Giáo dục và quan niệm: "khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ."
Mục đính bài viết này để chia sẻ góc nhìn của tôi về giáo dục hiện tại và ý kiến của tiến sĩ Vũ Thu Hương:...
Mục đính bài viết này để chia sẻ góc nhìn của tôi về giáo dục hiện tại và ý kiến của tiến sĩ Vũ Thu Hương:
Trước tiên tôi rất đồng ý quan điểm nên dạy dỗ trẻ ngay khi còn nhỏ, bởi lẽ:
Thứ nhất: Mọi tổ chức xã hội dù lớn hay nhỏ luôn cần có luật lệ và sự trừng phạt thích đáng để có thể vận hành và phát triển một cách ổn định. Không có bất cứ tổ chức nào có thể tồn tại lâu dài nếu không có luật lệ đi theo.
Thứ hai: Ông bà chúng ta từ xưa đã có câu:
“Thương thì cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”
Trẻ con khi còn nhỏ rất cần được sự chăm sóc của gia đình, dạy dỗ để chúng không gây ra sai lầm nghiêm trọng, tránh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng bản thân cũng như người khác và để bảo vệ bản thân của mình trước những mối đe đoa khôn lường. Tuy nhiên giáo dục hiện tại hình như những cái “roi, vọt” đó có vẻ không phải dùng để giáo dục mà dùng để đe dọa, kiểm soát, thậm chí ép buộc, đàn áp chúng hơn là dạy bảo.
1) Chương trình học quá nặng, lạc hậu.
Trong khi chiếc cặp táp của những đứa trẻ ở các quốc gia khác chỉ mang theo màu vẽ, đồ chơi, mấy tờ giấy trắng rồi lên trường đùa nghịch, khám phá thế giới chung quanh thì ở Việt Nam, trẻ mới chỉ vừa tròn 6 tuổi thôi chúng đã đeo Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội, Đạo Đức... thậm chí mấy cuốn sách Tiếng Anh (chưa kể tập ghi) nặng trĩu trên đôi vai bé nhỏ của mình.
Quả thật, nếu theo góc nhìn của cô Vũ Thu Hương thì vô cùng chính xác, bởi lẽ không để dàng gì để một đứa trẻ có thể ngồi yên 5, 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày cắm đầu vào từng đấy và ngồi học thuộc lòng từng chữ trong đấy. Cách hữu hiệu để bắt trẻ học vừa hiệu quả mà vừa đơn giản, đó chính là TRỪNG PHẠT và rồi những đứa trẻ có tính cách không chịu đựng được với cái kiểu học đó mặc định chúng là những đứa trẻ “hư”. Nhờ có những hình phạt đưa ra như thế trẻ sẽ vô cùng ngoan ngoãn ngồi yên trước bàn học
Tuy nhiên theo góc nhìn của tôi đây là một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục nước ta hiện nay, một nền giáo dục quá chú trọng vào thành tích, thành tựu mà không chú ý đến cá tính, sự phát triển của mỗi em học sinh, các em không có được sự lựa chọn cho bản thân.
Bên cạnh đó nếu dồn ép chúng quá nhiều khi chúng còn quả nhỏ, những đứa trẻ không được vui chơi, không được phát triển bản thân, không được lắng nghe sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trong tư duy, cách suy nghĩ của chúng sau này. Một minh chứng rất cụ thể chính là:
Hơn 50% học sinh cấp 3 sắp ra trường vẫn rất mơ hồ trong việc định hướng tương lai của mình.
Học sinh không còn tin tưởng vào bản thân của mình.
Rất nhiều học sinh rất kém kĩ năng xã hội cũng như học tập: giao tiếp, tự học, đặt câu hỏi, phản biện, thiếu khả năng tư duy.....bởi chương trình học quá lỗi thời hiện tại.
2) Thông minh như trường ta:
Những đứa trẻ “hư” khi vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà trường, họ đơn giản tìm cách tống cổ chúng đi. Chúng chỉ vừa ở độ tuổi trẻ thơ vậy thôi, chúng ta đã bỏ rơi, bỏ mặc chúng như thế rồi cứ rêu rao ngoài kia trẻ “hư” do gia đình liệu có đúng chưa? Có những gia đình muốn con mình được vui chơi, phát triển bản thân, chúng vô tình trở thành “hư” trong mắt nhà trường và rồi tìm cách “đuổi” hay không công nhận chúng liệu có đúng chưa?
Chưa kể cái màn “thông minh” của những trường kể ra thật sự mà nói là không thể chấp nhận được nếu không muốn nói là man rợ, phản giáo dục. Mặc dù có những gia đình điều kiện có đủ khả năng lo lót để con mình được học trường này trường kia, nhưng thử nhìn qua những gia đình hoàn cảnh khó khăn xem...Nếu những đứa trẻ đó chưa đủ khả năng để nhồi nhét hết được tất cả kiến thức, chưa đủ khả năng ngồi yên trong lớp cả 5 6 tiếng đồng hồ trong một cái không gian ngột ngạt của lớp học (vật lý lẫn tinh thần) và gia đình của chúng không đủ khả năng lo lót cho con mình, nhà trường đành bỏ rơi chúng ư?
"cô phải kí cam kết là chỉ dỗ dành, khuyên nhủ con tôi", "cô phải hiền với các cháu, nếu không tôi gặp hiệu trưởng",... chẳng dễ chịu gì.
Sẽ rất mệt cho các giáo viên gặp phải những trẻ này bởi sẽ có lúc cô kiềm chế được, có lúc không. Nếu chẳng may cô không kiềm chế nổi thì có thể hành động thiếu kiểm soát.
Chắc hẳn nhiều người sau khi đọc xong, ngay lập tức họ sẽ rất không đồng tình với ý kiến của tiến sĩ:
Ủa sao mấy Thầy Cô vô tâm quá vậy?
Sao Thầy Cô không chịu lắng nghe học sinh?
Thầy Cô kiểu gì mà chả biết quan tâm học sinh.
Nhưng ta thử thay đổi góc nhìn là một giáo viên, cụ thể là giáo viên cấp 1 và rồi ngẩm nghĩ lại xem, liệu ý kiến của cô Vũ Thu Hương có sai hoàn toàn không?
3) Chuyện lương giáo viên
Đây là bảng lương của giáo viên cấp tiểu học:
Theo báo LuatVietNam giáo viên muốn thăng từ bậc III lên bậc I để có được một mức lương tốt nhất họ phải bỏ ra 15 năm ( 9 năm để thăng bậc II, 6 năm để thăng bậc I), chưa kể họ cũng phải dành ra một phần lương để đóng vào quỹ này quỹ nọ. Trước thời buổi khó khăn khi mà giá cả ngày một leo thang, đặc biệc tại thành phố Sài Gòn, với mức lương trung bình tầm 7 triệu mỗi tháng, không ít giáo viên phải đi làm “nghề tay trái” để có thể đủ tiền trang trải cho cuộc sống của họ.
Sau khoảng thời gian giảng dạy trên trường, thời gian còn lại của họ là công việc ngoài giờ, part-time, bán hàng online, dạy thêm vâng vâng....Liệu họ còn đủ sức khỏe để lo lắng cho từng em học sinh, họ còn đủ thời gian để lắng nghe chúng, họ còn đủ tâm trí để cam kết điều này, điều nọ với phụ huynh? Liệu trong họ còn cảm hứng, niềm vui, nhiệt huyết để lan tỏa chúng và truyền động lực học cho các em học sinh? Tôi chắc chắn chính các Thầy, các Cô là người hiểu rõ hơn ai cả.
Vì vậy muốn thay đổi nền giáo dục, một trong những cải cách thiết yếu nhất chúng ta cần hướng đến chính là trả đồng lương thật xứng đáng với công sức các Thầy Cô đã bỏ ra, bảo đảm họ có một cuộc sống tốt với nghề giáo, nhờ đó chất lượng giảng dạy sẽ được cải thiện. Đồng thời song song với đó là nâng cao chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của giáo viên. Thường xuyên mở ra những buổi hội thảo để Thầy Cô trao đổi kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao chất lượng mặt bằng chung của giáo viên.
Trước mắt nền giáo dục phổ thông nước ta hiện tại vẫn còn rất nhiều vấn đề lớn nhỏ xung quanh mà tôi không thể nói ra hết trong một bài viết ngắn gọn này, dù hiện tại nước ta vẫn đang thay đổi dần dần cách giảng dạy, tuy nhiên để có thể phát triển như các nước hàng đầu về giáo dục trên thế giới đó là một chặng đường rất dài mà chúng ta không thể chỉ tập trung trong mỗi lĩnh vực giáo dục mà còn là rất nhiều vấn đề khác cần giải quyết về kinh tế, xã hội, ý thức hệ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất