Giấc mơ tại sao xuất hiện ?
Dựa vào những trải nghiệm của bản thân mình đã đúc kết thành cơ chế xuất hiện của một giấc mơ.

Giấc mơ, một hiện tượng sinh học phổ biến ở con người, chúng ta đều đã ít nhất một lần từng mơ nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lí thuyết vững chắc để giải thích rõ ràng về những điều chúng ta thấy trong một giấc mơ.
Khái niệm liên quan đến các giấc mơ theo khoa học hiện đại:
- Là những trải nghiệm, ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ở các động vật có vú và một số loài chim. (Theo Wikipedia)
- Cũng theo Wikipedia thì giấc mơ ( thường được biết đến là có liên quan nhất định đến cho kì Rem của một giấc ngủ ) thường sẽ vượt quá khả năng năng điều khiển của con người. Tuy nhiên, cũng có những dạng giấc mơ khác ít phổ biến hơn như giấc mơ sáng suốt, nói mớ, mộng du, âm thanh trong mơ, déjà vu.
=> Dựa vào thông tin từ bách khoa toàn thư mở Wikipedia cùng một vài tiềm hiểu từ các trang web khác mình nhận ra rằng nghiên cứu về giấc mơ đã được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận đồng nhất. Vì vậy, có thể nói đây là một phạm trù tuy thoạt nhìn thì rất gần gũi với đời sống hằng ngày nhưng để hiểu chính xác về nó thì vẫn là việc không hề đơn giản.

Nhận định về giấc mơ từ góc nhìn của bản thân:
Vì đây là nhận định của riêng cá nhân mình nên mang tính cảm tính rất nhiều cũng nhưng không được thực hiện dựa trên các nghiên cứu khoa học cụ thể mà phụ thuộc hoàn toàn vào những trải nghiệm từng có nên sẽ có rất nhiều sai sót.
- Mơ, phạm trù thuộc về tư tưởng: theo trải nghiệm bản thân mình cho rằng một giấc mơ được cấu thành hoàn toàn thuộc về tư tưởng ( suy nghĩ, cảm xúc, thái độ không được biểu hiện ở dạng vật chất). Điều này hoàn toàn có căn cứ bởi dựa trên các phân tích chụp cắt lớp từ não bộ thì giấc mơ khởi phát tại đây. Khi bạn đang ở một giấc mơ sáng suốt hay kể cả khi nhớ lại những giấc mộng bạn sẽ nhận ra các hình ảnh trong giấc mơ bạn thấy được đều là những cảm xúc. Trong một giấc mơ tỉnh táo bạn thấy anh chàng ngồi đối diện mình là thằng bạn hoạt ngôn từng học chung năm trung học, bạn cảm thấy rất thân quen và thoải mái khi nói chuyện với người này nhưng bạn chợt nhận ra có gì đó không đúng ở ngoại hình của người này bạn nhìn kĩ vào tên đang thao thao bất tuyệt phía đối diện, không rỏ ràng là những gì bạn nhận thấy phía bên kia chỉ là một bóng dáng mờ ảo mà rõ ràng bạn có thể ghép bất cứ khuôn mặt nào mà bạn nghĩ ra nhưng cảm giác thân quen với anh bạn thời trung học vẫn như vậy. Hay khi bạn nhớ lại một giấc mơ rõ ràng bạn chỉ nhớ lại cảm giác mình đã nhìn thấy một ngôi nhà trông mơ chứ không hoàn toàn nhìn thấy ngôi nhà bởi bạn không thể mô tả chi tiết kích cở hay các chi tiết rõ ràng về ngôi nhà bạn tiếp xúc ở giấc mơ bởi lẽ nó chỉ đơn thuần là các cảm giác, ý niệm như cách bạn cầm cây bút chì ở thực tại thì rõ ràng bạn cầm bút chì bằng tay bạn và cả hay đều ở dạng vật chất nhưng trí óc bạn lại lưu giữ cây bút chì ở dạng ý thức về nó chứ không thể nhét cây bút chì vào trong não để lưu giữ hình ảnh về nó. Như vậy, giấc mơ chỉ tồn tại dưới dạng những tư tưởng vô hình.
- Tác động của những tư tưởng khi thức vào giấc mơ: các hình ảnh trong mơ của bạn thường sẽ là những phóng chiếu của những việc bạn quan tâm khi chưa ngủ. Bạn sẽ thấy hầu hết những điều bạn nghĩ nhất là những trăng trở trong ngày xuất hiện dưới dạng một giấc mộng. Bạn có thể thử nghiệm để xem tính xác thực ngay bằng cách đơn giản là để tâm đến một vấn đề như deadline cuối tuần chẳng hạn thì tỉ lệ cao trong giấc ngủ đêm đó bạn sẽ thấy deadline ám bạn ( đúng nghĩa ) nếu bạn có thể nhớ lại được giấc mơ vào sáng hôm sau.
- Cảm xúc quyết định chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ có ngon hay không không phụ thuộc phần nhiều vào thời gian ngủ hay chỉ số của các máy đo giấc ngủ mà lại ảnh hưởng giấc mộng đẹp hay ngược lại, chính chúng là nhân tố quyết định cho cảm xúc đầu tiên trong trong ngày hôm sau. Giấc mơ ảnh hưởng tới việc hình thành cảm xúc thì ngược lại, cảm xúc cũng tác động trực tiếp đến giấc mơ. Một ngày làm việc của bạn quá nhiều căng thẳng, bạn hóng hớt đủ thể loại drama trên đời, bạn chơi hoặc xem quá nhiều phim tác động mạnh đến cảm xúc,... thì mình dám cá rằng bạn sẽ khó để mơ đẹp. Bạn cũng có thể thử để xem tính hiệu quả bằng việc thực hiện tương tự thí nghiệm đã nói ở trên.
- Ám ảnh luôn được ghi nhớ: một xã hội ngày càng hiện đại luôn đi kèm với những bất ổn tinh thần ngày càng tăng. Có quá nhiều câu nói kinh điển, hàng ngàn cuốn sách sell-help hướng dẫn cách vượt qua các bất ổn thường trực bằng cách biến chúng thành động lực để vươn lên. Quả thực, đây là những liều morphine rất chất lượng nhưng không bao giờ là cách hiệu quả nhất để cắt đứt các bất ổn tinh thần. Các vết thương tinh thần vẫn nằm đó và bạn sẽ được gặp lại chúng, dù muốn hay không, trong những giấc mơ.
- Kẻ không dễ tin: cuộc sống có quá nhiều khó khăn, bất mãn. Ấy vậy mà người diễn viên thiên tài! Là bạn vẫn luôn thành công khi cố tỏ ra mạnh mẽ trước ánh mắt của trầm trồ của mọi người. Nhưng bạn lại không thể đánh lừa được giấc mơ, nó sẽ nhìn thấu được sự mềm yếu, đê hèn của bạn ẩn dưới vỏ bọc hào nhoáng, lịch thiệp. Bởi mơ là một phạm trù nằm ở thể tư tưởng vô hình nên hiển nhiên bạn không thể dùng tư tưởng để đánh lừa chính nó. Bạn có sở thích tình dục quái dị, bạn là một kẻ ưa bạo lực, nghĩ về việc tốt là điều không thể ở bạn, bạn thầm yêu anh trai ruột của mình, hay đơn giản hơn bạn vẫn hằng mong chiếm đoạt cô chị dễ thương của bạn khỏi tay tên người yêu bội bạc,... Bạn có thể mặc sức suy nghĩ nhưng lại bất lực khi biến suy nghĩ thành hành động bởi các rào cản về văn hóa, xã hội, pháp luật. Chúng buộc bạn phải bọc ngoài bản thẩn một lớp ngụy trang tao nhã, một công dân kiểu mẫu, một hình tượng đại diện của vẻ tao nhã, lịch sự hợp với thuần phong mỹ tục. Chúc mừng cho chính chúng ta bởi mọi người đều là những diễn viên thiên tài! Tuy nhiên, dẫu có diễn đạt đến đâu những tư tưởng đê hèn vẫn nằm ở đấy và những giấc mơ sẽ khéo chúng trỗi dậy để nhấn chìm bạn bằng khoái lạc thụ hưởng thực sự, không bao biện, không giấu giếm, không qui tắc, không chuẩn mực, đặt biệt là không ai soi xét.
- Mơ được cấu tạo theo tầng đan xen: theo trải nghiệm của bản thân mình thì giấc mơ được hình thành dựa trên các cảm xúc, tư tưởng xếp tầng từ cởi mở xuống dần đến sâu kính. Đã có phương pháp điều trị tâm lí bằng cách bóc tách một giấc mơ như cách bạn bóc hành để tiềm ra những trăn trở nằm ẩn sâu ở tầng tư tưởng đang dằn vặt bệnh nhân dưới biểu hiện của các bệnh thần kinh. Một giấc mơ thường được biểu hiện từ các cảm xúc tồn động trước khi ngủ và được dẫn dắt, định hướng diễn biến bởi các tư tưởng thầm kín giống như đời sống thường ngày chúng thể hiện thái độ của mình thông qua cảm xúc và định hướng hoạt động dựa vào các hệ tư tưởng, tỉnh ngưỡng.
- Cấu trúc của một giấc mơ: theo mình, dựa vào các trải nghiệm của bản thân cùng những phân tích về cảm xúc được trình bày ở trên thì một giấc mơ có thể được hình thành như sau:
Mơ = Tư tưởng ( quyết định phần hình ảnh giấc mơ dựa vào nhận định về các vật thể khi chưa ngủ ) + Cảm xúc dồn nén hằng ngày + Ấn tượng khó phai ( tốt hoặc xấu ) + Suy nghĩ, tư tưởng, mơ ước thầm kính
Một ví dụ cho công thức của mình:
. Cảm xúc dồn nén hằng ngày: Tôi ghét cay ghét đắng lão hàng xóm luôn vênh mặt khi gặp tôi.
. Ấn tượng khó phai: Tôi yêu cảm giác được nằm trên chiếc giường êm ái trong căn phòng dành riêng cho tôi.
. Suy nghĩ, mơ ước thầm kính: Tôi đem lòng yêu chị ruột mình. Tôi cực kì ghét bạo lực.
. Tư tưởng: Nhận định các hình ảnh trong tôi về chị, căn phòng, cái giường và lão hàng xóm.
=> Dựa theo công thức ta được một giấc mơ như sau: Tôi đang cuộn tròn trên chiếc giường yêu thích cạnh bên là chị với một ánh nhìn quá đỗi âu yếm dành cho tôi. Đột nhiên lão hàng xóm từ đâu xuất hiện trong phòng riêng của tôi. Tôi phân vân không biết nên đuổi hắn đi bằng cách nào thì chị vội chạy đến bên hắn tay trong tay cả hay biến mất để tôi bơ vơ giữa căn phòng.
=> Cơ chế mơ như một cơ chế sinh lí bình thường của cơ thể nhưng tồn tại ở thể tinh thần vô hình. Mơ như một cách để đào thải các cảm xúc, tư tưởng bị ứ động không được đào thải hết ở các sinh hoạt hằng ngày nhằm để làm nhẹ đồng thời tạo thêm không gian cho những cảm xúc và tư tưởng mới. Một giấc mơ như một dạng lặp lại, tua ngược về quá khứ như hiện tượng Hồi quan phản chiếu (terminal lucidity) nhưng lại bị xen tạp các cảm xúc ứ động làm thay đổi một phần kí ức và tái hiện dưới dạng giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có không ích những giấc mơ mà khi thức giấc sẽ khiến chúng ta bàng hoàn khi nhớ lại những sự kiện trong giấc mơ không hề liên quan đến kí ức, các hiểu biết vốn có từ trước. Rõ ràng, đây là một phạm trù mới nếu tiếp tục tiềm hiểu chúng ta có thể tiến đến một phát hiện mới.

Giả thuyết về các giấc mộng lạ
- Déjà vu: theo định nghĩa mình tìm hiểu được thì Déjà vu là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây dù đang ở một nơi mới, hoàn toàn xa lạ. Theo trải nghiệm bản thân mình cảm đoan đây là một dạng giấc mơ. Nếu xét trên giả thuyết Đa vũ trụ thì giấc mơ này như một cách sống tạm ở một chiều không khác có thời gian đi trước thời gian ở thế giới thực của chúng ta và dĩ nhiên ở tương lai ở thế giới hiện tại chúng ta lại gặp lại điều tương tự rồi lại buộc miệng thốt lên từ Déjà vu.
- Hỗn tạp Déjà vu: mình cho rằng Déjà vu còn có một dạng hỗn tạp pha trộn giữa cảm xúc còn tồn tại ở tâm thức và tương lai ở một chiều không gian khác. Bởi vì vậy nên xuất hiện những giấc mơ mà ở đó chúng ta vừa được vùng vẫy trong các cảm xúc thân thuộc có vui, có buồn nhưng đồng thời cũng tồn tại những hình ảnh cảm giác mới lạ nhưng lại rất thân quen tạo nên một giấc mộng pha trộn giữa thực tại và tương lai.
=> Như vậy, mơ là một hiện tượng tuy gần nhưng lại xa và nếu tiếp tục đi sâu để tìm hiểu về những giấc mơ chắc hẳn chúng ta sẽ bắt gặp những phát hiện mới lạ.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Mr. Ngoan
Cảm ơn bạn chia sẻ.
Mình từng nghe 1 bác lớn tuổi nói là có cái gọi là sóng não. Khi mình đi ngủ, thì 1 nữa não còn hoạt động hay 1 nhúm nhỏ nơ ron thần kinh được kích thích hơn khi ngủ. Từ đó phần nhỏ não đó sẽ vô tình hay cố tình tiếp thu cái gọi là sống não.
Nên đôi khi, người ta mơ thấy những điều lạ hơn những cái bạn đã nêu trên, có khi không liên quan đến tư tưởng hay gì cả. Ví dụ, 2 A và B lyêu nhau thắm thiết. nhưng đã chia tay, người A kia vẫn còn yêu vẫn còn tương tư người B còn lại. 1 lúc nào đó, tình yêu của người A sẽ truyền đến người B. Làm cho người B trong giấc mơ thấy A, thấy lại những gì A mong muốn, làm cho khó ngủ, làm nôn nao này nọ.....chắc không nhiều người có cảm giác được này.
Ví dụ khác, chồng tử trận ngoài chiến trường, vợ nằm mơ thấy chồng về báo mộng chia tay. Cái này chắc nhiều sách báo có nói.
Nên giấc mơ là gì đó chưa giải thích hết được. Bản thân mình ngày trước có deja vu mấy lần (mơ thấy đi đến ngồi bên ghế đá, trước một cái hồ lớn, sau này đi Đà lạt thì thấy cảnh trong mơ là có thật, dù trước đó chưa đến ĐL bao giờ).
- Báo cáo

Daophat
Thankiu bạn đã góp ý nha. Mình rất vui khi biết có người đọc trọn vẹn bài mình, cảm ơn rất nhiều. Thực ra sóng bạn nói mình cũng có biết tới nó (tương tự vậy thôi mình nghĩa chắc là giống nhau do không thể chứng minh được nó) nhưng mình không dám đưa vào trong đây do cũng không hiểu tường tận về nó. Cái giấc mơ mà người lính tử trận báo mọng hay là tình cảm đôi lứa như bạn nói theo mình nghĩa nó vẫn là tư tưởng nhưng không phải là tư tưởng bình thường mình định nghĩa mà là tư tưởng theo nghĩa có phật giáo. Mình đọc qua các tác phẩm phóng tác của bác Nguyên Phong nên biết được chút ích về cái sóng não mà bác lớn tuổi nói đến. Nếu bạn có hứng thú tới những điều kì lạ như mơ hay dejavu mình nghĩa các tác phẩm của tác giả Nguyên Phong sẽ là lựa chon không tòi, có thể bạn sẽ kiếm được vài thứ bạn thắc mắc như mình. Cảm ơn bạn nhiều vì đã cmt nha❤
- Báo cáo
ChubbyBottom
Mình vừa mơ nên thức dậy và đọc bài này. Giấc mơ của mình không phải đến từ những gì mình gặp ban ngày vì nhứng người mình thấy trong mơ là những người lâu rồi mình không gặp.
Nếu trong gày mình nghĩ về người nào đó thì tối đến mình cũng có thể nằm mơ
Mà có lúc ban ngày mình làm việc gì quài như học anh văn hay xem fb đọc bình luận khi mình ngủ mình cũng thấy bản thân mình đọc bình luận và có màn hình trong facebook trong đầu mình . Mà có lúc mình vừa chợp mắt nàm ngủ là có những hình ảnh âm thanh trong tâm trí xuất hiện ( không rõ là mơ hay gì )
- Báo cáo

Daophat
Thankiu bn đã ủng hộ và chia sẻ trải nghiệm của bn vs mình! <3
Rất xin lỗi bn vì đã lâu mình chưa truy cập nền tảng này nên k rep cmt bn sớm hơn =((. Hi vọng bn sẽ thích nội dung bài viết và mong là bn sẽ tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của mình nha😙😉
Hihi mình xin chia sẻ 1 chút suy nghĩ của bản thân về nhưg giấc mơ của bn nha. Như mình có choa sẻ thì cấu trúc của 1 giấc mơ sẽ chia làm rất nhiều tầng. Có lẽ những điôu bn mơ thấy là những điều mà khi thức bn còn gian giỡ hoặc để tâm. Còn việc thấy nhưg ng đã cũ có lẽ nằm ở 1 tầng giấc mơ khác tầng trên. Đây là có thể là 1 mình chứng cho việc trong tâm bạn vẫn còn chút vương vấn vể nhưg ng đó mà khi thức vì quá nhìu cviêc mà bn đã k biểu lộ nó bằng cảm xúc ra ngoài đc!
Cuối cùng cảm ơn bn đã ủng hộ mình, và đã đọc hết cmt này. Thank so much 🥰❤️
- Báo cáo