GenZ là thế hệ trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như chiến tranh Iraq, đại suy thoái năm 2007 hay đại dịch Covid-19, đây là thế hệ phải chịu nhiều áp lực trước sự thay đổi nhanh chóng và cảm thấy mơ hồ về tương lai. Tuy nhiên, bất chấp mọi lo ngại, đây cũng chính là thế hệ tự tin họ có thể thay đổi thế giới, xóa bỏ ranh giới và định kiến về nghề nghiệp 

1. Gen Z và Quan điểm chọn nghề, xóa bỏ định kiến nghề nghiệp 

Trong đợt dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 31.9%. Nền kinh tế trì trệ và bị suy thoái khiến genZ gặp khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp. Một số ngành nghề được cho là có thu nhập hấp dẫn trước đó bỗng sở hữu tỷ lệ thất nghiệp cao chót vót như du lịch, tiếp viên hàng không.v.v Ngược lại, một số ngành nghề lại nổi lên bất ngờ và được nhiều người ưa chuộng như bán hàng online, nhân viên CSKH.v.v. Sự thay đổi chóng mặt này yêu cầu giới trẻ phải nhanh chóng thích ứng nếu không muốn bị tụt lại phía sau. 
Một số người cho rằng, Gen Z là thế hệ không thích hợp với công việc văn phòng, chỉ thích tự do khám phá và hình thức freelancer là lựa chọn đúng đắn. Trên thực tế, các số liệu cho thấy Gen Z đang dần hướng đến các việc làm liên quan tới cơ quan chính phủ, y tế và khoa học nghiên cứu. Họ nhận thấy tầm quan trọng của các ngành nghề này, đồng thời sức khỏe cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu sau dịch. Cũng bởi lý do đó, GenZ trở thành thế hệ đầu tiên thay đổi về thước đo thành công truyền thống. Những quan điểm cần có danh tiếng và tài sản được thay thế bởi những giá trị đạo đức khác biệt, ví dụ điển hình là một số ca sĩ, diễn viên gạo cội đang dần bị tẩy chay và yêu cầu cấm sóng khi có những hành động đi lại với quan điểm đạo đức. Họ ngày càng quan tâm nhiều tới việc đóng góp công sức nhằm cải tiến xã hội, làm những điều có nghĩa và bổ ích hơn là làm việc vì tiền. 
Các công việc văn phòng cũng được Gen Z hướng đến phần lớn bởi sự ổn định lâu dài. Nhiều công cụ ra đời hỗ trợ giới trẻ trong công cuộc tìm việc và làm việc. Với tiêu chí vừa làm việc siêng năng vừa làm việc thông minh, GenZ đang dần thay đổi những định kiến xung quanh câu chuyện ngành nghề được đặt ra trước đó. 

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề của Gen Z

2.1 Bản sắc cá nhân

Bản sắc cá nhân cũng như quan điểm chính trị, đều là những thứ có thể thay đổi, nhưng đối với Gen Z, đây là yếu tố quan trọng quyết định tới việc đưa ra quyết định. Họ mong muốn tìm kiếm những môi trường, những thương hiệu sở hữu sản phẩm chất lượng, uy tín, đồng thời mang lại môi trường lành mạnh, ít drama, cho phép ứng viên tự do thể hiện bản sắc cá nhân. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng cần tích cực cải tiến, thay thế những sản phẩm lỗi thời, những thuật ngữ phân biệt giới tính và chủng tổng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và có khả năng học hỏi  

2.2 Chủ nghĩa tích cực 

Mỗi người đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với Gen Z, sự bất công và những chính sách vi phạm cộng đồng luôn là những quyết định sai lầm. Họ sẵn sàng đương đầu để chống lại với sự tiêu cực và định kiến. 86% giới trẻ sẵn sàng lên tiếng chống lại các vấn đề mang tính vĩ mô như biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc và bình đẳng giới. Không ít Gen Z tham gia các cuộc biểu tình lớn trên thế giới, sử dụng hastag cùng nhiều công cụ khác nhau để lan tỏa nguồn năng lượng, truyền tải quan điểm của bản thân tới người khác.
Chính tư duy sẵn sàng đối đầu và thái độ kiên quyết đã định hình nên thế hệ này, đưa họ vào công cuộc giải cứu thế giới.
Chính quan điểm và chủ nghĩa tích cực cũng ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn ngành nghề và nơi làm việc. Gen Z sẵn sàng từ chối các môi trường làm việc không lành mạnh và nhiều drama, không có sự gắn kết.

2.3 Quan điểm về cộng đồng 

Sinh ra và lớn lên trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, Gen Z được tiếp xúc với mạng internet và nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác. Tuy nhiên, không đơn giản chi quan tâm tới công nghệ và số hóa, đối với họ, sự kết nối giữa con người và con người là vô cùng cần thiết, đặc biệt là sau sự tác động lớn đến từ đại dịch Covid-19. 
Nhiều cộng đồng được ra đời và giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc học tập, tìm việc. Các hastag như learnontiktok được phát triển rộng rãi và ngày càng viral. Chính những cộng đồng liên kết này cũng đưa ra những đánh giá liên quan tới môi trường làm việc. Họ không ngại review và ‘’bóc phốt’’ những môi trường làm việc tốt lẫn không tốt nhằm hỗ trợ người đi sau có nhiều lựa chọn tốt đẹp hơn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị một profile tốt, những phúc lợi và luôn đặt con người hàng đầu để có được những ứng viên tiềm năng nhất. 

3. Gen Z - Đa di năng, phá bỏ mọi ranh giới 

Chính những biến cố xảy ra ở hiện tại đã biến Gen Z trở thành thế hệ đặc biệt nhất với suy nghĩ không đi theo lối mòn nào cả. Chính khả năng tiếp cận công nghệ khá sớm cùng tinh thần học hỏi đã giúp họ trở thành những con người đa di năng, có thể làm một lúc nhiều ngành nghề với tầm hiểu biết sâu rộng. 
Với mong muốn được công nhận và mức độ tham vọng nghề nghiệp cao, Gen Z không ngừng học hỏi, không ngừng cố gắng và đổi mới để mang lại những giá trị. Điều này cũng cho thấy, nếu Gen Z nhận ra rằng bản thân đã chinh phục được mọi thử thách, khó khăn ở vị trí hiện tại, thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm nơi có nhiều thử thách để phát triển bản thân của mình. Đó cũng là lý do vì sao các Gen Z ngày nay lại cực kỳ bị thu hút bởi môi trường Startup đầy thử thách và mang tính cọ xát với thực tế cao. 
Ngoài ra, kết nối đa dạng trong môi trường làm việc cũng là điều mà các Gen Z mong muốn. Họ sẵn sàng phá bỏ mọi ranh giới, hòa nhập với mọi người, với mọi nền văn hóa và giáo dục. Do đó, sự đa dạng không chỉ khiến công ty của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với Gen Z mà còn là một phần quan trọng trong kế hoạch giữ chân nhân viên của bạn.