Giai đoạn thứ tư của toàn cầu hóa (dịch)
Một hình thái thương mại mới đang tái định hình thế giới của chúng ta, và nó được định hướng bởi sự vận động của các bit và byte, không phải bởi hàng hóa, trên toàn cầu.
Được dịch từ bài viết “A fourth globalisation” của tác giả Marc Levinson trên Aeon (Link gốc tại đây)
Nếu toàn cầu hóa phải có một meme nào đó, những công-ten-nơ (ND: tôi sẽ viết nguyên container vì nó ngắn) vận chuyển hàng hải có lẽ là một lựa chọn khả dĩ. Được chất đống trên những boong tàu của những con tàu viễn dương to lớn và xếp chồng lên nhau sâu trong hầm chứa, những cái hộp thép đơn giản này, thường dài khoảng 40 feet và cao khoảng 8 feet, trở thành biểu tượng cho một kỷ nguyên mà ở đó số lượng hàng hóa khổng lồ vận chuyển vòng quanh thế giới với một mức giá không đáng kể. Những người mua hàng ở mọi nơi có thể chọn giữa các hàng hóa đa dạng chủng loại chưa từng có. Cho dù họ có nhâm nhi rượu chardonnay từ California hay từ Úc, hay giày chạy bộ có ren được sản xuất ở Indonesia hơn là một đôi giày được nhập khẩu từ Ấn Độ, chi phí vận chuyển hàng hóa qua hàng ngàn dặm hiếm khi ảnh hưởng những quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Hơn 5000 tàu container đã đi qua các đại dương ngày nay, và chúng không hề gặp phải nguy cơ biến mất. Nhưng bất chấp sự bùng nổ tạm thời của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy thương mại hàng hóa, hàng hóa mà những con tàu khổng lồ này chuyên chở đang dần trở nên ít quan trọng hơn khi mà nền kinh tế thế giới đã được tái định hình bởi một hình thái toàn cầu hóa mới mẻ. Qua thời gian, toàn cầu hóa sẽ dần dần có ít sự liên quan hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa nguyên vật liệu qua các đường biên giới và liên quan nhiều đến các dịch vụ và ý tưởng thương mại. Điều này sẽ tạo ra những kết quả quan trọng đối với người lao động, các cộng đồng và sức khỏe nền kinh tế của các quốc gia.
Toàn cầu hóa bản thân nó không phải một hiện tượng mới mẻ. Nguồn gốc của nó được phát hiện trong sự biến đổi về mặt tri thức bắt đầu vào năm 1817, khi mà nhà tài chính người Anh David Ricardo đã giải thích làm thế nào mà một quốc gia có thể đạt được lợi ích từ việc nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Ricardo đã phá bỏ hàng thế kỷ của kinh tế chính thống bằng việc thể hiện niềm tin của chủ nghĩa trọng thương rằng sự giàu có đến từ nhập khẩu chỉ các nguyên vật liệu thô và xuất khẩu những hàng hóa đã hoàn thiện là một điều ngụy biện.
Khi chủ nghĩa tư bản công nghiệp xuất hiện khoảng 1830, những ý tưởng của Ricardo đã đưa ra lời biện hộ cho những quốc gia giảm thiểu các rào cản để nhập khẩu. Với những phát minh như điện tín và tàu hơi nước vượt đại dương cung cấp thông tin tốt hơn và những sự kết nối đáng tin cậy hơn, ngoại thương trở nên hưng thịnh. Đầu tư nước ngoài cũng vậy, khi tiền của Châu Âu tài trợ cho các nhà máy thép ở Mỹ, những đường ray ở Argentina và các mỏ vàng ở Nam Phi. Cũng như một số lượng người lớn chưa từng có di chuyển qua các đường biên giới.
Theo một nghĩa nào đó, điều này đại diện cho toàn cầu hóa, dù thuật ngữ không được sử dụng hồi đó. Nhưng hội nhập kinh tế thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 không là gì so với toàn cầu hóa mà ta biết ngày nay. Vì thứ nhất, nó tập trung rất nhiều ở châu Âu, nơi chịu trách nhiệm cho khoảng ba phần tư thương mai xuyên biên giới và hầu hết tất cả những khoản đầu tư nước ngoài. Một lý do khác, phần lớn thương mại quốc tế liên quan đến hàng hóa số lượng lớn – cà phê, đồng, than đá – với những hàng hóa đã được sản xuất chỉ chiếm một vai trò nhỏ.
Cuộc toàn cầu hóa lần đầu tiên này đã bị đình trệ vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914. Hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc Đại Suy thoái đã gây ảnh hưởng xấu tới trao đổi quốc tế trong ba thập kỷ tiếp theo.
Cuối những năm 1940, phe Đồng minh thắng lợi trong Thế chiến II tìm cách để tái khởi động lại nền kinh tế toàn cầu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại và ổn định tỷ giá hối đoái. Giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa này được điều hướng bởi các đợt cắt giảm thuế quan. Ngoài Hiệp Định chung về Thuế quan và Thương mại, được ký vởi 23 quốc gia năm 1947 và sau này được chấp thuận bởi hàng tá các quốc gia khác nữa, có những sự sắp xếp quan trọng để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa những nhóm nhỏ các nước, ví dụ như Hiệp ước sáu nước của Rome đã thành lập nên Cộng đồng Kinh tế Châu Âu năm 1957, hiệp định bảy nước năm 1960 thành lập Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu, và hiệp ước năm 1965 đã loại bỏ các thuế quan trong trao đổi ô tô giữa Mỹ và Canada. Trao đổi tự do hơn khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng của nhà máy: năm 1957, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất thế giới bằng nhau, và đến 1960 đã vượt quá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nguyên liệu thô lần đầu tiên, dù cho sự phát triển của thương mại xăng dầu.
Tuy nhiên, mô hình thương mại mở rộng vẫn giống nhiều những thập kỷ trước đó. Các hàng hóa được sản xuất, cũng như đầu tư nước ngoài, chảy chủ yếu giữa các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, những nền kinh tế giàu có nhất từ trước Thế chiến thứ hai. Theo cách nói của thời đại, những nước đó được biết đến như “Phía Bắc”, “trung tâm” hay các nền kinh tế “đã phát triển”, phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị của người nói. Thương mại quốc tế nhìn chung đã phổ biến ở phía Bắc trong suốt thập niên 1960, khi các nhà máy thêm hàng triệu công việc được trả lương cao.
Xuất khẩu nguyên vật liệu thô đã không còn tạo ra đủ ngoại tệ để trả nợ
Cùng lúc đó, nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh hầu như không kết nối tới nền kinh tế thế giới. Các quốc gia đang phát triển ở châu Á, ước tính, cung cấp ít hơn 1 phần trăm sản lượng hàng khô xuất khẩu thế giới vào năm 1967. Các nước Mỹ La-tinh và châu Phi – “phía Nam” hay “Ngoại vi”, như họ vẫn thường được gọi – tham gia vào toàn cầu hóa kể từ cuối những năm 1940 đến những năm 1980 chủ yếu bằng việc cung cấp nguyên vật liệu thô cho các nước “phát triển”, nhập khẩu các loại hàng đã được sản xuất của họ và vay mượn tiền từ họ. Có thể hiểu rằng, những chính phủ và công dân các nước đó thường cảm thấy rằng họ đang kết thúc dần mối quan hệ bóc lột. Nhiều nước đã cố sử dụng các khoản vay nước ngoài để mở rộng các khu vực sản xuất với hi vọng thúc đẩy năng suất và thoát khỏi cái bẫy thu nhập thấp. Với rất ít ngoại lệ, đặc biệt là Hàn Quốc, những nỗ lực trên đã không diễn ra ổn thỏa, để lại những gánh nặng nợ nần khổng lồ và các nhà máy kém hiệu quả, những thứ đã không thể chống đỡ nổi trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
Đến năm 1979, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương khác đã bắt đầu tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát tràn lan. Các quốc gia đang phát triển với những khoản nợ ngoại tệ nặng nề đang cảm thấy bị siết chặt. Sự bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài ở Mexico năm 1982, theo sau là các cuộc khủng hoảng nợ tại các nước từ Peru tới Ba Lan, đột ngột kết thúc giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa. Xuất khẩu nguyên liệu thô của các quốc gia mắc nợ không còn tạo ra đủ ngoại tệ để trả nợ, và nhu cầu cho đồng Đô-la khiến họ không thể tiếp tục tiêu thụ các hàng hóa đã sản xuất của các quốc gia giàu có. Toàn cầu hóa – thuật ngữ chưa được sử dụng phổ biến – đã rời xa. Như một phần của sản lượng toàn bộ nền kinh tế thế giới, xuất khẩu đã giảm bốn điểm phần trăm đáng kinh ngạc giữa năm 1980 và 1986, và dòng chảy vốn nước ngoài vào các doanh nghiệp và nhà máy đã bị ngưng lại. Hơn 100 quốc gia đã khởi động các đàm phán thương mại phức tạp, được biết đến như Vòng đàm phán Uruguay, với nỗ lực hồi sinh thương mại quốc tế.
Đầu tư nước ngoài đã được chọn vào năm 1986, và thương mại quốc tế theo sau đó một năm. Những xu hướng này không đáng kể lắm; theo lịch sử, thương mại thường phát triển chậm trong các thời kỳ nền kinh tế khó khăn và tăng trưởng trở lại vào thời kỳ thịnh vượng. Nhưng trong khi sự tập trung của thế giới đang được hướng vào sự sụp đổ của đế chế Đông Âu của Liên Xô và rồi là bản thân Liên Xô, mô hình thương mại quốc tế đang tiến hóa ngoài kỳ vọng nhờ vào sự kết hợp của ba yếu tố ít được chú ý.
Đầu tiên trong những sự thay đổi đó là vận chuyển container. Sử dụng các container bằng thép to lớn để chuyên chở hàng hóa trên tàu đã bắt đầu ở Mỹ vào năm 1956, và, tới 1977, khi dịch vụ bắt đầu giữa Anh Quốc và Nam Phi, các tàu container chạy khắp các tuyến đường thương mại chính. Sau khi Mỹ bãi bỏ dịch vụ vận tải đường sắt vào năm 1980, các chuyến tàu chuyên dụng không trở gì ngoài các container xếp chồng lên nhau hai tầng bắt đầu vận chuyển hàng nhập khẩu từ Los Angeles và Seattle tới các điểm nội địa như Chicago và thành phố Kansas ở mức giá rất thấp. Sức chứa tàu container đã to lên, tăng 29% giữa năm 1985 và 1987. Hàng trăm các công ty mọc lên để cung cấp dịch vụ đa phương thức tận nơi, sắp xếp các chuyển vận tải đường biển, tàu và xe tải. Đây là một điều lạ thường: lần đầu tiên, những người vận chuyển có thể sắp xếp để vận chuyển hàng hóa của họ từ Singapore tới St Louis với chỉ một cuộc điện thoại, thanh toán bằng một tấm séc, và kỳ vọng rằng chuyến hàng sẽ tới nơi đúng thời gian đã hẹn.
Sự thay đổi lớn thứ hai là việc chi phí dịch vụ viễn thông giảm đáng kinh ngạc. Trong lịch sử, các cuộc gọi quốc tế rất đắt đỏ, thường là nhiều đô-la trên mỗi phút, các cuộc trao đổi kinh doanh thường được diễn ra bởi telex, một hệ thống máy đánh chữ điện tử đóng vai trò truyền tải giá cả và số lượng, chứ không dùng để thảo luận các quyết định chiến lược phức tạp. Nhờ vào việc bãi bỏ quy định và cáp ngầm mới, chi phí một cuộc gọi quốc tế đã giảm đi, và số phút gọi các cuộc gọi quốc tế từ Mỹ cũng đã tăng gấp ba lần giữa năm 1980 và 1987. Giá cước còn giảm thấp hơn nữa sau khi khánh thành tuyến cáp quang đầu tiên bắc qua Đại Tây dương năm 1988 và một cái cáp tương tự giữa Mỹ và Nhật Bản một năm sau đó. Bây giờ, trụ sở của các tập đoàn ở các quốc gia giàu có có thể theo dõi các công ty con và các nhà cung cấp ở xa theo một cách mà trước đây là không thể.
Cuối cùng, chi phí điện toán đã giảm đi trong những năm 1980. Khi những chiếc máy tính trở nên có khả năng xử lý những lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và đưa ra kết quả trên màn hình máy tính nhanh hơn những bản in dày cộp, phần mềm xuất hiện để giám sát các sắp xếp hậu cần. Giờ đây, một công ty ở Chicago có thể có được dữ liệu thời gian thực về khối lượng sản xuất và mức tồn kho của một nhà cung cấp ở Hồng Công, cho phép công ty phối hợp các hoạt động ở nước ngoài chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Ba thay đổi trên đã giải phóng các công ty để tạo nên các sản phẩm thâm dụng lao động bất cứ đâu mà chi phí sản xuất và vận tải có lợi nhất, di chuyển đầu vào từ nước mẹ để lắp ráp bởi nguồn lao động giá rẻ từ nước ngoài. Nhờ vào việc loại bỏ kiểm soát các hàng rào như Liên Minh Châu Âu năm 1987, việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ gây tranh cãi năm 1992, và xúc tiến hiệp định Vòng Đàm phán Uruguay giữa 123 quốc gia năm 1994, các loại thuế quan nhập khẩu dành cho nhiều mặt hàng đã giảm xuống gần 0, giải phóng hầu hết các doanh nghiệp quốc tế từ những lo lắng về việc thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển hàng hoá xuyên biên giới như thế nào.
Trao đổi các hàng hóa đã sản xuất đạt đỉnh vào năm 2008. Dòng chảy đầu tư vào các doanh nghiệp và các nhà máy nước ngoài đã bị ngưng lại cùng năm.
Những sự phát triển này đã làm nền kinh tế thế giới chuyển mình. Sự xuất hiện giai đoạn thứ ba của toàn cầu hóa, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh gấp đôi đầu ra của nền kinh tế toàn cầu, và việc sản xuất nằm ở trung tâm của câu chuyện. Các lô hàng từ nhà máy đã chiếm đến gần như một nửa giá trị thương mại thế giới vào đầu những năm 1980; đến cuối những năm 1990, thị phần của họ là ba phần tư. Nhưng khi càng nhiều các container bắt đầu làm tắc nghẽn các bến tàu trên thế giới, ngày càng nhiều trong số đó chứa các mặt hàng chưa hoàn thiện sẵn sàng cho các kệ hàng của nhà bán lẻ, mà là nguyên vật liệu và linh kiện công nghiệp – hàng hóa trung gian theo cách gọi của các nhà kinh tế – xuất khẩu để chế biến thêm. Đến cuối những năm 1990, các bộ phận và linh kiện, từ những chiếc khóa kéo Nhật Bản được may thành quần áo ở Trung Quốc tới chất bán dẫn do Mỹ sản xuất gửi đi thử nghiệm và đóng gói tại Malaysia, chiếm khoảng 29% thương mại quốc tế. Những chuỗi cung ứng dài phía trên – cùng các nhà máy bỏ không và những người lao động công nghiệp bị thay thế mà họ bỏ lại phía sau ở các nước giàu có – trở thành biểu tượng của toàn cầu hóa.
Nhưng trong khi các chuyến tàu container và những chiếc máy tính khiến nó trở nên dễ dàng hơn cho các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ mở rộng chuỗi cung ứng của họ tới hầu hết các địa điểm có khả năng tiếp cận tốt tới các cảng và đường dây điện thoại, toàn cầu hóa vẫn chưa thực sự là toàn cầu. So với quy mô nền kinh tế trong nước, các nhà xuất khẩu nhiệt thành ở Hàn Quốc tạo ra sản lượng xuất khẩu gấp ba lần Pakistan và Brazil. Một số các quốc gia có thu nhập thấp – điển hình như Trung Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Việt Nam và một vài các quốc gia Đông Âu – xuất hiện như những nhà sản xuất các sản phẩm gia công quy mô lớn cho thị trường thế giới, trong khi ở các quốc gia thu nhập thấp khác, đặc biệt là ở châu Phi, những điều luật thất thường và nguồn cung cấp năng lượng không đáng tin đã khiến nhiều nhà máy địa phương không thể tồn tại.
Giám đốc điều hành của các công ty lớn đã tiết kiệm được nhiều khi chuyển đổi sản xuất ra nước ngoài. Nhưng hiếm khi có bất kỳ sự chú ý nào đối với những rủi ro xuất hiện từ số lượng tuyệt đối các công ty có thể tham gia vào bất kỳ chuỗi cung ứng cụ thể. Thông thường, một công ty thương hiệu ở đỉnh của chuỗi có khá ít thông tin bên trong của các nhà cung cấp của nhà cung cấp của họ, một số liên kết bên dưới. Các bean counter (ND: người tiết kiệm và để ý từng danh mục chi tiêu của công ty để cắt giảm chi phí) những người vui vẻ kiếm được một số đô-la trên mỗi món đồ tiết kiệm được bằng việc may một cái áo ở Bangladesh hay gia công một cái pít tông ở Trung Quốc thường bỏ qua việc điều chỉnh số liệu của họ về chi phí cơ hội nếu hàng hóa không đến đúng giờ hay nếu hành vi của nhà cung cấp làm suy giảm danh tiếng của công ty bán thành phẩm.
Là một phần của nền kinh tế thế giới, thương mại hàng hóa đã sản xuất đạt đỉnh giữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Dòng chảy đầu tư vào các doanh nghiệp và các nhà máy ngưng lại cùng năm. Sự tạm dừng đột ngột quá trình toàn cầu hóa này được cho là tạm thời; trong quá khứ, thương mại và đầu tư luôn luôn hồi phục khi xuất hiện tăng trường kinh tế. Lần này, mô hình rất khác. Thương mại và đầu tư được phục hồi trong năm 2010 và 2011, nhưng rồi bắt đầu kém hiệu quả. Trong sự thay đổi mô hình thần kì giữa năm 1987 và 2008, nó đang làm chậm lại thay vì dẫn đầu nền kinh tế thế giới.
Nói cách khác, hình thái toàn cầu hóa đã tái định hình nền kinh tế thế giới kể từ cuối những năm 1980 đang suy yếu dần trước những lo ngại về toàn cầu hóa kích động cuộc bầu cử Anh Quốc năm 2016 để rút khỏi EU và việc bầu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vài tháng sau đó. Những con số ban đầu đáng để suy ngẫm. Nếu xuất khẩu hàng hóa sản xuất chiếm tỷ trọng tổng sản lượng thế giới vào năm 2019 bằng với năm 2008, thương mại quốc tế sẽ lớn hơn gần 2 nghìn tỷ đô la. Nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng ở năm 2019 như vào năm 2007, 3 nghìn tỷ đô la sẽ được bơm thêm vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một động lực tạm thời cho xuất khẩu hàng hóa vì người tiêu dùng không thể tận hưởng các chuyến nghỉ mát và những chiếc vé hòa nhạc mà thay vào đó là dành cho đồ nội thất và chế biến thực phẩn, nhưng xu hướng lâu dài là không đổi. Có khả năng là sự di chuyển của các bit và byte, không phải các container bằng thép, sẽ định nghĩa giai đoạn tiếp theo của toàn cầu hóa.
Về văn hóa, sự chuyển đổi này là điều dễ thấy. Với chỉ chiếc điện thoại thông minh trên tay, một công dân của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tiếp nhận các ý tưởng tôn giáo, các bài hát bằng ngôn ngữ ít được nói, và các tấm ảnh đời thường được chụp bởi các nhà quay phim nghiệp dư cách xa nửa vòng trái đất. Không còn một điều dường như là bất thường khi những người hâm mộ ở Trung Quốc xem một tiền đạo người Argentina ghi bàn cho một câu lạc bộ nước Anh được sở hữu bởi một thành viên của gia đình hoàng tộc Ả Rập.
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù những kết quả của sự chuyển đổi này sẽ khó để đo đạc. Nó vẫn quan trọng. Trong hầu hết mọi quốc gia, tính toán sản lượng xuất nhập khẩu đóng vai trò nền tảng trong chính trị thương mại. Các biểu tượng vật lý có tầm quan trọng không tương xứng; các chính trị gia thường thực hiện các chuyến thăm mang tính chiến dịch tới các nhà máy sản xuất máy bơm hoặc máy in, phớt lờ thực tế rằng các sản phẩm của nhà máy dựa vào phần mềm hoặc chất bán dẫn nhập khẩu. Thương mại cân bằng giữa hai quốc gia là vô nghĩa khi, nhờ vào những chuỗi cung ứng toàn cầu, phần nhiều giá trị trong xuất khẩu một quốc gia có thể đến từ các thiết kế , các linh kiện và các ý tưởng tiếp thị được nhập khẩu, nhưng thống kê thương mại định hình nên đánh giá công chúng về sức khỏe nền kinh tế nội địa và sự công bằng của chính sách kinh tế.
Dữ liệu thương mại hàng hóa thì không hề hoàn hảo, nhưng ít nhất các quan chức hải quan nắm bắt được thông tin về số lượng và giá trị mỗi khi tàu trở dầu cập bến hay một chuyến xe tải đi qua biên giới. Một vài loại dịch vụ thương mại cũng chịu trách nhiệm việc thu thập dữ liệu. Khi một công dân Canada mua một vé máy bay trên Air France, số tiền thanh toán sẽ được đăng ký chính xác như một khoản nhập khẩu dịch vụ ở Canada và một khoản xuất khẩu dịch vụ ở Pháp. Khi một người đăng ký Netflix ở Nhật Bản xem một bộ phim Đan Mạch, dịch vụ sẽ xuyên qua các biên giới theo một cách có thể được đo đạc.
Các kỹ sư bị mất việc không yêu cầu hỗ trợ của chính phủ dành cho các công nhân nhà máy bị di dời
Rất nhiều các dịch vụ, tuy vậy không thể đếm hay theo dõi được một cách dễ dàng. Giả sử một ngân hàng đầu tư ở Luân Đôn có “back office” ở Mumbai. Khi một nhà giao dịch ở Luân Đôn mua một trái phiếu, hàng ngàn byte dữ liệu chảy từ Anh Quốc tới Ấn Độ, nơi mà các nhân viên ngân hàng thực hiện việc xác nhận, sắp xếp thanh toán, và duy trì truy cập hồ sơ cho các đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới. Dữ liệu bản thân chúng không có giá trị mà có thể được ghi lại trong thống kê nhập khẩu Ấn Độ. Không một chính phủ nào ghi lại bao nhiêu byte chảy theo cả hai hướng, hay số lượng lao động Anh hoặc Ấn Độ cần thiết để thực hiện công việc. Như các nhà thống kê chính phủ lo lắng, không có giao dịch nào thì không có hoạt động thương mại nào diễn ra.
Ở một mức độ thương mại thậm chí có thể còn khó đo lường hơn khi nhắc tới các trang Facebook. Các banner quảng cáo khó chịu nhấp nháy trên màn hình điện thoại của người dùng có lẽ đã được đăng lên bởi một máy chủ vật lý đặt tại một quốc gia này, và sự thật rằng việc người dùng nhấp vào quảng cáo có thể bị ghi lại bởi một máy chủ đặt ở một quốc gia khác nữa. Các giao dịch bị phân chia này đều liên quan tới các dịch vụ quảng cáo được luân chuyển qua các đường biên giới, nhưng lại không hề để lại dấu vết ở bất kỳ thống kê thương mại của quốc gia nào.
Giữa những điều không chắc chắn như vậy, sẽ trở nên khó khăn để nhận biết liệu có bất kỳ cộng đồng hay bất kỳ một nhóm người lao động nào bị bỏ lại phía sau giữa sự tăng trưởng của các dịch vụ thương mại hay không. Điều này quan trọng. Trong trường hợp vấn đề là nhập khẩu hàng hóa, hay hàng rào của quốc gia khác trong xuất khẩu hàng hóa, các chính phủ thường đau đầu trong việc giúp đỡ các công nhân và ngành công nghiệp trong nước. Đối với các ngành dịch vụ, sẽ khó để làm được như vậy.
Mỗi chính phủ đều xác định các sản phẩm và ngành công nghiệp được xem là “nhạy cảm” và do đó xứng đáng có được sự hỗ trợ đặc biệt. Mặc dù mức thuế quan trung bình nước này thì cực kỳ thấp, nhưng Mỹ vẫn ngăn chặn hiệu quả xe bán tải do nước ngoài sản xuất bằng cách giảm 25% giá trị của mỗi chiếc xe nhập khẩu. Theo các hiệp định quốc tế, nếu một chính phủ xác định rằng hàng nhập khẩu được trợ giá hay hàng nhập khẩu được bán dưới mức đang làm tổn hại tới nền công nghiệp trong nước, nó có thể trả đũa với các nghĩa vụ trừng phạt vào các hàng hóa nhạy cảm; Liên minh châu Âu đã làm như vậy vào tháng ba 2021, tăng giá các sản phẩm nhôm sản xuất tại Trung Quốc lên hơn một phần ba. Bộ công cụ tiêu chuẩn cũng bao gồm các hạn ngạch thuế suất kết hợp, như là chính sách Trung Quốc đặt ra mức thuế 15% đối với một lượng đường nhập khẩu giới hạn nhưng đánh thuế 50% đối với bất kỳ thứ gì khác. Các hành động kể trên có thể bảo vệ các ngành công nghiệp được cho là quan trọng đối với an ninh quốc gia, bảo vệ các khu vực bầu cử chính trị quan trọng khỏi thất nghiệp, và ủng hộ bạn bè và gia đình.
Không cách nào trong các đo đạc trên phủ hợp với các dịch vụ. Khi một nhà sản xuất ở Mỹ gửi những thiết kế cũ ra nước ngoài để được chuyển đổi sang các bản vẽ kỹ thuật hiện đại, thuế quan Mỹ chỉ áp dụng khi các bản vẽ được sử dụng để sản xuất các hàng nhập khẩu; nếu các công ty soạn thảo nước ngoài chỉ gửi các bản vẽ thông qua email về Mỹ, không có thuế quan nào được áp dụng. Nếu công việc “gia công” này loại bỏ các công việc kỹ thuật tương tự ở Mỹ, sẽ không có hồ sơ nào cho thấy nhập khẩu có liên quan. Các kỹ sư bị mất việc này sẽ không yêu cầu tới các loại hỗ trợ chính phủ thường được dùng cho các công nhân nhà máy bị di dời. Bảo vệ việc làm, hay có lẽ là toàn bộ nơi làm việc, bằng việc tăng thuế quan hay đưa ra một hạn ngạch cho nhập khẩu các bản vẽ kỹ thuật không phải một lựa chọn thực tế.
Ngoại trừ lĩnh vực vận tải, nơi mà các hãng hàng không và tàu biển quốc tế có thể thuê thêm các đội thành viên từ các nước thu nhập thấp và gửi công việc bảo trì ra nước ngoài, toàn cầu hóa các dịch vụ dường như không làm thay đổi nhiều lao động cho đến nay. Một lý do có thể là các loại hình người lao động công nghiệp – dịch vụ mà công việc của họ có thể dễ dàng làm được ở nước ngoài nhất, từ những nhà làm phim tới nhân viên kế toán, thì khả dĩ hơn người lao động trong các nhà máy để có các kĩ năng hữu ích trong nhiều loại công viêc.
Khi giai đoạn tiếp theo của toàn càu hóa phát triển, không nghi ngờ gì nó sẽ để lại một vài quốc gia và một vài cộng đồng ở lại phía sau. Một nơi mà thiếu các kết nối internet mạnh mẽ hay một lực lượng lao động ứng dụng công nghệ sẽ có ít khả năng thành công về kinh tế; không có gì ngạc nhiên khi các chính trị gia Hoa Kỳ tranh luận về “cơ sở hạ tầng” dành nhiều thời gian để thảo luận về việc mở rộng dịch vụ băng thông cũng như các đường cao tốc tốt hơn. Nhưng cuộc toàn cầu hóa lần thứ tư dường như ít khả năng giết chết các công việc trong ngành dịch vụ của các nước thu nhập cao hơn là giữ mức thu nhập, vì nhiều hoạt động số có thể dễ dàng được chuyển từ một địa điểm tới một địa điểm khác nếu sự chênh lệch chi phí lao động khiến điều đó đáng để làm.
Điều này có lẽ đang diễn ra rồi. Theo dữ liệu ở Mỹ, thu nhập trong các ngành như xuất bản phần mềm, chương trình máy tính và thiết kế đồ họa đang bị ngưng lại ở một vài loại công việc, có lẽ là bởi nó tương đối dễ dàng cho các doanh nghiệp để chuyển các công việc số này ra nước ngoài mà không cần người lao động ở nước họ nhận thấy hậu quả. Trộm cắp tài sản trí tuệ, như sao chép âm nhạc hay chương trình máy tính mà không có sự cho phép của người sáng tạo, có thể trở thành một vấn đề thương mại quan trọng hơn là thuế suất hay trợ cấp cho các thợ luyện thép.
Trong những năm 2010, các nhà lãnh đạo quốc gia, thường bị thúc đẩy bởi các mệnh lệnh chính trị trong nước của bản thân họ, đã thực hiện nhanh chóng việc dỡ bỏ các bộ phận quan trọng của tòa lâu đài đã giúp đỡ cho toàn cầu hóa thương mại hàng hóa và đầu tư kể từ Thế chiến II. Họ ngạc nhiên thay lại ít quan tâm tới những thứ để thay thế nó. Nếu một loại hình toàn cầu hóa ít khốc liệt hơn ở phía trước, dựa trên các dịch vụ hơn là hàng hóa, điều này sẽ yêu cầu một khuôn khổ. Xây dựng khuôn khổ đó dường như khó hơn nhiều so với việc phá bỏ các cấu trúc của quá khứ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất