Xin mạn phép giới thiệu một chút tâm sức của tôi dành cho các bạn yêu thích lịch sử Việt Nam.
Đó là hơn 3000 bài thơ sử Việt tôi đã viết trong nhiều năm qua, giờ được gom lại trên Page Facebook với tên gọi "Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca" (Link page: https://www.facebook.com/VietNamQuocSuDienCa)
Một ngày tôi có thể làm ba bốn bài trong thời gian nghỉ ngơi. Tôi coi làm thơ là nghỉ ngơi. Đọc tài liệu, chuẩn bị, chọn lọc các chi tiết để đưa vào thơ mới thực là công việc
Sử là bộ môn quan trọng, bởi bộ môn này tổng hòa nhiều kiến thức xã hội nhân văn trong đó và cũng là tất cả nền văn hóa/văn hiến của nhân loại, của một cộng đồng quốc gia có được.
Nhưng ở nước ta còn nhiều tồn tại, hạn chế trong dạy và học sử, tôi hy vọng những bài thơ sử của tôi góp phần nhỏ bé để các em học sinh bớt sợ môn Sử và thấy thích nó hơn.
Tôi không quá kỳ vọng 3000 bài thơ sử trên mạng xã hội sẽ thay đổi cách học về sử của người trẻ, nhưng hy vọng những người đã và đang đọc nó sẽ hiểu và tiếp thu nhanh hơn những gì từng được gọi là khô cứng và nhàm chán.
Mong ngày càng nhiều các bạn trẻ say mê sử Việt hơn nữa!
Dưới đây xin phép được giới thiệu một số bài thơ từ Page:
TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913-1997)
Anh hùng Trần Đại Nghĩa Sinh trưởng ở Vĩnh Long, Một thiên tài chế tạo Ngành công nghiệp quốc phòng.Anh hùng Trần Đại Nghĩa
Cái tên Trần Đại Nghĩa Do cụ Hồ tặng ông Quên thân vì nghĩa lớn Cao cả một tấm lòng.
Tên thật Phạm Quang Lễ, Sáu tuổi, cha không còn Ông được chị và mẹ Nuôi học ở Sài Gòn.
Tú tài đã tốt nghiệp Ông phải bỏ, buồn sao Vì gia cảnh nghèo khó Không thể học lên cao.
May thay một người bạn Cảm mến con người ông Hứa tìm nguồn học bổng Sự việc đã thành công.
Phạm Quang Lễ đi Pháp Ngày đêm học miệt mài Mười một năm liên tục Nước Pháp phục thiên tài.
Nhận năm bằng Đại học Từ những trường hàng đầu Của Tây Âu, Pháp quốc Ông vẫn chưa ngừng đâu.
Mười một năm ở Pháp, Ông đọc sách say mê Chủ yếu về vũ khí Ngày đọc, tối ngồi ghi.
Năm một chín bốn sáu Ông trở về quê hương Đi cùng Hồ chủ tịch. Một dũng khí khác thường!
Cụ Hồ hỏi: “Thiếu thốn Chú có chịu được chăng? Đất nước còn gian khổ...” Trần Đại Nghĩa đáp rằng:
“Thưa cụ, tôi vẫn hiểu Dân ta ăn chưa no, Nhưng về nước làm việc Tôi không chút đắn đo.”
Tác phẩm đầu xuất xưởng Là súng Bazoka Sức công phá dữ dội Khiến Pháp sởn da gà.
Lần đầu tiên xung trận Bắn cháy 2 xe tăng Đánh chìm tàu chiến Pháp Quân địch hết hung hăng.
Tiếp đó, ông mô phỏng Sáng chế súng thần công Loại đại bác không giật Vác vai nhẹ như không.
Với công lực tương tự Đại bác của Hoa Kỳ Cân nặng đến sáu tấn Không thể vác mang đi.
Từ đó đánh lô cốt Ta chỉ bắn từ xa Đỡ tốn bao xương máu Lính bớt phải xông pha.
Ngoài ra, ông cải tiến Một tên lửa của Nga Tăng cường thêm tầm với Bắn máy bay từ xa.
B -5-2 rơi rụng Không quân Mỹ cúi đầu Anh hùng Trần Đại Nghĩa Tên tuổi để đời sau.
GIA LONG NGUYỄN ÁNH (1762-1820)
Triều Tây Sơn sụp đổ. Sau bao nhiêu khổ công, Lên ngôi, Nguyễn Phúc Ánh Đặt niên hiệu Gia Long.
Gia Long là gì nhỉ? Nghĩa là từ Thăng Long Vào đến tận Gia Định Dưới quyền hành của ông.
Sau bao nhiêu khó nhọc Khốn khổ vì Tây Sơn Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh Tiến hành cuộc rửa hờn.
Cứ thói đời mà xét Trả thù là thường tình Nhưng trả thù tàn bạo Thì không phải anh minh.
Cô con gái mười tuổi, Cả nhà Bùi Thị Xuân Bị voi dày ngựa xéo… Những việc làm bất nhân.
Hàng trăm ngàn người khác Bị đào mộ, hành hình Gây ai oán, phẫn nộ Kinh động cả thần linh.
Công bằng, có thể nói Gia Long cũng có công Thống nhất cả Nam Bắc Hình thành dải non sông.
Chính quyền được cải tổ Rất khoa học, văn minh Giáo dục được khuyến khích Văn hiến đã định hình.
Không đặt chức Tể tướng Không lập Hoàng hậu cung Bỏ danh Trạng nguyên cũ Để quyền lực tập trung.
Gia Long, về đối ngoại Chịu thần phục nhà Thanh Nhưng chống đối người Pháp Kẻ ngày xưa giúp mình.
Triệt hạ Thiên chúa giáo Cảnh giác với Tây dương Cho người tuần tra biển Đề phòng sự bất thường.
Có nhiều người nhận định: Gia Long tính nhỏ nhen Đố kỵ kẻ hiền sỹ Tính nết cũng hơi hèn.
“Cộng khổ” thì rất tốt “Đồng cam” thì không đâu! Trong gian khó, sống tốt Lúc phú quý, hại nhau.
Đại công thần bị giết Đều là án oan sai Nguyễn Văn Thành đi trước Đặng Trần Thường thứ hai.
Người Tàu và người Việt Phần lớn có tính này Câu Tiễn rồi Lê Lợi Bao câu chuyên xưa nay.
Ở đời nên hiểu rõ: “Thỏ đã bắt được rồi Chó săn họ giết bỏ” Rất đen bạc tình đời.
“Con chim đã bị hạ Giữ cung tên làm chi?” Quan trường như miệng cọp Bám chấp để làm gì?
Đáng khen là Phạm Lãi Và Lãng Tử Yến Thanh Bồng bềnh theo sông nước Né được bả công danh.
CAO BÁ QUÁT (1809-1855)
Là nhân tài kiệt xuất Nổi tiếng thời bấy giờ Đời gọi là Thánh Quát Do quá giỏi văn thơ.
Quê gốc Cao Bá Quát Ở Phú Thị, Gia Lâm Ông học nhiều biết rộng Cả nước biết tiếng tăm.
Thơ ông không gò bó Khuôn sáo như lệ thường Cũng như ông, tính cách Ghét giả dối, nhiễu nhương.
Một phần bị ghen ghét Ông ngông, cũng một phần Nên dù thơ văn giỏi Vẫn thi rớt nhiều lần.
Mãi sau cũng đỗ nhỏ Kiếm được cái cử nhân Nhưng Triều đình không dụng Không cho ông làm quan.
Chỉ cho làm chân chạy Đưa công văn giấy tờ Ông càng sinh chán nản Chỉ uống rượu, làm thơ.
Sau ông làm giáo thụ Phụ trách ở Quốc Oai Chức hữu danh vô thực Thân phận chẳng hơn ai.
Ông chán ngán thời cuộc, Và thế thái, nhân tình Nên tham gia khởi nghĩa Chống đối lại triều đình.
Phò tá Lê Duy Cự Làm khởi nghĩa nông dân. Dựng ngọn cờ hành đạo Để cướp phú, tế bần.
Triều đình đánh dữ dội Lê Duy Cự lao đao Cao Bá Quát tử trận Như một đấng anh hào.
Ông làm thơ chữ Hán Có cả mấy ngàn bài Triều Nguyễn cho đốt hết Để tránh họa lâu dài.
Vì thơ ông biểu hiện Chí chống lại cường quyền Ghét tham quan, nịnh hót. Nên bị ghét, đương nhiên.
“Tài tử đa cùng phú” Còn lại đến hôm nay Tìm hiểu Cao Bá Quát Nên đọc tác phẩm này.