Lại là chuyện giáo dục. Trưa nay khi tôi vừa chuẩn bị đi làm thì bỗng nghe thấy tiếng rượt đuổi của 2 bà cháu hàng xóm. Cậu bé mãi mê chơi robot mà quên chuyện bài vở, nên bị nội rượt đánh. Chuyện cũng không đáng để ý cho tới khi cụ vụt 1 gậy vào bịch đồ chơi của cậu, tiếng vỡ vụn vang lên lách cách, cậu mở ra với vẻ mặt buồn bã và thót lên " vỡ rùi.. " Ánh mắt cậu trừng lên nhìn nội, hét ra 1 câu văn tục mà tôi thường nghe cụ xả vào cậu đều đặn mỗi ngày, rồi chạy đi trong nước mắt..
Tôi hiểu rằng, cậu chỉ thốt lên như 1 cách để giải tỏa sự ấm ức từ sâu bên trong, thật chất cậu vẫn hồn nhiên thơ dại, 1 bản tính mà chính Chúa Giêsu đã công nhận để có thể vào đặng Nước Trời. Vậy điều gì đã khiến cậu bé chạm ngưỡng giới hạn như vậy ? Liệu những lỗi lầm của trẻ nhỏ có đáng để chúng bị nuôi dưỡng trong một bầu khí độc hại như thế ? Chăm sóc nhi đồng như là đang trồng trọt những hạt mầm. Nếu ta gieo vào sự tử tế chúng có khả năng trở thành người thánh thiện, gieo vào sự vui tươi chúng sẽ trở nên thích tiếng cười, tương tự như vậy với hận thù, cọc cằn, thô lỗ.. Thì cũng sẽ cho ra những hệ quả tương ứng.
Ta thường vùi lấp đi bản tính tốt đẹp của trẻ bằng những điều độc hại, thiếu kiên nhẫn mà ta huyễn hoặc rằng nó tốt đẹp, khiến trẻ lớn lên với bản tính đã bị tha hóa ở mức tạm chấp nhận ( vì đa số mọi người đều bị nên dần hình thành mẫu số chung). Để tháo gỡ đi sự vùi lấp của các thế hệ đặt lên trẻ, đây sẽ là thách thức lớn đối với giáo dục nước nhà, mà nhiều khi họ còn chẳng mấy quan tâm. Không biết rồi tương lai của những đứa trẻ thiếu may mắn này thế nào, chúng sẽ hạnh phúc theo cách riêng của mình, hay sẽ bất định mãi mãi mà ngay chính chúng cũng không hề hay biết.
Nếu ta vẫn chưa sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ trở thành bậc cha mẹ, xin hãy cứ là những cô cậu thanh thiếu niên, cứ viết tiếp những cái xanh mát của mình. Đến khi cảm thấy bản thân đã đủ, hoa vụ đã chín mùi thì thoải mái tiến thân. Làm như vậy trước nhất là để bảo vệ mình, đủ tốt nó sẽ bảo vệ một Quốc gia.