Bức hình được lưu giữ từ năm này qua năm khác với nội dung hù dọa các tân sinh viên ngành kinh tế với các thể loại caption kiểu như:
Top 10 Những điều đáng sợ ở đại học (đặc biệt là trường N)
Top 1:
Phải chăng giá trị thặng dư, tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tư bản là những khái niệm "xa xỉ" đối với toàn dân và đặc biệt ám ảnh với đời sinh viên tới như vậy sao ?. Nhưng tại sao nó lại phải tồn tại trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam và đặc biệt là phải là trong năm đầu của thời thanh xuân dưới mái trường Đại học ?
Những cuốn sách về Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản dày cộp sẽ là một món phụ kiện hoàn hảo trong trang phục cosplay người ngoài hành tinh. Thay vì những ánh mắt ngưỡng mộ có phần thèm thuồng khi nhìn các anh zai hát giọng mũi trên Showbi*** và các em gái uốn lượn với thân hình nóng bỏng, chắc chắn sẽ là ánh mắt của anh da đen này sẽ dành cho bạn nếu bạn là người đọc sách hệ tư tưởng có thể là kèm thêm một cái cau mày khó hiểu ???
Bất chấp việc tốn một cốc coffee và một buổi tối thao thao bất tuyệt về sự tuyệt vời môn khoa học của những môn khoa học này thì câu hỏi được nhận nhiều nhất là: Tại sao tao phải học môn này trong khi cả đống phim netflix đang chờ ? Môn này có giúp tao kiếm nhiều tiền hơn không ????
Để cho bài viết mang tính chất thời sự và gắn liền với mục tiêu kiếm tiền của nhiều "bạn đọc" thì xin phép gắn với chủ đề thị trường chứng khoán. Đương nhiên còn rất nhiều các khía cạnh khác nhưng chắc là sẽ không có thời gian để khai thác hết. Nếu viết bài được nhiều tiền chắc sẽ viết nhiều hơn.
Dạo gần đây các thông tin về thị trường chứng khoán đổ về mỗi người trong chúng ta trên mọi mặt trận. Tai, mắt, thậm chí cả miệng một cách dồn dập trong thời gian dài. Những nhà đầu tư tận dụng mọi nguồn lực đề bàn tán về TTCK qua social media, mainstream và truyền miệng. Câu chuyện buôn trứng hot từ vỉa hè trá đá cho tới những nơi công sở, người người nhà nhà buôn trứng. Những bạn trẻ với ngân sách tí hon nhưng với trí tượng tượng khổng lồ là một lực lượng hùng hậu trong việc thổi nến cũng như đu đỉnh. Những nhà đầu tư già dặn hơn cũng không kiềm lòng với mức lợi nhuận tính bằng lần nếu tham gia đúng thời điểm. Cứ thế mọi người đồn nhau về một thị trường trong mơ chỉ việc ném tiền vào và để tiền đẻ ra tiền và rồi chúng ta sẽ hướng tới tự do tài chính không cần làm gì mà tài khoản vẫn tăng. Ai tham gia thị trường cũng chọn cho mình một chiến lược. Những Bốc phét (Buffet) đầu tư suy nghĩ theo chiến lược dài hạn nhưng thực hiện mua bán theo phiên, những Fisher với công thức định giá phức tạp, những công cụ đầy sự logic nhưng đỏ thì bán mà xanh thì mua. Ai cũng có lý do của mình, ai cũng cho rằng thời điểm mình tham gia là hợp lý và giá cả mua là phải chăng nhưng có một câu hỏi mà không phải ai cũng đặt ra khi tham gia TTCK:
TẠI SAO GIÁ CỔ PHIẾU LẠI TĂNG (GIẢM) ?
Rõ ràng ai cũng thích cổ phiếu của mình tăng kịch trần sau khi mua vào hoặc giảm sàn khi vừa mới bán. Cảm giác chiến thắng thị trường thật thích thú và phấn khích y như cưỡi trên mình một con ngựa chiến và thuần hóa được nó. Trí tưởng tượng thì vô hạn nhưng ví của bạn thì hữu hạn và xẹp lép mỗi lần đu đỉnh. Thực ra bạn không hề cô đơn
ngay cả tới Newton cũng đã từng là nạn nhân của TTCK với một phát biểu thể hiện sự bất lực của mình.
Đã có rất nhiều nhà khoa học từ mọi lĩnh vực ngành nghề tham gia vào TTCK với đủ các trường phái lập luận tư duy rồi phán đoán nhưng tựu chung lại chúng ta có thể chia làm hai trường phái chính. Hai trường phái này tượng trưng cho hai quan điểm phổ biến về cổ phiếu.
CỔ PHIẾU LÀ MỘT HÀNG HÓA THÔNG THƯỜNG
Một dạng hàng hóa thông thường sẽ tuân theo quy luật cung cầu. Một lẽ dĩ nhiên khi nhu cầu một món hàng tăng lên giá tăng kể cả với những lý do vô lý nhất. Cuộc khủng hoảng trên TTCK diễn ra tại Hà Lan vào những năm 1600 với nguyên nhân là củ hoa tulip Hà Lan. Vào thời điểm đó nhu cầu về hoa tulip tăng nhanh điên cuồng đẩy giá củ hoa này tăng nhiều lần trong một thời gian ngắn. Chỉ cần bỏ tiền mua củ hoa tulip người ta sẽ thu về một đống tiền khi nó nở thành hoa. Hiện tượng cầu ảo làm đẩy giá một cách chóng mặt và ai cũng nghĩ rằng sẽ có một thằng đần khác mua lại cổ phiếu của mình với giá cao hơn. Người ta tin rằng con người là động vật lý tính dù thay đổi cả nghìn năm thì cách cư xử trên thị trường vẫn là như nhau và một nền móng vững chắc cho việc này là lịch sử sẽ lặp lại. Sau nhiều năm phát triển bộ môn "lướt sóng thần chưởng" người ta gọi nó là Phân tích kỹ thuật. Nơi chúng ta sẽ được tìm hiểu về quá khứ của cổ phiếu dưới hàng nghìn cách nhìn nhận khác nhau. Theo biểu đồ, mô hình nến, lịch sử, tin xấu, tin tốt thậm chí là cả chiêm tinh học (tôi đã từng nghe về chuyện mồng 1 âm lịch thị trường sẽ giảm và vào ngày trăng rằm thường TTCK sẽ tăng trưởng do ảnh hưởng của lực hút mặt trăng là mạnh nhất :v và các câu chuyện về vệt sao, chòm sao ảnh hưởng như thế nào tới TTCK) Vậy làm sao chúng ta có thể biết được liệu chúng ta có đang là một trong những siêu thương lái củ hoa tulip như những gì chính loài người (homo sapiens) đã làm cách đây khoảng 400 năm? Có một thực tế là khi nhu cầu tăng quá cao trong thời gian ngắn nhưng nguồn cung không hề được đầu tư hay nói chính xác hơn là không ai muốn đầu tư để tăng nguồn cung dẫn tới tăng giá mạnh càng làm quá trình đẩy giá ảo hàng hóa lên cao. Ai cũng muốn trading, buôn bán hàng hoá vậy ai sẽ là người sản xuất. Thế là mọi người đổ xô đi buôn đi đầu tư vì dễ quá mà cứ bỏ tiền vào là ngày mai tăng 10% bằng luôn cả mùa làm lụng vất vả.
Quay trở về Việt Nam, những năm Covid vừa qua, dịch bệnh đã làm thay đổi mọi thứ. Mọi người không thể tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất thông thường, nhà máy đình trệ, thất nghiệp gia tăng. Khi con người buộc phải ở trong nhà thay vì ra ngoài tiêu dùng và kiếm tiền như bình thường thì con người tìm ra cách kiếm tiền mới thông qua TTCK. Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, giá trị thị trường của các cổ phiếu tăng dần là một dấu hiệu tốt cho thanh khoản của TTCK nhưng ngày càng nhiều xuất hiện những luồng tiền ồ ạt từ các nhà đầu tư củ hoa tulip dẫn tới việc giá đẩy cao nhanh và mạnh chỉ trong một năm. Điều gì đã khiến TTCK phát triển thần tốc tới vậy. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn của cải dư thừa, nền kinh tế tăng trưởng ??? Việc tăng trưởng nóng trên TTCK không đi cùng pha với việc tăng trưởng thực của nền kinh tế hay nói cách khác là giá trị thặng dư không tăng đột biến trong một năm vừa qua sẽ có khả năng dẫn tới một quả "bong bóng". Một khi bong bóng nổ mọi người từ ngạc nhiên tới hụt hẫng rồi đau đớn tới tụt cùng.
Vậy giá trị thặng dư nó là cái gì vậy ?. Theo Karl Marx giá trị của một hàng hoá dựa trên công thức T-H-T. Đây là hình ảnh đại diện cho lưu thông (dòng chảy)
Ống nước lưu thông
Như chúng ta có thể thấy ở trên lưu thông giống như một đường ống dài ngoằng gấp khúc và có 2 đầu. Chúng ta ném 1 đồng xu vào một đầu sau một thời gian va đập tạo ra những tiếng kêu leng keng nhưng kì lạ thay bên đầu kia của ống rơi ra 3 đồng xu. Marx gọi 2 đồng xu rơi thêm là giá trị thặng dư. Người ta bắt đầu ném ngày càng nhiều vào với hy vọng kiếm được nhiều giá trị thặng dư hơn nữa. Nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi hai đồng này được sinh ra từ đâu. Rõ ràng nếu mình không đưa đồng xu ban đầu vào ống cống thì chẳng có cách nào nó có thể đẻ ra thêm 2 đồng nữa được (giá trị thặng dư không thể sinh ra bên ngoài lưu thông) Nếu mình ném vào bên trong ống thì mới tạo ra thêm 2 đồng mới (chỉ có thể sinh ra trong lưu thông). Đến đây thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ bên trong ống có một điều gì đó thần kì giống như thần đèn hay túi thần kì của doremon phải không ?. Người ta đã đề xuất cắt nó ra thành từng phần để xem bên trong có gì nhưng sau khi cắt ra thì không thấy gì bên trong cả (đồng thời không phải trong lưu thông). Ví dụ về chiếc cống thần kì này đại diện cho quá trình đầu tư sản xuất dưới con mắt của Marx. Việc chúng ta cắt nhỏ chiếc ống thần kì cũng giống như việc phân tích từng giai đoạn cụ thể trong quá trình lưu thông của tiền. Trong quá trình sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng tiền ban đầu (1 đồng) để mua nguyên vật liệu đầu vào (NVL) sau đó từ NVL chuyển đổi thành sản phẩm (H) sau đó bán sản phẩm để thu được tiền (3 đồng).
Từ đó Marx cho rằng giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất là do sức lao động của con người mà ở đây là tầng lớp công nhân. Sự giàu có của các nhà tư bản dựa trên việc bóc lột giai cấp công nhân để tạo ra tư sản và đồng thời tiếp tục quay vòng để tạo ra thêm lợi nhuận mới. Ở một xã hội mà một giai cấp chiếm ưu thế hay độc quyền về tư liệu sản xuất thì tầng lớp công nhân được sử dụng như một công cụ tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội và mãi mãi là như vậy. Chính vì những lý thuyết trên mà chúng ta có các cuộc cách mạng của giai cấp công nhân ở thời điểm đó nhằm đưa đòi lại tư liệu sản xuất đã bị chiếm hữu bởi giai cấp tư sản.
2. CỔ PHIẾU THỂ HIỆN GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY
Tiếp tục với câu chuyện chứng khoán, trái với phong cách có phần hơi đỏ đen đến từ vị trí của người chơi hệ PTKT thì phân tích cơ bản cho chúng ta thấy một cách lập luận có vẻ logic hơn với những công thức dài ngoằng phức tạp. Trấn áp những nhà đầu tư F0 với những bài viết phân tích đồ sộ để cho ra một con số sẽ tác động tới việc mua hay bán cổ phiếu. Giá trị thị trường thấp hơn giá trị định giá -> mua cổ phiếu đó và đợi cho tới khi đạt được giá trị thực thì bán. Đối với phương pháp này thay vì chúng ta nghiên cứu quá khứ thì giá trị cổ phiếu được định giá bằng các khoản lợi nhuận trong tương lai mà tài sản này thu được đa số tới từ cổ tức. Việc tính toán giá trị tiền tại các thời điểm khác nhau xảy ra trong tương lai yêu cầu nảy sinh một phương pháp mà sau này người ta gọi đó là “chiết khấu”. Việc tính toán các dòng tiền này chính là việc khó khăn nhất trong phương pháp này. Với tỷ lệ chiết khấu tùy theo cảm nhận của mỗi nhà đầu tư sẽ cho ra một kết quả khác nhau và một quyết định đầu tư khác nhau.
Trái với Marx, chủ nghĩa tư bản với lập luận rằng việc tạo ra sản phẩm dựa trên những tính toán dựa trên nhu cầu thị trường.
Dựa trên mối quan hệ doanh thu và chi phí trong đó chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu (NVL) chi phí sản xuất chung (SXC) và cuối cùng là chi phí cho nhân công. Nhà đầu tư bán các sản phẩm thu được doanh thu và lợi nhuận.
Việc quyết định tạo ra một sản phẩm dựa trên quy luật cung cầu hay nói một cách đơn giản: “có cầu thì ắt có cung”. Quy luật này phát huy trong đa số hàng hóa thông thường nhưng với những dạng hàng hóa đặc biệt hơn nó thường được điều tiết một cách cụ thể. Sẽ như thế nào nếu ngày mai các sản phẩm có hại như thuốc lá, rượu, bia……. sản xuất tràn lan với lý do nhu cầu sử dụng cao. Hay như giáo dục sẽ đình trệ vì không ai muốn đi học cả tất cả mọi người đều muốn bỏ học để làm giàu và để dạy làm giàu cho người khác như đại đa số thầy cô ”chíc chóc” tiktok hiện nay. Kinh tế tư bản không phải là không có lỗ hổng khi mà cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1930 đã chứng minh rằng quy luật cung cầu nếu không được điều tiết đúng sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng thừa xảy ra khi sản xuất quá nhiều tới mức dư thừa so với nhu cầu trái lại so với ví dụ bong bóng bên trên. Thừa tới nỗi mà sản phẩm chất thành đống không ai tiêu thụ dẫn tới lãng phí nguồn lực và từ đó bắt đầu kéo theo hàng loạt sự phá sản của các DN sản xuất. Do đó chính Marx cũng đã đề xuất việc sản xuất theo định lượng nhất định đủ dùng cho nhu cầu cơ bản của con người. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta có tem phiếu, sổ gạo.
Đi cùng với việc sản xuất theo định lượng là các doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch mà nhà nước đã đề ra về sản lượng và chất lượng. Nhờ đó mà các DN nhà nước với vị trí độc quyền và độc tôn trong thị trường ra đời. Nhà máy sợi, nhà máy gạch, nhà máy thịt với nguồn lực của toàn xã hội trở thành một trong những con quái vật trong nền kinh tế của Việt Nam trước những năm cải cách (1986).
Nền kinh tế với tư tưởng chấp nhận sự có mặt của nhiều thành phần trong đó có cả các DN được coi là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của đất nước. Việc chấp nhận sự có mặt của các DN đã đưa nền kinh tế bao cấp chuyển mình sang kinh tế thị trường như hiện nay nhưng vẫn còn một số những mâu thuẫn (conflicts) cố hữu. Điều này thể hiện rõ trong quá trình dạy và học ở các trường đại học. Các môn học được học đầu tiên khi bước vào trường đại học kinh tế dù là bất kể ngành nào đều là các môn về hệ tư tưởng đi kèm với các môn kiến thức căn bản. Dù cho các môn học này có khó tới như thế nào, có cổ đại tới đâu thì sinh viên cũng sẽ phải trải qua những sự lặp đi lặp lại trong các môn học tới nỗi in sâu trong tiềm thức của mỗi sinh viên trường N. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu nó nằm giữa ranh giới giữa trắng và đen nên việc ghim vào đầu tư tưởng về chủ nghĩa Marx với tư duy của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều vô cùng cần thiết đối với các mầm non tương lại, các tiểu tư sản và có thể sau này là chủ tịch tập đoàn lớn. Chính vì lý do đó nên các môn học về hệ tư tưởng mặc dù đã khá cũ kĩ nhưng sẽ luôn luôn là bắt buộc với mọi chuyên ngành.
Cuối cùng thì với TTCK,
Lợi nhuận của nhà đầu tư là từ việc mua bán cổ phiếu và cổ tức
Lợi nhuận của broker là phần trăm hoa hồng trên SỐ TIỀN GIAO DỊCH của khách hàng
Lợi nhuận của DN là nguồn vốn giá rẻ
Lợi nhuận của các chuyên gia lợi nhuận có được từ các NH và các quỹ.
Lợi nhuận của các thầy cô bán chứng online là từ các học viên.
Ở một thị trường ai cũng là người lợi thì ai là người thiệt cũng giống như giải đan quạt mở rộng một người lỗ và ba người hoà làm nhớ tới zero-sum game.
1. Burton G.Malkiel (2007). A Random Walk Down Wall Street: The Time-Tested Strategy for Successful Investing.
2. Hình ảnh trích trong Dairy of a Wimpy Kid
3. Các môn học tại trường N và Google University.