Tổng hợp bài viết của Giáo sư PHAN VĂN TRƯỜNG

"Một trong những vũ khí có thể làm cho một cuộc thương thuyết đang nghiêng ngửa phải thay đổi cục diện là yếu tố tâm lý. Những cuộc đá gà là gì nếu không phải một trò chơi tâm lý: có những con gà đá to xác vừa nhảy vào chiến trường đã chạy như… vịt. Chung quy chỉ vì vừa thấy con gà địch thủ đã sợ. Con gà toát mồ hôi sợ hãi là một con gà sắp thua! Lớn, nhỏ hẳn không phải là yếu tố quyết định. Cái ý chí khao khát triệt hạ đối thủ mới là yếu tố quyết định. Thứ nhất là gây lòng tin với khách hàng về công ty và sản phẩm của mình, lợi dụng luôn hình ảnh tốt đẹp đó để “đóng đinh vào cột”,"tiêm nọc độc vào phía khách hàng". Bạn đừng quên họ là một tập thể chứ không phải một cá nhân mua hàng. Họ sẽ phải học tập, bàn tán với nhau về những lời lẽ của tôi. Yếu tố thứ hai phải chú ý là gây sự sợ hãi cho khách hàng: Ngày tôi còn đi học trường kỹ sư, thầy tôi có lần đã giảng số đông nhân loại thường cư xử theo độ sợ sệt của họ, và trong cơn lo sợ, bộ máy lý trí, logic không làm việc nữa vì bị cái sợ chi phối. Nói tóm lại, khi sợ thì không còn lý luận nữa, thái độ tránh là hơn trở thành chiến lược. Tất nhiên không thể nào trong cuộc tranh chấp và dẫn lý chỉ đơn giản dùng yếu tố sợ. Tuy nhiên, khi cần, yếu tố này luôn luôn ăn đứt! Yếu tố lịch sử phải được coi như là một vũ khí tâm lý quan trọng trong cuộc thương thuyết(Tướng De Gaulle với tư cách là Tổng thống Cộng hòa Pháp đã là vị nguyên thủ đầu tiên công nhận Trung Quốc, nhắc lại những hành động của Nhật trong lịch sử cận đại tại Trung Quốc,là người Đức thì chỉ cần nhắc phớt qua lịch sử cận đại là ăn tiền..).
“Đừng tưởng cứ đồ rẻ khách hàng sẽ thích mua, họ sẽ quyết định mua đúng cái họ muốn. Hãy bỏ tư duy giảm giá đi vì nó không đáp ứng lý luận nào vững chắc cả. Cũng đừng tưởng có khách hàng đầu tiên là thành công, đây là ngõ chết nếu không cẩn thận, sẽ không có khách hàng thứ nhì”.

*THÀNH CÔNG: “Con hãy đem cả thân thế của con để xây dựng tình người, con hãy dùng tài sản riêng tư như là những viên gạch để kết nối và đoàn kết người với người. Con đừng bao giờ nhìn lên hay nhìn xuống mà coi mỗi người như là một người bạn đồng hành, đón nhận họ với những cá tính của họ, con hãy quý trọng ý kiến của mỗi người, vì chỉ có sự đa dạng mới làm nên một xã hội hùng mạnh, một đất nước trù phú.”. “Người thành công là người muốn khẩn khoản chia lại những gì phúc lành đã ban cho mình. Chia lại tài sản, chia lại kiến thức, chia lại kinh nghiệm sống”. “Con ạ, hạnh phúc là cái gì con cảm nhận được khi con đã chia sẻ thật nhiệt tình, với tất cả lòng trong sáng từ bi.”

*THƯƠNG THUYẾT: "Trong đàm phán, những người đại diện hai bên phải biết nghe và phải nắm vững lời lẽ, ý nghĩ của mình - đàm phán trước hết là nghe và hiểu được những gì phía bên kia muốn mình hiểu và nói cho đích xác và đơn giản để bên kia hiểu những gì mình muốn họ hiểu.đàm phán rất khó với những người thiếu văn hóa - thích ăn thua đủ vì tự ái chứ không chú trọng đến kết quả có lợi cho đôi bên. Đó là không bao giờ để đối tác cảm thấy thua/mất mặt/hớ/trật… Đó là không ngần ngại hỏi đi hỏi lại những gì khó hiểu. Đó là biết “rà” như kiểu Phú ông “rà” ý tứ của thằng Bờm."
“Khi đi thương thuyết bằng tiếng Anh với người Anh, mình thấy họ đứng “tay trên” mình, không phải vì họ giỏi hơn, mà vì họ đang thương thuyết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ”. “Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt Nam khi học tiếng Anh, bởi họ cũng học y hệt như cách của người Việt Nam, là lối học hàn lâm, tưởng rằng học ngoại ngữ là phải học bằng trí óc”. “Tự học chiếm 90% sự học của mình. Tất cả những gì tôi học được đều là học từ sau khi mình tốt nghiệp. Đó là sự không ngừng tự bồi đắp những kỹ năng như học quan sát, học lý luận, học truyền thông - tức nói và lắng nghe, học suy diễn, phân tích, đánh giá, học tâm lý con người,… Những thứ đó mới làm mình thành công”
"Thương thuyết là một nghệ thuật, như chơi đàn hay vẽ tranh vậy. Chẳng hạn như chúng ta phải cẩn thận khi thương thuyết với phần lớn đối tác châu Á. Họ trông hiền hòa tươi cười nhưng chỉ vui khi đánh ngã được đối thủ. Trưởng đoàn không chỉ tập trung vào chuyện thương thuyết mà còn phải biết “múa kiếm” – đấu rượu, hát karaoke, chơi golf. Khi thương thuyết, người Trung Quốc thường đòi đủ mọi điều kiện sau đó lại đòi hạ giá và cứ như thế họ lặp lại nhiều lần. Thương thuyết với họ bao giờ cũng vui, vì ăn uống đề huề, được tiếp đãi nồng hậu và ngày ký hợp đồng bao giờ cũng nhộn nhịp hơn các xứ khác, ít nhất cũng có năm sáu trăm quan khách tham dự. Người Nhật lại khác hẳn. Họ thường chăm chú lắng nghe và luôn hỏi đi hỏi lại xem họ có hiểu đúng chưa. Khi cần về nước để bổ túc hồ sơ, họ hẹn ngày giờ rõ ràng và không bao giờ thất hẹn. Đúng giờ, đúng hồ sơ, đúng mọi thứ…Điểm đặc biệt của người Nhật là dù trong phái đoàn có nhiều công ty, nhiều bộ ngành đại diện, họ luôn giữ cùng một thái độ, không bao giờ chúng ta thấy họ cãi nhau. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi, họ thường tranh luận gay gắt sau cánh cửa đóng kín. Phải nói rằng tôi hơi thất vọng khi thương thuyết với đoàn Nhật. Họ rất khéo léo trong cuộc thương thuyết, lúc nào cũng có cử chỉ, cách nói năng hòa nhã làm chúng ta phải nể. Nhưng xét lại những gì họ đề nghị thì luôn có kiểu “bình mới rượu cũ”, không thay đổi nội dung đưa ra ban đầu mà chỉ dùng lý lẽ khác đi. Thương thuyết với người Singapore thì tuyệt. Họ không chỉ làm việc của mình một cách nghiêm túc mà còn làm giúp cả phần việc của đối tác. Nhiều người hay than phiền là người Singapore cao ngạo nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi rất quý đất nước này, nơi con người lại có tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Thái thì dễ mến và lễ độ. Công ty tôi ngày trước đã ký nhiều hợp đồng ở Thái Lan. Người dân nơi đây một khi đã yêu mến bạn thì họ sẵn sàng bênh vực quyền lợi của bạn. Họ thường nói với tôi: “Thương thuyết làm gì, cứ đi chơi golf với nhau rồi về nhà ký hợp đồng. Để cho những người phụ tá lo hết, quyền lợi của phe các anh chúng tôi đã hiểu hết rồi, anh đừng lo, hợp đồng sẽ rất công bằng và bảo vệ cả đôi bên…”. Người Philippines thì rất lạ. Được làm việc với phụ nữ Philippines là một may mắn, mỗi lời hứa là một cam kết “chắc như khắc trên đồng”. Thế nhưng sẽ rất xui xẻo khi phải thương thảo với đàn ông nước này. Không hiểu tại sao chúng ta rất khó lòng biết họ đang ở đâu lúc cần. Họ hứa suông hứa cuội dài dài. Nếu không kiên nhẫn bạn có thể phải bỏ cuộc sớm. Không khí thương thuyết ở Malaysia và Indonesia thì khác hẳn. Họ có tài năng bẩm sinh là “ngửi” thấy mùi tiền. Khi không “ngửi” được mùi tiền, họ hầu như không muốn thương thuyết. Còn với những người mua nhiều tiền thì họ sẽ là những đối tác nhẹ nhàng, dễ mến."

*HỆ SINH THÁI: "Hệ sinh thái là tập hợp các thành phần sống của động vật và thực vật phụ thuộc lẫn nhau, tương tác thông qua chu trình dinh dưỡng, dòng năng lượng, có khả năng tái tạo, thu hút các kịch sĩ mới, không một ai “Ăn không” hoặc “Bị ăn không”. Ai cũng có thể gia nhập hệ sinh thái, là dụng cụ để giúp các kịch sĩ khác tiếp tục sinh tồn. Khi không có hệ sinh thái, chúng ta rất dễ đi vào ngõ cụt. Trong hệ sinh thái phải có đủ thành phần giàu nghèo. Một đất nước nếu toàn đại gia sẽ bị phá hệ sinh thái. Trong nền nông nghiệp, nếu các đại gia không làm việc với nông dân nghèo thì không thể hình thành hệ sinh thái, chính họ sẽ không tạo ra hệ thống để mình sinh tồn. Hãy vẽ bản đồ về những gì liên quan đến ngành nghề của mình."

"Động lực cao khủng khiếp và lãnh đạo là người tiên phong, làm gương. Đội nhóm hết sức “cô đọng và gắn kết”, bởi “càng đông càng chết”. Về mặt nào cũng hơn địch một chút, chỉ cần một chút. Mỗi cá nhân coi dự án là dự án của riêng mình. Không ai nghĩ đến thưởng phạt: Đằng nào cũng chết, thà chết hết mình trong vinh quang. Biệt động quân phối hợp và tương tác chặt chẽ, không họp hành vô ích. Không áp dụng phương pháp kinh điển: “thưởng-phạt” (chủ tớ) mà tôn vinh lãnh đạo mới!. Chủ tịch Tập đoàn mẹ chấp nhận nguyên tắc Giám đốc dự án được ký hợp đồng, thay mặt HĐQT. Vì “không quan liêu” thì ai cũng có thể ký.phải biến lãnh đạo cấp trung, mọi nhân viên, đều phải hành động như chính họ là chủ sở hữu công ty."

"Khi các bạn trẻ ra nước ngoài, hãy là chính mình, nhưng “đừng nhắc nhở mình mỗi 5 phút: tôi là người Việt Nam”. "Mỗi người trong xã hội đều đưa đến cho mình một bài học nhất định. Vì vậy, trong xã hội này không ai là Thầy và không ai là Trò”. Một trong những lý do có thể khiến các bạn thất bại đó là không tin rằng trong tay mình đang nắm giữ giá trị. Các bạn chỉ đi tìm mô hình của người khác nhưng giá trị đó lại tiềm tàng trong con người bạn.”

*CƠ HỘI: “Có một nhà văn đã nói rằng cơ hội thường trá hình khi tới tận tay chúng ta. Rất nhiều khi cơ hội trông giống như một công việc nặng nhọc, khó khăn. Người thức thời nắm lấy công việc khó nhọc đó để khám phá ra rằng chính đây mới là cơ hội hiếm có. Trong suốt thời kỳ trẻ tuổi, đúng là tôi toàn nhận những việc thật khó khăn để rồi đến khi thực hiện xong những công việc được giao, tôi mới hiểu ra rằng có bao nhiêu người đã quan sát việc làm của mình và sẽ tín nhiệm mình sau này. Bạn nhé, không có cơ hội nào giống như ai đó mang một khay vàng khối đến tặng bạn. Cơ hội tới như một dịp để chính bạn chứng tỏ khả năng, nỗ lực và trí tuệ. Những cơ hội sau sẽ tới nhiều hơn nữa, dồn dập hơn nữa, vì bạn đã tạo ra lòng tin.”. Bạn đừng bỏ công rình mò nó làm gì, vì những cơ hội đầy rẫy khắp nẻo đường. Nhưng tất cả những cơ hội đó còn ảo, chưa có người hưởng ứng, chưa có nhà đầu tư, chưa có ai nhìn nhận giá trị tiềm tàng. Cơ hội đi đôi với con người của bạn. Đây là một bài học mà tôi mất rất nhiều năm để thấu hiểu."

*TUỔI TÁC: "Khi các bạn đến tuổi của tôi, các bạn sẽ khám phá ra chuyện rất lạ: Người 40 tuổi thấy "thằng 30 tuổi" không biết gì. Người 30 tuổi nghĩ người 40 tuổi không biết gì. Khi 50 tuổi, người đó lại thấy người 40 tuổi chẳng biết gì". "Tuổi tác là một thứ notification (thông báo), làm cho con người mình trù phú hơn, súc tích hơn, sâu sắc hơn, cả về chiều sâu, chiều rộng, chiều dài. Mà ở nước Việt Nam chúng ta, mọi người hay lý luận theo tuổi, lúc nào cũng nói "Tôi già rồi".

*ẨM THỰC: "Hồi tôi hay đi đàm phán bên Trung Quốc, không ngày nào không có tiệc. Lúc nào cũng vài chục bàn tiệc, mỗi bàn có 12 người. Thực đơn lúc nào cũng 12 món, trong đó có súp đặc để vào bữa, và súp lỏng để tráng bữa. Hồi đó tôi chưa được biết rõ phong cách ăn của người Hoa. Theo phong tục  Âu thì bạn luôn luôn phải ăn trắng đĩa. Nhưng khi ăn tiệc bên Trung Quốc, hễ bạn vừa ăn hết đĩa thì anh bạn ngồi cạnh lại gắp cho bạn thêm. Bạn càng ăn nhiều, họ càng gắp thêm nhiều hơn cho bạn, và họ sẽ gắp đi gắp lại. Mãi về sau tôi mới hiểu là khi bạn không muốn ăn nữa, bạn phải để cho gắp, và cứ để thức ăn ngủ nguyên trên bàn, không đụng vào. Người Hoa và Việt Nam có đặc trưng hay thích mời ăn những thức ăn quý hiếm. Da rắn, hải sâm, hoặc ba ba, yến…, chẳng nói sao cho hết. Nhưng bạn ạ, nếu bữa nào cũng ăn da rắn, không biết bạn sẽ cầm cự được bao lâu, và cũng không biết sau này còn đủ rắn để ăn không? Người Hoa cũng rất thích mời rượu nhau, nhưng họ đua chứ không ép. Có lần tôi phải làm thủ tục “cam pể” với ông Chủ tịch tỉnh Sơn Đông, nơi xuất xứ của đức Khổng Tử. Ông này uống “một cây” 33 chén rồi mà chưa thấy mệt. Tôi chỉ uống được có 3 chén Mao Tai mà thôi, còn lại 30 chén kia là nước lọc. Bên Trung Quốc, họ cho phép bạn nâng chén nước lọc, bằng không bạn phải trả tiền cho một người uống Mao Tai thay bạn. Nhưng ít nhất người ta rất thông cảm sức uống yếu hoặc tật giữ thân của bạn. Nếu bạn là người mời khách nước ngoài, bạn nên điều tra trước xem họ có đem cả vợ theo sang đàm phán ở nước mình không, vì người nước ngoài ít khi đi một mình, nhất là vào bữa cơm tối. Nếu vợ họ theo phái đoàn thì bạn sẽ không tránh được cảnh phải mời chính vợ của bạn tham dự.  Bên phía Tây  Âu, phụ nữ thường sửa soạn nhanh, một bộ đầm với một ít điểm trang là xong, nhưng phía Việt Nam sẽ phức tạp hơn. Vợ của bạn sẽ không thích đi lắm, chỉ muốn ở nhà, vì nếu đi mà ngồi cạnh bà đầm sẽ nói năng cái gì bây giờ đây. Bà ấy sẽ than với chồng rằng thiếu quần áo đi chơi, rồi câu chuyện vợ chồng sẽ dần dần gay go hơn. Bạn ạ, tôi không có giải pháp cho tình huống này! Trong trường hợp bạn mời khách ngoại về nhà dùng cơm, họ sẽ cho đó là một vinh dự rất lớn. Đối với người nước ngoài, không vinh dự gì lớn bằng được bà chủ nhà tận tay gắp món, bưng mời súp. Tôi nghĩ bạn nên tránh tình huống phức tạp này, vì nói thật lòng, làm vậy bận rộn lắm. Tôi khuyên bạn nên đưa họ vào một tiệm cơm nổi tiếng nếu họ là khách quý. Bằng không bạn nên chọn một tiệm cơm thường thôi, nhưng thoải mái, chủ yếu là để giúp mọi người thư giãn trước buổi họp sáng hôm sau. Có một điều tôi muốn lưu ý bạn là việc ăn trưa khi buổi họp kéo dài cả ngày. Người nước ngoài không ngủ trưa, và vào bữa trưa họ dùng rất nhẹ.  Điều phải nhớ là tại các nước Tây Âu, họ chỉ dùng một chiếc bánh mỳ kẹp với một tách cà phê cho qua bữa trưa, và họ chỉ nghỉ chừng 20 phút là nhiều. Đôi khi họ còn vừa ăn vừa làm việc. Nói tóm lại, cái ăn không phải là quan trọng nhất đối với người nước ngoài (Âu Tây hay các nước tân tiến). Trong mọi trường hợp bạn hãy dè dặt và tránh hết sức việc quá no nê. Khi mời người nước ngoài, bạn chỉ nên mời món này món nọ một lần thôi, và nếu họ từ chối thì không nên mời lại lần thứ hai. Nài nỉ ăn là một việc bị xem như vô lễ. Nếu bạn ép, họ sẽ đáp lễ, nhận lời, nhưng họ sẽ không vui nữa. Còn khi uống rượu, tôi khuyên bạn không bao giờ ép.

*QUẢN TRỊ: “Trong kinh doanh, chưa tới phút 94 chưa nói được gì nên không được quá chắc chắn và quá chủ quan. Phút 94 trong kinh doanh là gì? Phút 94 là phút hợp đồng đã được ký và hoàn thành giải ngân,… ” Kinh nghiệm cho thấy đội càng đông người càng mất tính đoàn kết. Nếu đông quá mức cần thiết thì xích mích giữa đồng đội không thể tránh, họ sẽ tranh nhau vị trí mà lại không có việc để tranh nhau, hiệu năng tập thể sẽ kém, khó lòng có sự gắn kết. Kinh nghiệm cho thấy làm việc mà cố tình giảm nhân viên dưới số cần thiết một chút thì dễ đem tới gắn kết, tương tác và động lực tập thể. Quản trị, ngắn gọn, là nghệ thuật chọn việc, chọn mục tiêu rồi chọn người, chọn công đoạn, chọn thời điểm để đi tới và sắp xếp để đạt được mục tiêu chung. Dùng người ở đấy có nghĩa rõ ràng là tận dụng được cá tính, khả năng, nghị lực của nhân sự làm việc vói mình, phóng thích được óc sáng tạo hữu dụng của họ, động viên tối đa được động lực và tâm trí của họ, và cuối cộng đạt mục tiêu được chọn ngay từ thuở ban đầu. "Tôi phân bổ công việc một cách ngăn nắp, đó là thái độ quản lý. Còn thái độ quản trị là trả lời được câu hỏi: Làm sao thắng được dự án này. Tức là kiếm ra một chiến lược không thể nào thua được."

*"Cất trong tủ": những người giỏi nhưng cứng đầu, quá khó chiều nên không ai ưa và bị cất trong tủ như những "xác chết còn sống." Chiêm tinh gia: "Người này suốt ngày gác chân lên bàn đọc báo. Nhưng giỏi ở chỗ làm cái gì cũng chỉ ra hướng đi, có tầm nhìn rất sáng suốt, nói cái gì cũng đúng." Chiến lược gia, với khả năng "chỉ ra bản đồ điện lực thế giới, dự án nào nên tham gia, dự án nào không nên, muốn thắng trận nào phải làm cái gì." .Yếu tố làm chúng ta thành công là làm sao để những người khác thích hợp tác với mình. Công nghệ nói sau, dự án nói sau, vì người với người, cái đó mới quan trọng." "Bình thường mình chỉ rút  từ một nhân viên khoảng 60%. Nhưng những người có động lực cao thì mình có thể lấy được 120, 140% từ năng lực năng lượng của họ."

*DÂN TỘC TÍNH: "Điều thứ tư đáng ghi nhớ là dân tộc chúng ta tuy ủy mị nhưng lại có óc sáng tạo rất phong phú. Mà thế kỷ thứ 21 là gì nếu không phải là thế kỷ của óc sáng tạo? Từ đó có thể kết luận rằng thế kỷ này là của chúng ta thì đi hơi nhanh nhưng chúng ta sẽ hùng mạnh thật nếu chúng ta thực hiện được ba loại đoàn kết, sẽ giúp trực tiếp và gián tiếp cho thế đứng của chúng ta: Một là đoàn kết giữa mỗi người Việt với nhau, dù họ ở đâu trên thế giới. Hai là đoàn kết giữa mỗi tập thể của xã hội với nhau. Ba là đoàn kết giữa mọi giai đoạn lịch sử với nhau..."
"Người Việt dễ dàng hòa nhập bên ngoài, nhưng bên trong vẫn là một dân tộc thích ăn cơm với nước mắm, sống quần tụ và có tập quán riêng của mình. Công dân toàn cầu, ăn cơm nước nào cũng thấy ngon. Người Anh thì dạy tôi: văn minh không phải để cho người khác thấy, văn minh phải bắt nguồn từ tận trong tâm hồn mình. Người Anh không giống như người Việt - mặc cho người khác xem, mua xe cho người khác nhìn; người Anh nếu ở nhà một mình cũng không có cử chỉ gì kém văn minh. Sống ở Đức, tôi học được tính trật tự. Nước Italy thì gieo vào tôi ý niệm sâu sắc về cái đẹp."

*PHỤ NỮ: Phụ nữ quan tâm đến chi tiết nhiều hơn nam giới, theo dõi kỹ hơn nam giới những biến đổi về gu của người tiêu dùng. Nam giới hời hợt hơn và vì thế, khó mà ganh đua với nữ giới về mặt này. Thứ nhì là phụ nữ thực tế hơn nam giới. Họ luôn làm thử mọi việc trong khuôn viên nhỏ trước khi ra biển lớn; trong khi nam giới thường chủ quan, ngộ nhận nhu cầu cá nhân là nhu cầu của đại chúng. Chúng ta dễ tưởng mình thích hút thuốc thì ai cũng thích hút; mình thích ăn ngọt là ai cũng thích ăn ngọt... Như vậy, nam giới thua cả về cá tính thực tiễn so với nữ giới. Thứ ba, phụ nữ cảm nhận rõ hơn nam giới về giá trị của đồng vốn. Với họ, một đồng là một đồng. Nam giới không chi tiết như thế. Khi vay tiền để đầu tư, các ngân hàng thường tin tưởng vào tài sử dụng đồng vốn của nữ doanh nhân hơn là nam doanh nhân. Thứ tư, phụ nữ luôn theo dõi dự án khởi nghiệp của họ sát hơn nam giới, luôn có tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Họ sẽ bám vào từng chi tiết, thảo luận về cách điều chỉnh khi cần và sẽ nhanh chóng điều chỉnh khi cảm nhận được mình đang sai đường. Thứ năm là cái tư duy đơn giản hóa sản phẩm mà phụ nữ nào cũng có sẵn trong máu. Nam giới thích cầu kỳ hơn. Cần phải nhìn nhận, cầu kỳ hóa là lộ trình dễ dẫn tới ngõ cụt. Trái lại, đơn giản hóa dễ đưa tới những sáng tạo, những quyết sách hay. Thứ sáu, sự nhẫn nại là điều kiện tiên quyết để thành công. Mà chữ nhẫn thì khó có phụ nữ nước nào sánh bằng phụ nữ Việt. Thứ bảy là tính quyết liệt. Nam giới thật sự có quyết liệt hơn phụ nữ không? Nam giới không thể thức đêm thức hôm để làm xong việc như phụ nữ thường làm; thậm chí mỗi tuần, mỗi ngày đều phải thức. Thứ tám, cách sử dụng lợi nhuận khi việc khởi nghiệp bắt đầu đem lại thu nhập. Nam giới sẽ hào hứng mời bạn bè nhậu nhẹt ngay sau khi công ty khởi nghiệp chỉ vừa thu lợi vài đồng bạc còm. Nhưng phụ nữ thì khác. Họ sẽ đầu tư ngay đồng lợi nhuận đầu tiên. Có thế thì công ty khởi nghiệp mới “chóng lớn” chứ. Họ nuôi doanh nghiệp của họ như cho con bú. Có người đàn ông nào biết làm việc đó không? Thứ chín, nam giới hay mơ màng. Thậm chí sản phẩm còn chưa kịp bán trên thị trường nội địa là đã mơ đến quốc tế hóa. Phụ nữ đi đến đâu ăn chắc đến đó. Và cuối cùng là nam giới dễ nản lòng, bỏ cuộc hơn phụ nữ. Đây là điều tối kỵ trong khởi nghiệp. Khởi nghiệp hiếm khi thành công ngay. Phụ nữ có khả năng chịu đựng gần như… vô bờ bến, một tính cách mà nam giới rất nể phục và cả… e ngại.

*XÃ HỘI: “Xã hội bao giờ cũng đánh giá mình đúng lắm, họ không đánh giá sai ai cả. Nếu đánh giá sai có nghĩa là mình làm chưa đủ tốt”. "Việc khám phá chính mình và nghiệp mà mình mang không thể đạt kết quả trong một ngày. Chỉ khi nào lăn xả vào những công việc mà xã hội trao cho bạn, với một nhiệt tình đặc biệt thì bạn mới dần dần thấy rõ hơn vai trò và bản chất thật của mình.". "Văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung là làm gì cũng tạo thêm sự phức tạp, giống như người làm bếp luộc rau cứ đun đến khi rau quá nhừ rồi mà vẫn không chịu tắt bếp. Vì sao? Mặc cảm không có ích cho xã hội chăng? Lo sợ bị gắn tội lười biếng chăng? Sao lại sợ mắt nhìn của thiên hạ và sự phán đoán của họ thế?" Đừng phụ thuộc quá nhiều vào những lời khuyên, đặc biệt cẩn trọng với những người chẳng mấy kinh nghiệm hơn bạn và chẳng mấy cảm thông tình huống của bạn. Tạo hóa đã ban cho chúng ta 3 thứ quan trọng mà bạn nhất định phải ‘lắng nghe để thấu hiểu’ – linh tính, lương tri và trái tim, chúng sẽ thật sự giúp ích cho bạn khi đứng trước những quyết định. Nếu có sai, đó cũng là quy trình tự nhiên để đưa bạn tới gần hơn với con người bạn thật sự muốn đạt đến. Thế là đội cũ không nhả mồi, đội mới không muốn bắt mồi, rút cục cả doanh nghiệp không ai biết chuyện này, thấy mọi chuyện đều chạy đều nên không có lý do đặc biệt để quan tâm. "Không lời mắng mỏ, khiển trách, không một phút kiểm soát, không có cả một sự áp đặt chỉ đạo nào… Tập thể sinh hoạt như một bộ máy khổng lồ, tự kiếm giải pháp, tự quản lý, tự tiết kiệm vốn, năng lượng và vật liệu, tự kiến tạo… Nghe mà khó tin"

*THẢO LUẬN: "Một là buổi họp không thể thành công với toàn trí thức trong phòng. Hai là những người tham gia phải vô cùng thoải mái với nhau, không quản chức tước, vị trí, bằng cấp, nghề nghiệp mà phải đóng vai chính mình. Ba là tuy buổi họp có đề tài, nhưng luật chơi là ai muốn nói gì thì nói, muốn sâu sắc hay ngốc nghếch đến đâu cũng được, miễn là hồn nhiên. Tự do tư tưởng là châm ngôn, cho dù đi tới điên rồ. Chính anh tài xế vui tính, cô thư ký láu táu và anh họa sĩ mơ màng mộng mị đã đem lại cái điểm hồn nhiên và màu sắc cho cuộc đàm thoại lý thú. Người nào trong nhóm trí thức cũng nhìn nhau trước khi phát biểu, họ đã phạm phải một khuyết điểm vô cùng nặng khi phải sáng chế ra cái gì: Trong nghề của họ không ai có quyền làm lỗi, nói sai hay hành động không đích xác. "