Giải mã sức mạnh địa lý của Thanh Hóa
Thanh hóa vùng đất lịch sử gắn liền với câu nói “vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ” là nơi phát tích 4 vương triều 2 dòng chúa bao gồm: Nhà Tiền Lê, Nhà Hậu Lê, Nhà Hồ, Nhà Nguyễn và 2 dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn
Xét về địa hình Thanh Hóa, địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây - Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển.
Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
Phía Nam giáp với các tỉnh Nghệ An
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp Lào và các ngọn núi cheo leo hiểm trở
Điều đặc biệt ở đây phải nói đến vùng đồng bằng sông Mã được bồi lấp phù sa bởi sông Hồng, sông Chu, sông Mã, đây là vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ đứng thứ 3 của Việt Nam chỉ sau đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào địa lý có thể lý giải tại sao Thanh Hóa là nơi phát tích nghiệp Đế Vương của Việt Nam đặc biệt là khi người Việt bị phương Bắc đô hộ hoặc đàn áp thì các cuộc khởi nghĩa diễn ra ở những khu vực này lại mạnh mẽ nhất và có khả năng thành công cao nhất
Xét Về Mặt Địa Lý Chiến Lược
Phía bắc
Đầu tiên chúng ta đều thấy phía tây-bắc của Thanh Hóa giáp lần lượt giáp với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Chúng ta đều biết Sơn La và Hòa Bình đều là các tỉnh có núi non trùng điệp hiểm trở không dễ dàng cho một đạo quân có thể di chuyển từ phía bắc xuống Thanh Hóa bằng con đường này chỉ duy nhất còn tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình được ngăn cách với Thanh Hóa qua dẫy Tam Điệp trung tâm của Ninh Bình trong quá khứ là cố đô Hoa Lư khu vực này từng được vua Đinh Tiên Hoàng nhận xét như sau:
"Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả...”
Quân ta dựa vào địa thế hiểm trở của Hoa Lư và Ninh Bình có thể đánh du kích các đạo đến từ phương bắc từ đó bảo vệ được vùng đồng bằng chiến lược là đồng bằng sông Mã từ đó cung cấp đảm bảo hậu cần lương thực cho cả đạo quân khởi nghĩa. Vị thế đặc biệt quan trọng của Ninh Bình từng được các vị vua sáng nghiệp nhà Đinh, Tiền Lê đặc biệt coi trọng và củng cố xây dựng. Chỉ cần chiếm được Ninh Bình nam có thể kiểm soát cô lập đồng bằng sông Mã, bắc có thể chống địch mở đường tiến đánh vùng đồng sông Hồng
Có thể coi Ninh Bình với dẫy Tam Điệp và Hoa Lư chính là bức tường thành kiên cố bảo vệ cho Thanh Hóa khỏi sự xâm phạm
" Dãy Tam Điệp trong bài viết không chỉ mỗi dẫy núi có địa danh Tam Điệp mà chỉ toàn bộ tổ hợp các dãy núi, đồi chắn phía trước Thanh Hóa"
Vùng trung tâm Thanh Hóa- đồng bằng sông Mã
Khu vực trung tâm là đồng bằng sông Mã là vùng đồng bằng màu mỡ thứ 3 của Việt Nam trong quá khứ là thứ 2 lương thực từ đây có thể nuôi dưỡng một quân đội khổng lồ sẵn sàng bắc chinh để chiếm lại Thăng Long từ tay kẻ thù. Tuy nhiên không phải chưa từng có chuyện quân đội khởi nghĩa từng thất thủ tại Ninh Bình vị thế chia cắt của Thanh Hóa lại một lần nữa phát huy khi quân đội có thể rút lên các vùng rừng núi hiểm trở ở phía Tây. Một lần nữa vấn đề lương thực lại trở thành một rào cản lớn khi quân lương phải hành quân qua Ninh Bình vai trò rừng núi tại đây lại một lần nữa phát huy tác dụng khi các đạo quân du kích có thể cắt đứt đường quân lương qua đây cô lập cả một đạo quân rộng lớn lại tại Thanh Hóa khi ý chí quân địch mỏi mệt. Quân khởi nghĩa có thể kéo từ phía Tây, Bắc, Nam đánh xuống tạo thế gọng kìm vô hiệu hóa mọi sức mạnh của quân địch
"Dấu X màu vàng được đánh dấu là Lam Kinh là kinh đô của nhà Lê trung hưng trong thời gian chiến tranh Nam-Bắc triều. Nếu thế lực nhà Mạc quá mạnh đánh chiếm được Thanh Hóa quân Lê trung hưng có thể rút lui lên các dãy núi phía tây"
Phía Nam giáp Nghệ An-Hà Tĩnh
Trong lịch sử 2 tỉnh này từng là một nên gọi chung là Nghệ An. Khu vực Nghệ An được coi như vùng đất cằn cỗi bậc nhất Đại Việt ( có lẽ là cả VN ) nhưng lại sở hữu dân số nhiều thứ 2 chỉ sau vùng đồng bằng sông Hồng, chính vì vùng đất cằn cỗi đó nên đã sinh ra những con người được tôi luyện có ý chí và sức chịu đựng hơn người nếu so với các khu vực khác, các đội quân thiện chiến bậc nhất trong lịch sử đều sản sinh từ đây. Trong quá khứ đây là khu vực giáp với nước Lâm Ấp là biên cương của Đại Việt cách nhau bởi dẫy đèo Ngang, chỉ cần một đạo quân đủ tinh nhuệ trấn giữ nơi đây có thể ngăn chặn việc hoàn toàn việc bị tấn công từ bên kia đèo Ngang bảo vệ tuyệt đối được khu vực Thanh Nghệ từ phía nam.
Khu vực này được coi như một người trấn giữ vạn người khó qua. Thời chiến tranh Mạc-lê nhà Mạc đã đưa hơn 1 vạn quân từ biển vào đây để kiểm soát khu vực này với mong muốn tạo thế gọng kìm nhà Lê đồng thời cắt đứt khả năng tuyển quân của và ngăn Lê triều phục hưng. Đây chính là địa bàn chiến lược quan trọng giành giật nhau của hai nhà nhà trong thời đại Nam-Bắc triều.
Việc Quang Trung dừng ở Nghệ An tuyển quân đã không còn gì xa lạ với mọi người
Phía Đông
Phía đông Thanh Hóa giáp biển Đông muốn đưa quân theo đường thủy đánh xuống Thanh Hóa là việc vô cùng khó bởi ở đây có rất ít cửa sông đủ lớn cho các chiến thuyền lớn, việc hành quân rất dễ bị đoán trước và phát hiện. Muốn xâm nhập vào đây cách dễ nhất là tiến công từ cửa sông Mã tuy nhiên việc này quá dễ đoán chỉ cần bày binh bằng hỏa pháo hay cung tên thì các chiến thuyền hoàn toàn sẽ thành bia tập bắn cho các đạo quân phòng thủ. Trong trường hợp có chuẩn bị kỹ lưỡng hơn việc bày trận các cọc nhọn sẽ chặn đứng con đường xâm nhập duy nhất này việc đánh từ phía đông vào Thanh Hóa coi như thất bại.
" Dấu x đỏ là cửa sông Mã"
Qua bài phân tích trên tác xin chia sẻ một vài hiểu biết của bản thân để lý giải một cách dễ dàng và khoa học nhất tại sao vùng đất Thanh Hóa có vị trí địa lý chiến lược quan trọng như vậy.
" Bài viết đã chỉnh sửa để bổ sung thêm vài phần còn thiếu "
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất