Đợt Oscar 2016 vừa qua mọi người đề cập rất nhiều về chủ đề này.  Mình thì không nhận mình là một đứa am hiểu về điện ảnh cũng như về giải Oscar của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ (The Academy) vì mình còn quá nhiều điều không biết và vẫn đang tìm hiểu. Thế nhưng năm nay, thật ra vấn đề này đã kéo dài hàng thập kỉ, và theo mình thì năm nay như là một “Tipping Point” (điểm bùng phát) của vấn đề phân biệt chủng tộc tại Oscar cũng như ngành điện ảnh Mỹ (có lẽ một phần do sự ảnh hưởng của việc vận động “Black Lives Matter” và việc cảnh sát đã xả súng vào người Mỹ gốc Phi) khiến mọi người quan tâm tới nó nhiều hơn. Và vấn nạn phân biệt chủng tộc luôn là vấn đề mình rất quan tâm.

Dựa theo bài “The Oscar Whiteness Machine” trên tờ New Yorker của Richard Brody số 21/1/2016, tác giả phân tích:

Đã có rất nhiều các diễn viên da màu xuất sắc đạt giải Oscar, gần đây nhất được kể đến  Forest Whitaker với Best Actor (Nam diễn viên xuất sắc nhất)  vào năm 2007, Halle Berry với Best Actress (Nữ diễn viên xuất sắc nhất) vào năm 2002, Lupita Nyong’o với Best Supporting Actress (Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất) vào năm 2014, và Morgan Freeman với Best Supporting Actor (Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất) vào năm 2005. Thế nhưng những tài năng bị bỏ quên thì còn nhiều hơn (Alfred Hitcock, Elaine May, Robert Mitchum, Danny Glover,...). 

“Do The Right Thing” công chiếu vào năm 1989, nhận được hai đề cử, một cho Spike Lee với kịch bản xuất sắc nhất, và hai là Danny Aiello cho diễn viên phụ xuất sắc nhất. Năm nay, bộ phim “Creed” có một đề cử, dành cho  Sylvester Stallone với Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Ngược lại, hầu như mọi đề cử nào dành cho Nam diễn viên xuất sắc nhất dành cho sự diễn xuất của một diễn viên da màu nào thì đều là phim của một đạo diễn da trắng (trừ trường hợp của  Denzel Washington chiến thắng trong “Training Day,” đạo diễn bởi Antoine Fuqua.) Và chưa từng có nữ diễn viên da màu nào đạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho một bộ phim của một đạo diễn da màu. Một sự thật khá gây sốc và ngạc nhiên, chính nó cũng phần nào thể hiện về sự hạn hẹp về đối tượng cũng như kinh nghiệm nêu ra rằng nhiều khả năng ngành điện ảnh chỉ đang tự tán dương cho những gía trị tự mình đặt ra mà thôi. 

Thật là cám dỗ để đơn giản là ta lờ đi những cái “xuất sắc nhất” của Oscar, rằng nó chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của những giá trị trong những bộ phim. Yếu tố nghệ thuật làm nên một bộ phim là một chuyện, còn một sự kiện hào nhoáng chỉ để tung hô chủ yếu là những bộ phim tầm thường nhưng lại chiếm phần nhỉnh hơn hẳn với một con số không tưởng bởi vì giá trị đại chúng kèm theo sự tham gia của những ngôi sao danh giá, lại là một chuyện khác. Tại sao chúng ta không thể coi Oscar chỉ là một chương trình truyền hình thực tế? Rất hợp để tiêu khiển, giải trí nhưng lại thiếu tính sáng tạo và đột biến? 

Bởi vì Oscar có một tiếng nói đặc biệt vang dội trong việc quyết định sự thăng trầm của những người làm trong lĩnh vực điện ảnh. Diễn xuất của Stallone trong “Creed” là xuất sắc và xứng đáng nhận được sự vinh danh nhưng với việc vinh danh một mình Stallone trong số những người tham gia bộ phim, Viện Hàn Lâm Mỹ, đã trực tiếp tuyên bố rằng điều quan trọng và thành công nhất của bộ phim này là được thể hiện bởi một người da trắng. Đó cũng là điều Viện Hàn Lâm đã làm khi chỉ đề cử mỗi Aiello trong dàn diễn viên của “Do The Right Thing”.

Có rất nhiều những bộ phim xuất sắc được sản xuất bởi người da màu đã hoàn toàn bị Viện Hàn Lâm lờ đi, dù là phim của  Charles Burnett hay Julie Dash—và một số người khác đã biến mất hoàn toàn và không được công chiếu (ví dụ như  “Losing Ground,”  của Kathleen Collins vào năm  1982, đã chuyển sang phát hành DVD ngay vào tháng 4.) Mặc dù đúng là những bộ phim độc lập thì không lọt vào tầm mắt của Viện Hàn Lâm. Vậy nhưng giải thích sao với sự công nhận của họ với  “Beasts of the Southern Wild” (một bộ phim với dàn diễn viên da màu và một đạo diễn da trắng),  “Winter’s Bone,” “Juno,” hay “Little Miss Sunshine”?Một giải Oscar hay một đề cử Oscar là một đòn bẩy cho sự nghiệp của một nghệ sĩ, và cho đến nay, cái đòn bẩy ấy với những vai diễn, hay về mặt tài chính- vẫn chỉ giới hạn cho những nhà làm phim hay diễn viên da trắng. Tất nhiên không phải ai nhận được đòn bẩy ấy cũng đạt đến đỉnh cao. Viện Hàn Lâm có một danh sách đáng kinh ngạc về những giải thưởng và đề cử đã công bố cho những bộ phim với sự tầm thường đến ngạc nhiên. Thế nhưng những diễn viên [1] tham gia những bộ phim này dù sao cũng vẫn có cơ hội nắm bắt lấy sự vinh danh này và những sự ủng hộ tiềm năng về nhiều mặt khác đi kèm để tham gia vào những dự án quan trọng, đáng giá sau này. Chẳng hề tốt chút nào nếu một bộ phim được coi là tồi lại được đứng trên hàng xuất sắc nhưng điều tồi tệ hơn chính là việc trao giải hay đề cử lại thể hiện một sự phân biệt và là sự cản trở cho không chỉ cá nhân những nghệ sĩ tài năng mà còn cho cả một một trường sáng tạo để lại cho những nhà phát minh, cải cách của những thế hệ sau. Việc Viện Hàn Lâm không công nhận những thành tựu, đóng góp của những nghệ sĩ da màu (và cả những nghệ sĩ da trắng), trong một bộ phim hướng đến giải Oscar hơn là mang tính nghệ thuật cao, sẽ là một cản trở cho con đường làm phim tương lai của những nghệ sĩ da màu.

Vấn đề cốt lõi của việc Viện Hàn Lâm không công nhận những nghệ sĩ da màu chính là việc căn cứ dựa trên “white experience” [2], rằng cuộc sống của những người da màu chỉ là một “niche phenomenon, life with asterisk” (theo mình hiểu ý là một hiện tượng hiếm có). Cho đến tận bây giờ, Viện Hàn Lâm vận hành như thể những bộ phim về người da màu chỉ là những bộ phim về “chủng tộc” (race movies). Kết quả là chỉ một phần nhỏ và rời rạc tầm nhìn về cuộc sống của một người Mỹ gốc Phi được đưa lên màn ảnh rộng và điều đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Bởi vì nếu như những câu chuyện được kể, cuộc sống thường ngày, cuộc sống nội tâm, những sự sợ hãi cũng như những ước mơ, những âm hưởng của lịch sử, sự kì vọng của những người Mỹ da màu thì có lẽ những người da trắng buộc phải đối diện với sự xấu hổ của quá khứ cũng như ở hiện tại. Lúc đó họ không thể nào có thể làm ngơ và tuyên bố tôi không hề biết điều đó- vì nó bao gồm cả sự đồng lõa của họ trong cái hệ thống mang tính lừa gạt ấy.

Cái hệ thống ấy là một con quái vật tuần hoàn. Giải Oscar được lựa chọn bởi số lượng áp đảo da trắng trong viện Hàn Lâm, những thành viên mà được chọn bởi số lượng áp đảo người da trắng trong ngành công nghiệp điện ảnh, và dành hầu hết những giải thưởng danh giá cho những người da trắng, để mà từ đó duy trì và củng cố sự “whiteness” (ý ở đây là lại là da trắng, nhưng mình không biết dịch sao cho hợp lý), để rồi từ đó được nhân đôi lên và tồn tại mãi mãi ở viện Hàn Lâm.

Tuy nhiên vấn đề không chỉ nằm ở việc Viện Hàn Lâm không công nhận những bộ phim và nghệ sĩ thật sự xuất sắc nhất. Những nhà phê bình phim cũng không làm tốt hơn. Hãy so sánh những đề cử của Oscar với kết quả của những nhà phê bình phim. Đây là những giải thưởng của The Metacritic roundup, 8 đề cử cho Best Picture (Phim xuất sắc nhất) chỉ khác đề cử của Oscar: Họ thay “Carol” bởi “Bridge of Spies”. 3/5 đạo diễn trong danh sách thì trùng với đề cử của Oscar. 5/5 nam diễn viên cho đề cử Nam diễn viên xuất sắc nhất, 4/5 nữ diễn viên trong đề cử Nữ diễn viên xuất sắc nhất (Các nhà phê bình chọn Charlize Theron thay cho Jennifer Lawrence), 4/5 cho đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Các nhà phê bình ấn tượng với Kristen Stewart hơn Rachel McAdams), 3/5 với đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Và không một đề cử cho nam diễn viên hay đạo diễn nào là da màu.

Với bộ phim “Creed”, đạo diễn phim  Ryan Coogler, nam diễn viên chính  Michael B. Jordan, và nữ diễn viên phụ chính trong phim  Tessa Thompson, không phải là những người duy nhất xứng đáng nhận đề cử nhưng lại không có mặt trong danh sách.

Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là sự khẳng định - điều mà đáng lẽ không cần thiết phải nói ra (tức là đã là lẽ tự nhiên rồi)- đó là cuộc sống của người da màu là quan trọng (Black lives matter). Nhất là khi những vấn đề vẫn chưa được giải quyết, việc cảnh sát có thể giết những người da màu và những vấn đề này khi mang ra truyền thông và bàn luận chính trị thì họ chỉ lại coi nó như một vấn đề không quan trọng, nhún vai cho qua. Việc này là hết sức quan trọng khi mà Donald Trump đang đứng đầu tại G.O.P trong một hệ thống rõ ràng thể hiện sự phân biệt chủng tộc, khi mà Đảng Cộng hòa đã trở thành đảng của người da trắng, khi mà có nhiều bang tuyên bố không cho người da màu được quyền bầu cử. Điều đó không đồng nghĩa với việc Hollywood có thể giúp thay đổi vấn đề này, mà đó là tạo nên sự chú ý mang diện rộng với những bộ phim mang tính táo bạo và thách thức, những bộ phim đương đầu với những vấn đề hóc búa mà không bị chất vấn, làm thay đổi những qui tắc, luật lệ, những quy chuẩn của Hollywood bấy lâu nay. Những nhà phê bình phim có thể nằm ngoài lề của vấn nạn phân biệt chủng tộc này, thế nhưng họ lại đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và thay đổi quan điểm có ý nghĩa thực tiễn vô cùng cấp bách.

Note: Đây không phải một bản dịch, chỉ là dựa trên bài viết của tác giả, muốn viết rõ ra để tự hiểu thêm về vấn đề.

[1]. Nguyên văn:  But the actors—especially the actors. Có thể tác giả muốn nói những diễn viên, đặc biệt hơn là những diễn viên nam?

[2]. Mình không chắc nên dịch thế nào cho chuẩn với cụm “white experience” và “black experience”.

Ngoài ra xin mạn phép trích link của một số bài viết khác rất đáng đọc nếu muốn hiểu thêm về chủ đề này:http://www.nytimes.com/2016/01/24/o... (Bài viết này có đề cập thêm một khía cạnh là một số diễn viên kỳ cựu da trắng như  Michael Caine đã lên tiếng bênh vực các đề cử của Oscar. Và cho rằng có thể các nghệ sĩ da màu chưa thực sự xứng đáng nhận đề cử chứ không hề có phân biệt chủng tộc ở đây. Và việc vợ chồng Will Smith cũng tham gia việc tẩy chay Oscar #OscarsSoWhite)

https://www.facebook.com/sieu.nguye... (Trích stt của bạn Siêu Nguyễn về vấn nạn này)

Và đây là link gốc của “The Oscar Whiteness Machine” http://www.newyorker.com/culture/cu...

Còn đây là episode về chủ đề này trên The Daily Show https://www.youtube.com/watch?v=Ekp...

Và The Nightly Show https://www.youtube.com/watch?v=JIN...