Gaslighting là gì?
Gaslighting (nghĩa đen là thắp sáng đèn ga) là một hình thức thao túng tâm lý trong đó kẻ thao túng (gaslighter) sẽ sử dụng những thông tin sai lệch, bóp méo sự thật khiến nạn nhân luôn trong tình trạng lo lắng, tự trách chính bản thân và mất dần nhận thức về thực tế mà không hề hay biết mình đang bị thao túng.
Gaslighting có thể xuất hiện trong mọi mối quan hệ từ gia đình, tình yêu cho đến bạn bè, đồng nghiệp. Gaslighter cũng có thể là hiện thân của bất kỳ ai đặc biệt là những người thân cận nhất như bố mẹ, người yêu, bạn bè.
Nguồn gốc thuật ngữ
Thuật ngữ “Gaslighting” bắt nguồn từ một vở kịch cùng tên vào năm 1938 ở Mỹ.
Câu chuyện nói về một cặp vợ chồng. Người chồng Jack Manningham đã khiến cô vợ Bella Manningham nghĩ rằng cô ta bị điên bằng cách âm thầm liên tục thay đổi những chi tiết trong nhà cũng như phủ định nhận thức của cô về những sự việc đã xảy ra. Từ “gaslight” xuất phát từ chi tiết người vợ nhận thấy chiếc đèn ga trong nhà sắp hết ga nhưng người chồng cứ phủ định điều đó và cho rằng vợ mình có vấn đề về thần kinh.


Bạn có đang bị gaslighting?
Nếu bạn đã và đang trải qua lần lượt những giai đoạn tâm lý sau, khả năng cao bạn là nạn nhân của gaslighting mà không hề hay biết.
Giai đoạn 1 – Hoài nghi: Gaslighter sẽ liên tục bóp méo sự thật sau đó phủ định hết mọi lập luận của bạn khiến bạn hoài nghi về suy nghĩ của chính bản thân mình. Những người này sẽ liên tục chỉ trích bạn trong mọi hành động mà bạn làm dù là nhỏ nhất chỉ để khiến bạn cảm thấy tội lỗi, rằng bạn không thể làm điều gì đúng đắn cho họ.Giai đoạn 2 – Phòng thủ: Lúc này theo bản năng bạn sẽ bảo vệ bản thân khỏi sự thao túng của gaslighter bằng cách liên tục nghiền ngẫm lại những sự việc đã xảy ra, về những tổn thương người đó gây ra cho bạn. Tâm trí bạn lúc này chỉ lo nghĩ cách làm sao để chứng minh bản thân thật sự không tệ hại như vậy. Bạn sẽ tốn thời gian vô ích vào chuyện vô bổ vì thế nào thì người kia cũng sẽ khẳng định bạn sai mà thôi.Giai đoạn 3 - Trầm cảm: Đến giai đoạn này thì bạn đã thật sự tuyệt vọng. Bạn sẽ không còn nhận ra chính mình nữa. Một số hành vi của bạn cảm giác thật sự xa lạ như của một người khác. Kết quả là bạn sẽ mắc một căn bệnh tâm lý mang tên “Trầm cảm” (Depression) vì phải trải qua những diễn biến tâm lý kể trên trong một thời gian dài dẫn đến stress cực độ.Một ví dụ điển hình về gaslighting là hãy tưởng tượng người chồng của bạn đi làm về muộn rất nhiều lần và khi bạn hỏi anh ta về vấn đề đó, hắn ta liền khẳng định rằng mình không hề về muộn mà do bạn bị mất nhận thức về thời gian. Sau đó bạn nghi ngờ chính bản thân mình. Hôm sau việc này lại xảy ra, bạn đã để ý kỹ giờ giấc nhưng anh ta vẫn khẳng định này nào cũng đi làm về vào thời gian đó. Hai người đã tranh luận về điều này rất nhiều lần và lần nào anh ta cũng khiến bạn nghi ngờ về nhận thức của bản thân. Bạn thấy mình thật vô tâm và việc nghi ngờ chồng là một điều xấu. Và hắn ta sẽ lặp lại cách thức tương tự đối với những điều dối trá khác nữa. Lâu dần bạn sẽ cảm thấy mình là một người vợ tồi tệ và rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng.


Vậy phải làm gì để thoát khỏi “những kẻ thắp đèn ga” này?
Nếu bạn đọc được bài viết này và cảm thấy mình đang có những dấu hiệu trên, hãy viết lại những sự việc đã xảy ra theo góc nhìn khách quan nhất. Từ đó bạn sẽ phần nào loại bỏ được cảm giác tội lỗi của bản thân và nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực hơn.
Hầu hết những nạn nhân của gaslighting nói chung đều là những người có tinh thần yếu, dễ bị lung lay cũng như dễ tin tưởng người khác đặc biệt khi gaslighter là người yêu, bạn bè thân thiết của họ. Một khi bản thân đã bị bao phủ bởi thứ ánh sáng độc hại đó thì bạn khó có thể thoát ra nếu không nhờ sự trợ giúp của người khác. Hãy kể cho một người mà bạn nghĩ rằng người ta sẽ tin vào những chuyện bạn đang gặp phải, sẽ thật tốt nếu người đó có hiểu biết về tâm lý học. Nếu sự lạm dụng leo thang cùng với sự xâm phạm về mặt thể xác, hãy tìm đến cơ quan chức năng ngay lập tức.
By Na Tran