cách hiệu quả rồi đấy.

-Một số phương pháp khác mà

các bạn có thể tự có được qua những trải nghiệm của mình,như mình thì vừa nghe nhạc vừa học văn giúp tâm trạng của mình phấn chấn và từ đó mình tiếp thu tốt hơn.
cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết của mình,chúc các bạn học tập vui vẻ