Tranh luận về thái độ của Genz đối với hôn nhân khá sôi nổi, và thoạt nghe có vẻ hợp lý khi genZ hiện tại lý trí, hiểu biết sâu sắc hơn các thế hệ trước, khi những kỳ vọng tăng, và lựa chọn nhiều "Đối tác" hơn hẳn.
- Tiêu chuẩn ngày càng cao, ít nhất là so sánh với các thế hệ trước. Giờ đơn thuần với GenZ, không chỉ là giàu có, sắc đẹp, mà còn là cả hai: "Ít nhất cô ấy cũng phải trông được mắt một chút", mẹ chồng phải thật dịu dàng vì "Tôi chỉ muốn kết hôn với chồng tôi, tôi đâu muốn kết hôn với bà??"
- Thời gian yêu ngày càng ngắn, đối tác đổi liên tục là chuyện thường, số lượng các đối tác có tăng so với thời điểm trước.
- Một số người bảo thủ cho rằng Hôn nhân, và gia đình bản chất là tôn trọng và trách nhiệm, đặt ngang bằng với tình yêu. Họ lo ngại việc khi kỳ vọng quá cao vào các đối tác, con người ta khó có thể đi đến trọn vẹn hôn nhân. Hôn nhân không chỉ là kết hợp tình dục, sinh sản. Nó còn liên quan đến Tình yêu và trách nhiệm. Có lẽ, thành tựu lớn nhất và vĩ đại nhất của hôn nhân là "Hoàn thiện các cá nhân". Ta kết hôn, và qua thời gian, ta thấy bản thân chịu đựng, tha thứ giỏi hơn. Và cuối cùng, khi nhìn lại, ta thấy ta tạo ra một "Thành tựu" nào đó, là thay đổi bản thân ta, và cả người phối ngẫu nữa. Điều này cực kỳ quan trọng với ý nghĩa cuộc sống, là thứ mà ta sẽ gặp khủng hoảng khi đến tuổi già.
- Và khi muốn đạt thành tựu như vậy, thì không thể nào không tiến tới Hôn nhân, trừ khi "Cái tôi" của ta quá lớn, ta cho rằng bản thân ta không thể bị sửa dạy. Điều này xảy ra rất nhiều với những cặp đôi yêu nhau, khi dễ dàng chia tay. Tốt thôi, vì tôi cảm giác tôi không hợp với anh ấy/cô ấy, vì "Cái tôi" của họ quá lớn. Điều này khó có thể xảy ra ở Hôn nhân, do các ràng buộc ta phải sống chung và thay đổi con người "Khó ưa" đó. Cứ nhìn vào tỉ lệ ly dị thì thấy ngay. Và thứ "Thành tựu" đó, thứ trách nhiệm đó, chỉ có thể được định hình sau vài chục năm chung sống. Cái mà người ta lo lắng ở GenZ, là họ quá yếu đuối, mong manh, và không thể đi hết con đường vị tha đó. Nó làm lung lay kết cấu hạt nhân của xã hội: Gia đình.
- Vì thế, việc GenZ ngày lập luận về vấn đề Hôn nhân hiện tại cho thấy Chủ nghĩa cá nhân ngày càng gia tăng. Nguyên nhân có lẽ là do Công nghệ, thứ có thể kết nối ta với vài chục ngàn người, và đẩy ta vào một biển so sánh trong đó, dẫn đến việc ta kỳ vọng một người phối ngẫu hoàn hảo nhất. "Ồ, anh kia ở Mỹ nhìn có vẻ khá mlem, còn anh Việt Nam xóm mình sao thấy phèn quá!". Chủ nghĩa vị tha dần yếu thế, người ta không còn có thể cúi mình xuống để chịu đựng những bất công tạm thời, người ta càng ngày đòi hỏi người khác phải cung cấp thức ăn cho "Cái tôi" của họ. Nó mới là tình trạng đáng báo động, không phải việc kết hôn đơn thuần.
- Một số người có thể lập luận phản biện rằng kết hôn sớm, mặt nào đó làm trầm trọng tình trạng gia tăng dân số như những thế hệ trước, một gia đình thường có 5-7-10 người con, dẫn đến một cuộc sống khó khăn. Lập luận này không thuyết phục. Ta hoàn toàn có thể tiến tới Hôn nhân, mà vẫn giới hạn được số thành viên trong gia đình, vì bản chất của Hôn nhân là hoàn thiện các cá nhân.
Ta kết hôn, khi ta có lòng vị tha, và cảm giác có đủ trách nhiệm, và ta muốn xây dựng một loại thành tựu bền vững, giúp ta thoát khỏi "Khủng hoảng hiện sinh".