Gamefi (source: cointelegraph).
Gamefi (source: cointelegraph).
Đã Game lại còn gắn với blockchain, đây là cái gì ?
Blockchain game hay còn gọi là Gamefi là thuật ngữ được kết hợp từ 2 từ: Game và Finance. Theo đó, ta có thể hiểu Gamefi chỉ những nền tảng trò chơi có tích hợp mô hình kinh tế trong đó. Mô hình đó thường được gọi với cái tên là “Play-to-earn”, khi tham gia vào các hoạt động trong game, người dùng sẽ nhận lại được các token hoặc các tài sản phần thưởng có thể bán, quy đổi ra tiền mặt. 
Số lượng game vẫn không ngừng tăng
Số lượng game vẫn không ngừng tăng
Nhờ vào công nghệ blockchain, các dự án Gamefi có được ưu điểm hơn game truyền thống ở sự khan hiếm vật phẩm trong game. Chẳng hạn như những vị tưởng trong game LOL, hay thẻ cầu thủ trong Fifa online 4 chỉ được tạo ra ở một số lượng nhất định dưới dạng NFT. 
Hơn thế, blockchain con trao quyền sở hữu thực sự cho người dùng. Quay trở lại ví dụ trên, khi bạn có được 1 NFT vị tướng trong game LOL chẳng hạn, kể cả khi game có sập, vị tướng NFT đấy vẫn sẽ nằm trong ví của bạn. Và bạn hoàn toàn có thể mang chiếc NFT đấy lên sàn để bán. 

Bối cảnh phát triển

Như mọi trend khác, Ethereum là nơi bắt nguồn cho làn sóng này. Những ngọn lửa của làn sóng blockchain game đã bắt đầu được nhen nhóm từ năm 2017, cùng thời điểm công nghệ NFT bắt đầu được phát triển, và cũng là năm Bitcoin nổi đình nổi đám trên toàn cầu.
Nhưng thời điểm đó, có vẻ chưa phù hợp để nuôi dưỡng các dự án game trên môi trường blockchain. Nhiều dự án đã khởi chạy, nhưng hàng loạt vấn đề liền ập đến. Họ loay hoay để tìm ra mô hình kinh tế phù hợp với dự án, chưa kể lại phải giải quyết bài toán thu hút người dùng. Khi câu trả lời vẫn đang là ẩn số, mùa đông crypto ập đến vào tháng cuối của năm 2017.
Cả thị trường tiền điện tử lúc này chìm vào một màu xám u ám. Tia lửa của làn sóng Gamefi kia chưa kịp bùng cháy đã bị vùi dập. Nhưng hóa ra, downtrend là phép thử cần thiết đối với các dự án Gamefi. Những dự án thực sự nghiêm túc sẽ có thời gian để nghiên cứu và phát triển. Cũng ở khoảng thời gian này, Axie Infinity đã được thành lập.
Trải qua những cơn sóng lớn theo thị trường, Gamefi vẫn tiếp tục phát triển trong thầm lặng. Cho đến giữa năm 2021, cũng là bối cảnh khi thị trường crypto vừa trải qua một đợt sập mạnh.
Vậy nhưng mùa đông này lại khác so với thời điểm 2017. Thị trường đã có đông đảo người chấp nhận hơn, có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn nhỏ, công nghệ blockchain cũng có những bước tiến nhất định. Và quan trong, thị trường crypto lúc này đã chứng minh được giá trị của mình qua các ứng dụng Defi.
Đây cũng là thời điểm mà covid đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, mọi công việc phải tam ngưng để chống chọi với dịch bệnh. Do đó, lượng người mới đổ vào thị trường crypto là cực kì lớn. Đương nhiên, họ đến đây với mục đích tìm một kênh đầu tư mới, nhanh hơn, năng động hơn, kiếm được tiền và đôi khi là dễ dàng tiếp cận hơn. Giữa muôn vàn yêu cầu đó, Gamefi xuất hiện và trở thành ứng viên sáng giá nhất.

Gamefi hoạt động như thế nào mà người chơi có thể kiếm tiền từ đó ?

Các dự án Gamefi hoạt động theo đúng model: Play-to-earn. Người dùng tham gia vào tựa game, bỏ thời gian cày cuốc, và kiếm lại tiền. Nghe như đây là một công việc thật sự lí tưởng với bất kì đứa trẻ nào nhỉ. Vậy, hãy mổ xẻ cụ thể hơn xem, mô hình kinh doanh của các dự án này là như thế nào nhé.
Khi xây dựng một con game trên blockchain, ta cần chú ý 2 điểm: phần “play” và phần “earn”. Phần play tức là những yếu tố bên trong trò chơi đấy như thể loại game, đồ họa, cốt truyện, gameplay,... Nhưng phần quan trọng hơn cả là phần earn. Lúc này, yêu cầu đội ngũ xây dựng phải giải quyết được bài toán kinh tế trong game, tìm được một mô hình phù hợp với dự án của mình. Nói rõ hơn, câu hỏi cần được trả lời là: Dự án lấy tiền đâu mà trả cho user ?
Có 2 lời giải (theo mình biết) cho câu hỏi lớn trên. Giải pháp đầu tiên là gọi vốn. Một phần của số tiền gọi vốn sẽ được dành ra để làm phần thường cho user ở những thời điểm đầu của dự án. Nhưng nước cứ chảy thì đá sẽ mòn, đây chưa phải là lời giải dài hạn cho bài toán.
Tokenomic của Axie (source: <a href="https://whitepaper.axieinfinity.com/">whitepaper</a> của dự án)
Tokenomic của Axie (source: whitepaper của dự án)
Giải pháp thứ 2 chính là: lấy doanh thủ để trả cho người chơi. Đây mới chính là đáp án mà bất kì dự án Gamefi nào cũng mong muốn đạt được. Nếu có một lượng người chơi đủ đông, đủ trung thành, điều này sẽ hoàn toàn khả thi. Doanh thu của các dự án Gamefi thường đến từ các nguồn như:
Các đợt mở bán NFT (là nhân vật, hoặc vũ khí bắt buộc phải có để chơi được game)
Phí giao dịch NFT trên nền tảng của dự án 
Phí giao dịch trên mạng lưới riêng. Không nhiều dự án sở hữu lợi thế này. Nhưng hãy nhìn vào biểu đồ doanh thu Axie Infinity dưới đây. Khi dự án bắt đầu giới thiệu chuỗi Ronin riêng của mình vào cuối tháng 6 và khởi chạy vào đầu tháng 7. Doanh thu sau đó đã phá vỡ kĩ lục.
Doanh thu của Axie tăng vọt kể từ thời điểm khởi chạy trên chain riêng Ronin, tháng 7 2021. (Nguồn: tokenterminal)
Doanh thu của Axie tăng vọt kể từ thời điểm khởi chạy trên chain riêng Ronin, tháng 7 2021. (Nguồn: tokenterminal)

Vấn đề của blockchain game

Trend gamefi nổi lên trong năm 2021 vừa qua thường được gọi là làn sóng Gamefi 1.0. Gọi là 1.0 bởi lẽ vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết

Tính “play” bị bỏ qua

Khi nhắc đến game, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ đến tính giải trí của nó. Nhưng khi được gắn với blockchain, phần giải trí gần như bị mọi người bỏ qua và chỉ tập trung vào phần kiếm tiền. Điều này trực tiếp biến các dự án Gamefi chắc khác gì một dự án Defi được thay hình đổi dạng.
Tính “play” mà mình muốn nhắc đến ở đây, là mọi yếu tố của một tựa game như đồ họa, cốt truyện, cách chơi,... Ở làn sóng Gamefi 1.0 này, các tựa game thường mang một gameplay quá sức đơn giản (như thẻ bài, chọn lượt chơi, hoặc thậm chí để máy tự cày), đồ họa thì như những tựa game ra mắt những năm 2000, thậm chí còn chả có cốt truyện. 
Siêu đồ họa của các tựa game blockchain 1.0
Siêu đồ họa của các tựa game blockchain 1.0
Giải thích cho điều này, nhiều nhà phát triển cho rằng công nghệ blockchain đang không đáp ứng được điều kiện để xây dựng một tựa game hiện đại. Nhưng có vẻ đây cũng chỉ là một lí do chống chế. Thực chất, việc xây dựng một tựa game có đồ họa đẹp là hoàn toàn khả thi. Nhưng vấn đề ở đây là việc đó sẽ mất rất nhiều thời gian, mà đa số dự án “ăn theo” lại không muốn lỡ mất đợt sóng này. Vì vậy, họ tìm đến giải pháp đơn giản hơn: đó là build những tựa game đơn giản, hay là mua source.
Sau đó, chỉ cần gắn thêm vào đó 1,2 token là đủ để có cái mác “Gamefi” rồi.   

Lạm phát mất kiểm soát

Hãy thử tưởng tượng, bạn là 1 người tham gia vào các tựa game play-to-earn. Bạn sẽ có những hoạt động như thế nào ? Có thể là: Đầu tư → Chơi game → Nhận phần thưởng → Bán ra tiền. Và mình tin đa số các blockchain gamer cũng như vậy. 
Nếu tính hấp dẫn nhất của các tựa game là giải trí đã bị bỏ qua, dự án chỉ có thể níu chân người dùng bằng cách đưa ra mức earn thực sự hấp dẫn. Tức các nhà phát triển phải liên tục “in tiền” để trả cho người chơi của mình.
Bên cạnh đó, vẫn còn 1 vấn đề khác cần lời giải là mức giá của token phần thưởng. Chắc chắn sẽ không ai muốn tham gia vào 1 tựa game mà con đường về bờ là quá dài. 
Để giải quyết, các dự án Gamefi sẽ lựa chọn mô hình 2 tokens (dual-token). Phần thưởng trong game sẽ được trả bằng 1 đồng tiền riêng, tách khỏi đồng tiền chính của dự án. Token phần thưởng sẽ có nguồn cung vô hạn. Dự án sẽ có cơ chế mua lại token trên thị trường và đốt  (được trích ra từ doanh thu) nhằm giữ giá cho phần thưởng của mình.
Cơ chế này có hiệu quả không ? Thật ra là có. Nhưng khi người chơi gia tăng với tốc độ quá nhanh, một lực bán lớn cứ ào ạt đổ ra thị trường. Thì cho dù dự án có mua, có đốt gì đi chăng nữa cũng chỉ là muối bỏ bể. 

Kết luận là gì ?

Sau làn sóng Gamefi 1.0 này, nhiều người đã không còn coi đây là một trend nữa. Phần đa những người tham gia thị trường đã công nhận đây là cả một ngành công nghiệp và có tiềm năng lớn trong tương lai. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi 2 mảng gắn liền với GameFi là NFT và Metaverse đang được đổ tiền phát triển rất mạnh.
Bước qua năm 2022, dù có những mô hình biến thể từ play-to-earn. Song nhìn chung, Gamefi đang dừng lại. Đương nhiên, anh bạn của chúng ta cần thêm nhiều thời gian để phát triển, hoàn thiện những thiếu sót ở phiên bản trước của mình.
Có một vài tựa game với đồ họa AAA siêu đỉnh đã được nhá hàng (như Star Atlas trên mạng Solana hay Ascenders trên mạng Avalanche), sớm thôi ta sẽ được kiểm chứng các tựa game này.