Giáo dục Việt Nam đổi mới đến khi nào?
Đây là ý kiến cá nhân của mình rất mong nhận được sự góp ý từ phía các bạn^^
Là một người thừa thưởng nền giáo dục công lập của Việt Nam hơn 12 năm nay, tôi nghĩ mình có đủ trải nghiệm để nói lên rằng: "Những gì tôi được học ở trường lớp không hề giúp tôi phát triển bản thân".
Suốt những năm tháng ngồi mục xương trên ghế nhà trường, tôi vẫn luôn tự vấn những gì mình đang cố học sẽ có ích cho mình sau này hay không? Khi hỏi các bạn bè của mình câu hỏi ấy, có nhiều người đưa ra câu trả lời là có, với lý do như: rèn luyện tư duy logic, có kiến thức về văn hoá và đời sống, rèn tính chăm chỉ, kỷ luật, khả năng chịu áp lực. Đó là những ý kiến hoàn toàn đúng.
Nhưng đặt trong thời đại hiện tại, những điều đó có còn đủ không?
Thời điểm mộc học sinh tốt nghiệp lớp 12 là lúc 18 tuổi, nếu là ở các nước khác thì đây là lúc một người chính thức bước chân vào đời rồi. Lên một thành phố lớn, để học đại học, rời xa vòng tay gia đình, bắt đầu chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Ấy vậy mà tôi thấy nhiều bạn trẻ hoàn toàn bỡ ngỡ vơi cuộc sống vì chưa được trang bị bất kì kỹ năng cần thiết nào cả, rồi tự đó họ buôn thả bản thân, sống trong vô định, ngày qua ngày lập đi lập lại chỉ có ăn ngủ và tìm thứ tiêu khiển. Hiện tượng NEET đang ngày càng phổ biến cũng vì lí do đó.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó là họ không biết làm gì với cuộc sống của chính mình, những kỹ năng cần thiết như:
Tự đưa ra quyết định
Tự học
Quản lý thời gian
Quản lý tài chính
Chẳng có gì trong số đó là được dạy ở trường cả. Ngồi mòn đích trên ghế nhà trường 12 năm, đến khi ra đời thì không khác gì một đứa trẻ mới lọt lòng mẹ sẽ phải tự thân mò mẫn mọi thứ lại từ đầu, trong quá trình ấy sẽ có nhiều người lạc lối.
Chứng kiến thực trạng đấy khiến tôi phải tự hỏi: "Chẳng phải mục đích của giáo dục là giúp chúng ta có một cuộc sống tốt hơn từ đó xây dựng lên một xã hội vững mạnh sao?"
Chúng ta cứ mãi làm các cuộc đổi mới chương trình định kì, nhưng lại chả bao giờ giải quyết gốc rễ vấn đề mà chỉ đang cắt cỏ ở ngọn. Thay vì tập trung xây dựng hệ thống giáo dục lấy sự phát triển của một người làm trung tâm, mà ta chỉ đang tập trung vào các thành tích, các con số mà những học sinh có thể đạt được. Chẳng ai quan tâm đến việc các học sinh có cần những gì để phát triển, mà chỉ tìm cách "chạy số".
Kết quả việc "đam mê chạy số" là dù hàng năm tỉ lệ có việc làm của các trường đại học luôn từ 97% trở lên. Nhưng hơn phẩn nửa các anh chạy xe ôm công nghệ tôi có nói chuyện đều có một tấm bằng cử nhân treo ở nhà, nhiều cơ sở gia công ghi nhận số lượng cử nhân làm gia công không ngừng tăng. Đây chắc là nâng cao chất lượng lao động mà chúng ta đã nói tới?
Đây rõ ràng không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Thế giới đang thay đổi quá nhanh nên cũng đã tới lúc ta thay đổi góc nhìn của mình. Muốn tốt lên thì phải dám thẳng thắng nhìn lại và thay đổi những thứ không còn phù hợp.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất