Một trong những bài hát ưa thích của tôi từ lúc còn bé là Scarborough Fair (Lễ hội Scarborough) của Simon & Garfunkel. Khi còn bé, tôi không hiểu về lời của bài hát này, sau này tìm hiểu lại cũng chỉ hiểu được phần lời bề mặt, chứ không thực sự nắm bắt được ý nghĩa. 
Có thể tham khảo về lời bài hát được dịch ở đây: 
Tuy nhiên, do là một người có nhiều hứng thú về từ nguyên học (etymology - môn học nghiên cứu về nguồn gốc của từ ngữ) và bác ngữ học (philology - môn học nghiên cứu về từ ngữ được dùng trong các loại văn bản khác ), tôi muốn đi xa hơn phiên bản được sử dụng làm lời cho bài hát của Simon & Garfunkel.
Trước đấy, trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ, cụ thể hơn là tiếng Anh, có một lần tình cờ tôi được một người bạn nghiên cứu về ngôn ngữ của tôi giới thiệu về tổng hợp Child's Ballads (những bài thơ dân gian của Child - Ballad là một thể loại nhạc hoặc thơ có tính nhạc với nhịp điệu đều đặn, phổ biến trong việc sáng tác thơ văn của người Anh và người Ai-len cho đến tận thế kỷ 19, ở đây tạm dịch thành bài thơ dân gian hoặc ca dao để phù hợp với ngữ cảnh tiếng Việt), bao gồm 305 bài thơ dân gian (hoặc dân ca, hai từ này sẽ được dùng với nghĩa như nhau trong bài viết) được nhà ngôn ngữ học người Mỹ Francis James Child (1/2/1825 - 11/9/1896) tổng hợp và xuất bản đầu tiên với cái tên Những bản dân ca nổi tiếng của người Anh và người Scotland (The English and Scottish Poplular Ballads). Nếu như muốn đọc online những bài thơ dân gian này, các bạn có thể đọc ở đây: 
Tuyển tập này có một bài thơ có ý nghĩa (gần) giống với lời của Scarborough Fair, đấy là "The Elfin Knight" . Trong bài viết (ghi chép ngắn) này, tôi sẽ cố gắng giải thích kỹ hơn về bài thơ này, về thơ dân gian của người Anh, người Scot nói riêng cũng như về hệ thống truyện kể dân gian (folklore) của họ, đồng thời sẽ có một số đối chiếu với văn học dân gian của Việt Nam. 

I - MỘT CHÚT TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
VÀ THƠ CA DÂN GIAN


 
Trong ngữ cảnh đang nói tới trong bài viết này, thuật ngữ truyện kể dân gian (folklore), đầu tiên, là để ám chỉ về truyền thống của những người nông dân châu Âu, chứ không phải về môn học nghiên cứu về truyện kể dân gian. Vào thế kỷ 19, phần lớn những người thuộc tầng lớp nông dân ở châu Âu vẫn mù chữ, nhưng họ vẫn có tham gia đóng góp vào nền văn hóa của các quốc gia, và phần lớn những đóng góp này nằm ở mặt truyền miệng chứ không phải ở mặt chữ viết. 
Sau này, khi truyện kể dân gian trở thành một môn học (mà ở Việt Nam gọi là "văn học dân gian"), các nhà nghiên cứu mới tìm lại các bản ghi chép cũng như nguồn gốc của chúng để hệ thống hóa cũng như hiểu hơn về sự tiến hóa của truyện kể dân gian theo dòng lịch sử. Sự phổ biến của truyện kể dân gian ở dạng văn bản viết tổng hợp được cho là xuất phát từ thế kỷ 19, mà trong đó nổi bật nhất có anh em Grimms với bộ "Truyện cổ Grimms" (tên được xuất bản ở Việt Nam) tổng hợp chủ yếu các câu chuyện dân gian của Đức và châu Âu, cũng chính vì thế, nhiều nghiên cứu về văn học dân gian ở châu Âu có gắn liền với việc phân tích ngôn ngữ Đức. Các nhà nghiên cứu truyện kể dân gian ở châu Âu chia truyện kể dân gian thành hai loại chính: Sagen Märchen (tiếng Đức)tương ứng là truyền thuyết truyện cổ tích.
Sagen hay truyền thuyết, là những câu chuyện ngắn, có thể liền mạch chủ yếu được kể vào buổi sáng. Điều quan trọng ở đây là, người kể muốn người nghe tin vào những câu chuyện này, cho nên truyền thuyết thường có kết thúc tồi tệ để nhấn mạnh về tính thực tế cũng như thông điệp của câu chuyện. Rất nhiều câu chuyện truyền thuyết có tính răn đe là vì vậy, bởi mục đích của chúng là để khiến cho đức tin vững vàng hơn, xác thực hơn (về phần này có thể tham khảo thêm về paganism cũng như tục lê thờ cúng đa thần thánh của người Hy Lạp hoặc cổ hơn là Ai Cập, những tôn giáo trước Thiên Chúa),
Märchen hay là truyện cổ tích, là những câu chuyện dài kỳ hơn, với nhiều phần hơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, truyện cổ tích thường chỉ được kể vào buổi tối. Truyện cổ tích thường không có một bối cảnh có hệ thống nào. Mặc dù truyện cổ tích sau này được gán với kết thúc có hậu (happy endings), xuất phát điểm của chúng lại không có tính chất như vậy (việc có kết thúc có hậu là do anh em Grimm tổng hợp và sửa đổi cho phù hợp với trẻ em hơn). Thực tế thì truyện cổ tích thường bạo lực cũng như không thiếu yếu tố tình dục. Mục đích chính của truyện cổ tích ban đầu là trở thành hình thức giải trí dành cho người lớn, và có nhiều tính truyền miệng, chứ không phải ở dạng viết.
Phần lớn các loại hình văn học dân gian đều có mô-típ biến thể. Mô-típ là những phần nhỏ nhất để cấu thành câu chuyện, ví dụ như: chiếc giầy thủy tinh của Cô bé lọ lem, hay những người lùn đào mỏ trong Nàng bách tuyết và bảy chú lùn cũng như những truyện cổ khác, hay đứa trẻ bị bắt đi... Còn biến thể là những phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Ví dụ như trong một câu chuyện cổ tích ở vùng này, người chị ganh ghét người em giết người em để lấy hoàng tử thì người em biến thành đàn hạc kể tội, còn ở vùng khác thì biến thành khung cửi kẽo kẹt (tôi sẽ đề cập cụ thể về trường hợp này ở phần sau). Điều này gắn liền với tín ngưỡng cũng như phong tục của người kể chuyện. Và thông qua việc tìm hiểu những biến thể, những nhà nghiên cứu văn học dân gian sẽ hiểu hơn về văn hóa,  lịch sử, ngôn ngữ của từng vùng.
Trong các hình thức văn học dân gian có sử dụng những yếu tố của truyện kể dân gian, thì thơ ca dân gian (ballads) là một trong những hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là với văn hóa của người Anh và người Scot. Andrew Lang (1844-1912), khi nói về loại hình này, cho rằng "chúng rất gần với Märchen [...] với những sự kiến thường chỉ xảy ra trong truyện cổ tích, dựa vào niềm tin về những thế lực siêu nhiên cũng như những phong tục tập quán dựa trên những niềm tin đấy". Những bài thơ ca dân gian này thường có tính nhạc, và được những người hát rong (bard - nếu như đã từng xem series The Witcher trên Netflix thì nhân vật Jaskier chính là một người hát rong như vậy) biểu diễn.

II - SCARBOROUGH FAIR
VÀ NHỮNG BẢN DÂN CA CỦA CHILD



Hãy xem lời của Scarborough Fair (Lễ hội Scarborough - các bạn có thể tìm thấy bản dịch ở đây)The Elfin Knight (Hiệp sỹ lùn): 
Scarborough Fair

Are you going to scarborough fair?
Parsley, sage, rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine

Tell her to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary and thyme
Without no seam nor needle work
Then she'll be a true love of mine

Tell her to find me an acre of land
Parsley, sage, rosemary and thyme
Between salt water and the sea strand
When she'll be a true love of mine

Tell her to reap it with a sickle of leather
Parsley, sage, rosemary and thyme
And gather it all in a bunch of heather
Then she'll be a true love of mine

Are you going to scarborough fair?
Parsley, sage, rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine
 
The Elfin Knight
 As I went up to the top o yon hill,
Refrain: Every rose springs merry in’ t’ time
I met a fair maid, an her name it was Nell.
Refrain: An she langed (long) to be a true lover o mine
‘Ye’ll get to me a cambric sark (shirt),
An sew it all over without thread or needle.
Refrain: Before that ye be, etc.
’ll wash it doun in yonder well,
Where water neer ran an dew never fell.
‘Ye’ll bleach it doun by yonder green,
Where grass never grew an wind never blew.
‘Ye’ll dry it doun on yonder thorn,
That never bore blossom sin Adam was born.’
‘Four questions ye have asked at me,
An as mony mair ye’ll answer me.
Ye’ll get to me an acre o land
Atween (Between) the saut water an the sea sand.

‘Ye’ll plow it wi a ram’s horn,
An sow it all over wi one peppercorn.
Ye’ll shear it wi a peacock’s feather,
An bind it all up wi the sting o an adder
.
‘Ye’ll stook it in yonder saut sea,
An bring the dry sheaves a’ back to me.
‘An when ye’ve done and finished your wark,
Ye’ll come to me, an ye’se get your sark.’
An then shall ye be ture lover o mine
Tôi có bôi đậm những phần tương tự về ngữ nghĩa giữa hai bài, bao gồm: 
Make a cambric shirt without any seam or needlework  - Làm một chiếc áo cưới Cambric mà không có mối nối và đường kim
Find me an acre of land between salt water and sea strand - Tìm một mảnh đất để trồng trọt ngay bờ biển
Reap it (heather) with a sickle of leather Shear it with a peacock's feather  Cắt một loại cây bằng một cái liềm bằng lông
Cả ba việc này đều là những việc không làm được. Và nếu đối chiếu với cấu trúc của một câu chuyện dân gian, thì đây chính là những mô-típ của hai bài này. Nhìn rộng ra, thì mô-típ của những biến thể của câu chuyện này là:  tổng hợp những nhiệm vụ không thể làm được để chứng minh rằng một người có xứng đáng với người kia không. Và bài hát Scarborough Fair là một trong những biến thể đấy. 
Sử dụng tương tự cách phân tích trên, thì ta thấy Sơn Tinh - Thủy Tinh trong văn học dân gian của Việt Nam cũng có những điểm tương tự (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao), nhưng thay vì hai bên thách đố nhau thì là vua Hùng thách cưới hai chàng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tuy nhiên, đây chỉ là sự so sánh vui mà thôi. 
Phiên bản cổ xưa nhất của mô-típ này được cho là từ thời kỳ Cải cách tôn giáo ở Scotland vào thế kỷ 16dưới dạng câu đố dân gian (metrical riddle) được viết bằng tiếng Latin và là bài thơ nhại, chế giễu một bài hát cổ của các tu sĩ dòng công giáo Roma (Roman Catholic):
Refrain (Điệp khúc):I had a true lover over the sea
Parla me dixi me dominee.
He sent me love tokens one, two, three,
With a rotrum potrum trumpetorum (?)
Parla me dixi me dominee.
He sent me a book that none could read, (sách khổng thể đọc được)
He sent me a web without a threed (thread). (lưới không có đường chỉ)
He sent me a cherry without a stone, (quả anh đào không có hạt)
He sent me a bird without a bone. (chim không có xương)

How can there be a book that none can reand
How can there be a web without a threed?

How can there be a cherry without a stone?
How can there be a bird without a bone?

When the book's unwritten none can read; (sách chưa viết thì không ai đọc được)
When the web's in the fleece it has no threed (lưới còn trên lông cừu thì chưa có đường chỉ)
When the cherry's in the blossom it has no stone; (khi quả anh đào còn là hoa thì chưa có hạt)
When the bird's in the egg it has no bone; (khi chim còn trong trứng thì chưa có xương)

Tương tự như The Elfin Knight, những câu đố này có cùng mục đích là thử thách người tình bằng những thứ vượt ra ngoài khỏi quy tắc thông thường. Trong các bản dân ca của Child cũng có một bài cùng ở dạng câu đố như thế là Captain Wedderburn  (Child #46)
Nhìn rộng hơn, những bản dân ca do Child tập hợp thường có những mô-típ về: tình yêu, phù phép, nguyền rủa, ghen tuông, tình yêu bị ngăn cấm, bị ảo giác hoặc điên, luật nhân quả, những bài kiểm tra xem một ai đó có xứng đáng không, điểm yếu của con người, phản bội và lòng tham, những nhân vật siêu nhiên, anh hùng dân gian... Và trong những anh hùng/nhân vật trong dân gian này có những cái tên nổi tiếng như Robin Hood (xạ thủ vùng Sherwood, chuyên cướp của người giàu chia cho kẻ nghèo), hay Vua Arthur (người rút được thanh kiếm Excalibur từ trong đá và thành lập hội hiệp sỹ bàn tròn). 
Ở đây xin đề cập đến một mô-típ nhỏ: ghen tuông, đặc biệt là chuyện ghen tuông giữa hai chị em cùng một nhà (ruột thịt hoặc là con nuôi) khi một người được cưới hoàng tử hoặc hiệp sỹ, và người còn lại do ghen ghét nên giết người chị em của mình. Lý do vì tôi có dịch lại bài này thông qua lời bài hát Cruel Sister của The Pentangle nên đem ra dùng luôn cho tiện. 


THE CRUEL SISTER (THE TWA SISTER, CHILD #10)

Refrain: Lay the bent to the bunny broom

There lived a lady by the North Sea shore
Two daughters were the babes she bore
As one grew bright as is the sun
So coal black grew the elder one
A knight came riding to the lady's door
He'd traveled far to be their wooer
He courted one with gloves and rings
But he loved the other above all things
Oh, sister will you go with me
To watch the ships sail on the sea?
She took her sister by the hand
And led her down to the North Sea strand
And as they stood on the windy shore
The dark girl threw her sister over
Sometimes she sank, sometimes she swam
Crying, "Sister, reach to me your hand"
Oh sister, sister, let me live
And all that's mine I'll surely give
Your own true love that I'll have and more
But thou shalt never come ashore
And there she floated like a swan
The salt sea bore her body on
Two minstrels walked along the strand
And saw the maiden float to land
They made a harp of her breastbone
Whose sound would melt a heart of stone
They took three locks of her yellow hair
And with them strung the harp so rare
They went into her father's hall
To play the harp before them all
But when they laid it on a stone
The harp began to play alone
The first string sang a doleful sound
The bride her younger sister drowned
The second string as that they tried
In terror sits the black-haired bride
The third string sang beneath their bow
And surely now her tears will flow

Dịch nghĩa:

Có một bà mẹ sống bên Biển Bắc
Sinh ra hai người con gái
Một người lộng lẫy như mặt trời
Còn người chị đen như gỗ mun
Một hiệp sĩ xuống ngựa trước cửa nhà bà mẹ
Chàng đã đi rất xa để tìm người vợ
Chàng hẹn hò người con gái với găng và nhẫn
Nhưng trọn trái tim dành cho người con gái kia
Ôi em gái có đi cùng chị không?
Xem những con thuyền ra khơi ngoài biển?
Chị nắm tay em đi
Dắt em tới bờ Biển Bắc
Và khi chị em đứng trên bờ cát gió
Người chị đẩy em xuống
Lúc em chìm, lúc em nổi
Chị ơi, đưa tay kéo em với
Chị ơi chị hỡi hãy cho em sống
Rồi những gì của em, em sẽ cho chị hết
Ta sẽ có tình yêu của mày và mọi thứ
Nhưng mày sẽ không bao giờ lên được bờ
Và người em trôi như thiên nga trắng
Nước biển mặn chở thân em đi
Hai người hát rong đi dọc bờ biển
Nhìn thấy thân nữ trôi dạt lên bờ
Họ làm chiếc đàn từ xương ngực em
Tiếng nhạc cất lên làm tan chảy cả những trái tim bằng đá
Họ lấy ba lọn tóc vàng của em
Làm những sợi dây của chiếc đàn độc nhất
Họ lui tới lâu đài của cha em
Để chơi tiếng đàn trước bao người
Nhưng khi họ đặt chiếc đàn xuống mặt đá
Chiếc đàn tự mình cất ca
Nốt đầu tiên hát tiếng ca ai oán
Cô dâu đã dìm chết em gái mình
Tiếng nốt thứ hai họ thử cất lên
Ngồi kia run sợ là cô dâu tóc đen
Nốt thứ ba cất sau tiếng kéo
Và giờ đôi mắt nàng chảy lệ

Dịch thơ
NGƯỜI CHỊ TÀN ĐỘC

Mở:
Ngồi nghe kể chuyện ai ơi
Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm

Biển Bắc mụ nọ có hai con
Hai nàng thiếu nữ tuổi còn son
Em thời chói sáng mặt trời rạng
Chị thời đen đúa tựa than hòn

Trước cửa hiệp sĩ từ phương xa
Ngàn dặm tìm người vợ thương ta
Chị nhận găng tay cùng nhẫn bạc
Trái tim trao em gái nõn nà

Em ơi, hãy cùng chị đi xa
Xem thuyền cưỡi sóng, biển bao la
Nắm chặt tay. chị dắt em đến
Biển Bắc quen thuộc vốn là nhà

Bờ cát nắng gió tóc em bay
Chị thời hết sức mà đẩy này
Em chìm, em nổi trong con sóng
“Chị ơi, van chị hãy đưa tay”

“Chị ơi, đời em hãy còn son
Em sống, tiếc gì chút thân mòn”
“Chẳng cần, tao sẽ có mọi thứ
Miễn mày ngập nước mà chết non"

Xác em trôi, trắng tựa thiên nga
Dập dình trên con sóng mặn mà
Hai người hát rong tình cờ thấy
Bãi biển nằm, thiếu nữ ngọc ngà

Đàn hạc tạc từ xương ngực em
Tiếng ca sao thánh thót dịu êm
Ba lọn tóc vàng thành dây nhạc
Đàn này độc nhất chẳng có thêm

Họ tới lâu đài của cha em
Ca hát, bao nhiêu người quây xem
Đàn đặt ngay thẳng trên mặt đá
Bỗng tự mình vang lên tiếng ca

Nốt đầu nghe sao mà oán than
Chị đã giết em, thật độc tàn
Nốt hai khắc sâu vào tâm khảm
Cô dâu ngồi đó, chẳng còn gan
Nốt ba kéo lên một tiếng vang
Chị thời ngồi đó, lệ thành hàng
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có một câu chuyện tương tự như thế này, đấy là truyện Tấm Cám, và đặc biệt giống ở chi tiết một vật biết nói (chiếc đàn hạc và khung cửi), bởi thế cho thấy rằng việc nhiều anh cách đây lâu lâu lôi mấy truyện cổ tích ra để nói tư tưởng dân Việt Nam từ trước đã như thế này thế kia tương đối... dốt, vì người Anh, người Scot, hay người châu Âu cũng có những câu chuyện tương tự như thế mà. 


III - LỜI CUỐI   


Trong việc học/nghiên cứu ngôn ngữ, việc ghi chép là một điều rất quan trọng. Bài viết này chỉ đơn thuần là ghi chép, tổng hợp lại một số điều tôi thấy hứng thú cũng như đặc biệt để ý về một vấn đề trong văn học nói riêng và ngôn ngữ nói chung, thế nên sẽ không có nhiều những phần thuộc về bình luận, phân tích hay kiến giải. Phần này tôi sẽ nhường lại cho bạn đọc thôi. 
Cuối cùng, nguồn tham khảo: 
Introduction to Folklore: Traditional Studies in Europe and Elsewhere - Ronald M. James

JOURNAL ARTICLE - Tam Lin, Fair Janet, and the Sexual Revolution: Traditional Ballads, Fairy Tales, and Twentieth-Century Children's Literature

Notes and Queries: A Medium of Intercommunication for Literary Men
Child, Francis James (1904). Sargent, Helen Child; Kittredge, George Lyman (eds.). English and Scottish Popular Ballads