Gắn bó lo âu (Anxious Attachment)
Những người có kiểu gắn bó lo âu cảm thấy lo lắng và bất an trong các mối quan hệ. Họ thường có nhu cầu cao về sự gần gũi và chú ý từ người khác, và họ có thể cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị từ chối một cách dễ dàng.
Đặc điểm kiểu gắn bó lo âu
- Thường cảm thấy lo lắng và bất an quá mức trong các mối quan hệ.
- Có nhu cầu cao về sự gần gũi và gắn bó, thường muốn dành nhiều thời gian cho đối phương, và muốn họ thể hiện tình cảm với mình một cách rõ ràng.
- Nghi ngờ, lo lắng về ý định và hành vi của đối phương, nghĩ rằng họ không thực sự yêu thương mình, hoặc đang lừa dối mình.
- Tiếp nhận những lời nói và hành động của đối phương theo cách tiêu cực.
- Có xu hướng kiểm soát hoặc đeo bám để đảm bảo rằng mình không bị bỏ rơi.
- Khó khăn thể hiện nhu cầu và cảm xúc một cách rõ ràng.
- Thường nghi ngờ giá trị bản thân hoặc cảm thấy mình không xứng đáng với đối phương.
- Thường cố gắng làm hài lòng đối phương để có được sự chấp nhận từ người ấy.
- Luôn cần đến sự quan tâm và trấn an của đối phương.
- Cảm thấy dễ bị tổn thương bởi những lời nói và hành động của đối phương.
Nguyên nhândẫn đến kiểu gắn bó lo âu
- Kiểu gắn bó lo âu có thể được xuất phát từ thời thơ ấu không nhận được sự chăm sóc và yêu thương đầy đủ.
VD khi trẻ thấy bất an và tìm kiếm sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng không được đáp ứng, cảm giác lo lắng, sợ bị bỏ rơi dần hình thành, luôn bám víu khi có cơ hội.
- Người trưởng thành cũng có thể hình thành kiểu gắn bó lo âu sau những mối quan hệ bị đổ vỡ.
VD có một người nào đó họ từng rất tin tưởng, nhưng lại bị chính người đó phản bội hoặc bỏ rơi một cách bất ngờ khiến họ không còn niềm tin, nghi ngờ vào những mối quan hệ sau đó.
Phương pháp cải thiện kiểu gắn bó lo âu
- Tìm hiểu về kiểu gắn bó của bản thân.
- Nếu đang trong mối quan hệ, tìm hiểu kiểu gắn bó của đối phương.
- Học cách chia sẻ một cách rõ ràng và chân thành.
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe.
- Tập viết nhật ký suy nghĩ và cảm xúc.
- Thực hành chánh niệm.
- Chọn đối tác có sự gắn bó an toàn.
- Tham khảo về kiểu gắn bó an toàn trong bài viết trước.
Người thân của bạn là người có kiểu gắn bó lo âu?
Cố gắng đồng cảm với người đó và tìm cách để người đó cảm thấy yên tâm hơn, giúp mối quan hệ của hai người cũng trở nên lành mạnh hơn:
- Nhất quán trong việc đặt ra và tuân thủ những lời hứa, cũng như sự cam kết của bạn.
- Hãy giúp đối tác nhận thức rõ hơn về sự lo lắng của họ đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người như thế nào.
- Thể hiện sự quan tâm và bảo đảm điều đó một cách thường xuyên để đối tác của bạn cảm thấy yên tâm.
- Khuyến khích họ tham dự trị liệu cặp đôi cùng với bạn.
- Cho đối tác thấy rằng bạn luôn đánh giá cao họ.
Hãy nhớ rằng, bất kể kiểu gắn bó của bạn là gì, bạn xứng đáng có được những mối quan hệ lành mạnh và trọn vẹn. Bằng nỗ lực và sự hỗ trợ, qua thời gian bạn có thể xây dựng mối liên kết tình cảm mạnh mẽ dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và như ý hơn.
MeoToMo sẽ giới thiệu từng kiểu gắn bó, đừng quên nhấn Follow để cùng Mèo tìm hiểu nhé.
Nội dung từ panahicounseling và tham khảo nhiều nguồn khác nhau.
Yêu
/yeu
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất