Nguồn: tuổi trẻ cười

Vụ việc em N.T.T.T “ được” cho đứng ngoài cổng giữa thời tiết nắng nóng 40 độ C ở Trường tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng vừa qua đã làm dư luận dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trước hành động vô nhân tính này. 
“ Vô nhân tính” , có quá khi dùng ba từ này?
1. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con em mình được học bán trú nên đừng lấy cái nghèo để đối xử với các em học sinh khác biệt. Các em đang trong tuổi ăn học, đang trong giai đoạn hoàn thiện quá trình nhận thức thì nên có những hành động phù hợp vì đơn giản nhà trường là cái nôi của giáo dục vì thế hãy làm những hành động đúng với “ giáo dục”.
2. Một nền giáo dục có vận hành trơn tru được hay không thì phải có sự phản hồi và ban hành một cách đồng bộ . Lãnh đạo các cấp, các ngành khi ban sắc lệnh cần xem xét hoàn cảnh cũng như điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ sở.
“ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”
Nếu dùng sai thì sẽ hỏng mà hỏng rồi thì khó sửa chữa sai lầm - nhất là trong hoàn cảnh thông tin lan truyền với tốc độ một cách chóng mặt như hiện nay. Nhà trường khi nhận được sắc lệnh nên có những triển khai rõ ràng, thuận lợi để giáo viên và phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Dễ dàng không đồng nghĩa với việc luồn lách hay sai sót ,chính việc quá dài dòng và khó khăn mới là nguyên nhân của việc xảy ra nhiều tiêu cực như hiện nay.
Thử hỏi  nếu con em của các bậc lãnh đạo hoặc giáo viên nhà trường một mình đứng giữa trời trưa nắng không có một chỗ trú mát như thế kia thì họ có chịu khoanh tay đứng nhìn và sự việc này không được phát giác, liệu rằng có bao nhiêu con em chúng ta phải chịu hoàn cảnh này nữa.
Áp dụng quy định là đúng, nhưng nếu ảnh hưởng tới tinh thần và  tính mạng của một con người, hơn nữa là một đứa trẻ 6 tuổi thì tôi không chắc nó chỉ là những lời xin lỗi đơn giản. Trách nhiệm của cả một tập thể giờ đây đổ lên đầu một đứa trẻ
Giáo viên có thấy điều này không?
"Có"
Nhà trường có thấy điều này không?
 "Có"
Phụ huynh có thấy điều này không?
"Có"
Nhưng tuyệt nhiên nhà trường và giáo viên giống như những bù nhìn di động, mắt không thấy, tai không nghe và mọi thứ đều im  bặt. Chúng ta dạy cho con trẻ phát triển nhận thức, còn chúng ta, ngay cả việc sờ sờ trước mắt cũng không nhận thức được nó như thế nào
3. Đừng biến giảng đường trở thành một phòng tra khảo tinh thần

Bài đăng của cô giáo chủ nhiệm phê bình các bạn học sinh đi sớm

Tôi không đồng ý với việc giáo viên bắt các em sai phạm chụp hình và gửi lên trang thông tin chung của lớp. Các em đang trong tuổi ăn tuổi lớn, những vấn đề về việc phân biệt đúng sai trái phải còn rất nhiều hạn chế ( ngay cả người lớn còn sai phạm đầy ra huống chi là đứa trẻ 6 tuổi).
 Việc bắt các em đứng lên trước bục giảng của lớp sẽ làm các bạn có tâm lý tự ti vì sự khác biệt, hoặc xấu hổ khi chịu ảnh hưởng từ cái nhìn của cô giáo, bạn bè xung quanh và các phụ huynh khác.
Sự việc này không phải lỗi của học sinh và càng không phải lỗi của phụ huynh. Do tính chất công việc và hoàn cảnh nên các bậc cha mẹ bắt buộc phải làm như thế. 
Mùa covid đẩy con người xa hơn về mặt khoảng cách chứ đừng xa cách về mặt tâm hồn, về mặt đạo đức. Đừng biến trường học thành một khiến học sinh sợ hãi khi bước vào đó, hãy trả nó về đúng với bản chất của nó.