Giải cứu nông sản ?
Giải cứu vải thiều Bắc Giang, một câu slogan rất phổ biến, chỉ xếp sau thông điệp 5k trong thời kì covid-19, xuất hiện rất phổ ở các...
Giải cứu vải thiều Bắc Giang, một câu slogan rất phổ biến, chỉ xếp sau thông điệp 5k trong thời kì covid-19, xuất hiện rất phổ ở các phương tiện truyền thông lẫn cả các tin nhắn điện thoại. Bài viết này mình sẽ không nêu quan điểm về câu slogan này mà thay vào đó sẽ là các câu slogan tương tự hay nói trắng ra là ăn theo, lạm dụng thông điệp mang mục đích tốt đẹp của chính phủ để cả chung tay giúp đồng bào gă khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
"TRÒ CHƠI TỪ NGỮ" Từ ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú chỉ với cách ghép một một trong hai chữ nhăn, tốt với chữ sống chẳng hạn chúng ta sẽ có được hai cụm từ có ý nghĩa khác nhau một để chỉ cho sự sống dai, một lại mang hàm nghĩa sống trong sạch, không làm làm bậy, ngoài ra cũng với một từ chúng ta nhưng nếu đặt ở hoàn cảnh một nhóm nhỏ thì chỉ là để chỉ một nhóm người đó nhưng khi đặt vào hoàn cảnh của cả dân tộc thì nó lại dùng để nhắc đến toàn thể mọi người trong dân tộc đó. Sự phong phú và biến hóa của tiếng việt là một nét đẹp nhưng việc người ta sửa dụng nét đẹp ấy vào mục đích gì lại là một câu chuyện khác. Ở bài viết này mình muốn nói đến việc cụm từ "giải cứu" bị lạm dụng. Giải cứu theo cách hiểu của mình có nghĩa là việc cứu người, vật, sự việc thoát khỏi một tình thế khó khăn, nguy cấp. Nếu cách hiểu của mình là đúng thì câu slogan "giải cứu vải thiều Bắc Giang" có nghĩa là giúp người dân vùng Bắc Giang tiêu thụ lượng vải thiều bị tồn động do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo quan điểm của mình thì đây là một slogan mang giá trị nhân đạo, kích lệ đồng lòng của một dân tộc rất đáng được phát huy. Thế nhưng đã không ít cá nhân lạm dùng giá trị nhân đạo của slogan để biến ching trở thành công cụ để tư lợi cho mục đích cá nhân thay vì là một tập thể.
Khi lợi ích cộng đồng bị thu hẹp thành lợi ích của vài cá nhân. Vẫn với từ giải cứu nhưng lại thay thông điệp "giải cứu vải thiều Bắc Giang" thành các món và các địa danh khác. Như mình thấy nhan nhãng ở các khu chợ vùng mình ở là vô vàng các bảng hiệu, các loa rao bán với nội dung: giải cứu + A + B
Với:
- A là các mặt hàng mà các tay thương nhân những bà chủ chợ, ... bày bán như: mít, ổi, thanh long, bánh đậu,... theo mình thấy thì A sẽ là các mặt hàng họ bán mà khi đưa vào họ cảm thấy hợp lí.
- B là tên của các vùng chuyên trồng loại trái cây đó hay món ăn là đặc sản của vùng đó. (Các địa danh xuất hiện ở B đều sẽ liên quan đến các mặt hàng họ bán).
=> Ta có được một câu dùng để ra bán hàng cực kì hiệu quả đánh trực tiếp vào tâm lí thương cảm, lòng tự tôn của người mua. Ví dụ khi bạn nghe câu rao bán "giải cứu bánh pía Trà Vinh" chẳng hạn thì lập tức trong suy nghĩ của hầu hết chúng ta đều sẽ tỏ ra thương cảm và muốn giúp đỡ dù chúng ta cũng chẳng biết bánh pía thì cần giải cứu ở chổ nào nhưng lòng trắc ẩn lại lấn áp lí trí và khả năng rất cao chúng ta sẽ ôm vài hộp bánh pía về nhà dù chẳng ăn tới. Ngoài ra việc giúp đỡ một người còn là một cách hiệu quả để chúng ta cảm thấy mình là một con người cao thượng sẵn lòng ra tay giúp đỡ đồng bào, nói trắng ra là cái cớ để đề cao cái tôi. Như vậy, chỉ với một cấu trúc cực kì đơn giản ( giải cứu + A + B ) nhưng lại rất hiệu quả khi đánh trực tiếp vào lòng trắc ẩn và mong muốn được đề cao ở mỗi người đã trở thành một công cụ cực kì hữu hiệu cho nhỗng người bán hàng. Họ sẽ dùng những khẩu hiệu nghe có vẻ rất tình người để bán "chạy" hàng mặc cho slogan đó chỉ là những lời xảo trá thậm chí còn gây tác động xấu đến cảm quan về khẩu hiệu gốc của nhà nước.
"Lòng thương" ư! Chỉ là chất xúc tác đề bán hàng. Như mình đã nói ở mục trên thì từ giải cứu có tác động rất lớn đến lòng thương cảm ở mỗi người. Nó khuyến khích chúng ta phải hành động để giải thoát, giúp đỡ một thứ gì đó gặp nạn mà ở đây sẽ là việc mua để giúp đỡ. Ngoài ra một số tay buôn còn lạm dụng tâm lí mong muốn được đề cao để ra sức bán cho bằng hết các sản phẩm thừa, thối, kém chất lương, không hựp vệ sinh với cái giá thì "ối giời ơi" nhưng người mua thì thì vẫn cứ mua thôi bởi họ mua đâu phải bởi nó rẻ, bởi nó đáng mà chỉ để họ cảm thấy mình là một người cao thương, dù cho họ có thể biết là họ bị lợi dụng nhưng chẳng sao miễn mình được những người mua xung quanh thấy mình là người nhân đạo thì "giá bao nhiêu cũng mua !". Đáng nói, mình thấy ở một số người bán còn thêm cả từ "đồng bào" vào để bán được "chạy" hơn, thêm một từ nghe có vẻ vô hại nhưng nếu xét ở khía cạnh cảm quan thì việc thêm từ đồng bào sẽ giáng một đòn chí mạng vào sự sắt đá ở phần đông chúng ta để khơi dậy tinh thần dân tộc, tương thân tương ai mà người Việt rất tự hào để dùng không đúng chổ hay nói đúng hơn là lòng hào hiệp chúng ta bị đem ra để tư lợi cho kẻ khác. Với mình thì việc lạm dụng từ ngữ để dễ bề buôn bán hơn dẫu chỉ là một việc nhỏ nhưng rất đáng bị lên án để những mọi nhận thức được cái xấu, cái hại của việc lạm dụng từ ngữ bởi hành động sẻ làm giảm đi tính "Người".
Hai hoàn cảnh, một cảm quan. Sao khi đánh một vòng quanh chợ và quan sát dọc đường quay về ở đâu cũng thấy "giải cứu..." khiến bản thân mình cũng phải đặt câu hỏi, dù biết cả hai phục vụ cho mục đích rất khác nhau, rằng: " liệu họ có thực sự đang đứng ra để giúp cho những người mà họ hô hào để bả vệ hay không". Lạm dụng từ ngữ dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại gây tác động rất lớn lên những việc liên quan đặt biệt là trong bối cảnh khó khăn như hiện tại thì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp, làm lung lay lòng thương cảm, tin tưởng của người dân để giúp nhau vượt qua đại dịch. Mình quyết định viết bài này cốt cũng để xả những bức xúc của mình trước hành động ngang nhiên lợi dụng lúc "đục nước thả câu" của những người buôn bán mặc cho những câu rao ấy nghe rất phản cảm, ít nhất là đối với mình. Bạn có suy nghĩ như thế nào về cách buôn bán này hãy chia sẽ cùng mình nhé !
"TRÒ CHƠI TỪ NGỮ" Từ ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú chỉ với cách ghép một một trong hai chữ nhăn, tốt với chữ sống chẳng hạn chúng ta sẽ có được hai cụm từ có ý nghĩa khác nhau một để chỉ cho sự sống dai, một lại mang hàm nghĩa sống trong sạch, không làm làm bậy, ngoài ra cũng với một từ chúng ta nhưng nếu đặt ở hoàn cảnh một nhóm nhỏ thì chỉ là để chỉ một nhóm người đó nhưng khi đặt vào hoàn cảnh của cả dân tộc thì nó lại dùng để nhắc đến toàn thể mọi người trong dân tộc đó. Sự phong phú và biến hóa của tiếng việt là một nét đẹp nhưng việc người ta sửa dụng nét đẹp ấy vào mục đích gì lại là một câu chuyện khác. Ở bài viết này mình muốn nói đến việc cụm từ "giải cứu" bị lạm dụng. Giải cứu theo cách hiểu của mình có nghĩa là việc cứu người, vật, sự việc thoát khỏi một tình thế khó khăn, nguy cấp. Nếu cách hiểu của mình là đúng thì câu slogan "giải cứu vải thiều Bắc Giang" có nghĩa là giúp người dân vùng Bắc Giang tiêu thụ lượng vải thiều bị tồn động do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo quan điểm của mình thì đây là một slogan mang giá trị nhân đạo, kích lệ đồng lòng của một dân tộc rất đáng được phát huy. Thế nhưng đã không ít cá nhân lạm dùng giá trị nhân đạo của slogan để biến ching trở thành công cụ để tư lợi cho mục đích cá nhân thay vì là một tập thể.
Khi lợi ích cộng đồng bị thu hẹp thành lợi ích của vài cá nhân. Vẫn với từ giải cứu nhưng lại thay thông điệp "giải cứu vải thiều Bắc Giang" thành các món và các địa danh khác. Như mình thấy nhan nhãng ở các khu chợ vùng mình ở là vô vàng các bảng hiệu, các loa rao bán với nội dung: giải cứu + A + B
Với:
- A là các mặt hàng mà các tay thương nhân những bà chủ chợ, ... bày bán như: mít, ổi, thanh long, bánh đậu,... theo mình thấy thì A sẽ là các mặt hàng họ bán mà khi đưa vào họ cảm thấy hợp lí.
- B là tên của các vùng chuyên trồng loại trái cây đó hay món ăn là đặc sản của vùng đó. (Các địa danh xuất hiện ở B đều sẽ liên quan đến các mặt hàng họ bán).
=> Ta có được một câu dùng để ra bán hàng cực kì hiệu quả đánh trực tiếp vào tâm lí thương cảm, lòng tự tôn của người mua. Ví dụ khi bạn nghe câu rao bán "giải cứu bánh pía Trà Vinh" chẳng hạn thì lập tức trong suy nghĩ của hầu hết chúng ta đều sẽ tỏ ra thương cảm và muốn giúp đỡ dù chúng ta cũng chẳng biết bánh pía thì cần giải cứu ở chổ nào nhưng lòng trắc ẩn lại lấn áp lí trí và khả năng rất cao chúng ta sẽ ôm vài hộp bánh pía về nhà dù chẳng ăn tới. Ngoài ra việc giúp đỡ một người còn là một cách hiệu quả để chúng ta cảm thấy mình là một con người cao thượng sẵn lòng ra tay giúp đỡ đồng bào, nói trắng ra là cái cớ để đề cao cái tôi. Như vậy, chỉ với một cấu trúc cực kì đơn giản ( giải cứu + A + B ) nhưng lại rất hiệu quả khi đánh trực tiếp vào lòng trắc ẩn và mong muốn được đề cao ở mỗi người đã trở thành một công cụ cực kì hữu hiệu cho nhỗng người bán hàng. Họ sẽ dùng những khẩu hiệu nghe có vẻ rất tình người để bán "chạy" hàng mặc cho slogan đó chỉ là những lời xảo trá thậm chí còn gây tác động xấu đến cảm quan về khẩu hiệu gốc của nhà nước.
"Lòng thương" ư! Chỉ là chất xúc tác đề bán hàng. Như mình đã nói ở mục trên thì từ giải cứu có tác động rất lớn đến lòng thương cảm ở mỗi người. Nó khuyến khích chúng ta phải hành động để giải thoát, giúp đỡ một thứ gì đó gặp nạn mà ở đây sẽ là việc mua để giúp đỡ. Ngoài ra một số tay buôn còn lạm dụng tâm lí mong muốn được đề cao để ra sức bán cho bằng hết các sản phẩm thừa, thối, kém chất lương, không hựp vệ sinh với cái giá thì "ối giời ơi" nhưng người mua thì thì vẫn cứ mua thôi bởi họ mua đâu phải bởi nó rẻ, bởi nó đáng mà chỉ để họ cảm thấy mình là một người cao thương, dù cho họ có thể biết là họ bị lợi dụng nhưng chẳng sao miễn mình được những người mua xung quanh thấy mình là người nhân đạo thì "giá bao nhiêu cũng mua !". Đáng nói, mình thấy ở một số người bán còn thêm cả từ "đồng bào" vào để bán được "chạy" hơn, thêm một từ nghe có vẻ vô hại nhưng nếu xét ở khía cạnh cảm quan thì việc thêm từ đồng bào sẽ giáng một đòn chí mạng vào sự sắt đá ở phần đông chúng ta để khơi dậy tinh thần dân tộc, tương thân tương ai mà người Việt rất tự hào để dùng không đúng chổ hay nói đúng hơn là lòng hào hiệp chúng ta bị đem ra để tư lợi cho kẻ khác. Với mình thì việc lạm dụng từ ngữ để dễ bề buôn bán hơn dẫu chỉ là một việc nhỏ nhưng rất đáng bị lên án để những mọi nhận thức được cái xấu, cái hại của việc lạm dụng từ ngữ bởi hành động sẻ làm giảm đi tính "Người".
Hai hoàn cảnh, một cảm quan. Sao khi đánh một vòng quanh chợ và quan sát dọc đường quay về ở đâu cũng thấy "giải cứu..." khiến bản thân mình cũng phải đặt câu hỏi, dù biết cả hai phục vụ cho mục đích rất khác nhau, rằng: " liệu họ có thực sự đang đứng ra để giúp cho những người mà họ hô hào để bả vệ hay không". Lạm dụng từ ngữ dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại gây tác động rất lớn lên những việc liên quan đặt biệt là trong bối cảnh khó khăn như hiện tại thì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp, làm lung lay lòng thương cảm, tin tưởng của người dân để giúp nhau vượt qua đại dịch. Mình quyết định viết bài này cốt cũng để xả những bức xúc của mình trước hành động ngang nhiên lợi dụng lúc "đục nước thả câu" của những người buôn bán mặc cho những câu rao ấy nghe rất phản cảm, ít nhất là đối với mình. Bạn có suy nghĩ như thế nào về cách buôn bán này hãy chia sẽ cùng mình nhé !
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất