Hôm nay về thăm trường đại học cũ, tôi - một thanh niên điển hình của thế hệ đi trước (gen Y) - ngồi nhấp nháp ly cà phê cùng với các đàn em của mình trong CLB cũ. Sau một thời gian dài lo lắng bồn chồn vì đại dịch, tôi càng đăm chiêu hơn khi nghe các em - những đứa trẻ của thế hệ sau (gen Z) - chia sẻ về sự lo âu của mình.
1. Lo âu trong việc tìm kiếm bản thân mình
Ở ngôi trường đại học điểm đầu vào thuộc dạng top thành phố, nhiều bạn trẻ thi vào không phải vì đam mê của mình mà là do sự kỳ vọng của bố mẹ. Câu hỏi mà sấp nhỏ trăn trở nhất, không phải là học phí môn này bao nhiêu, mai kiểm tra chương nào, mình đã học được gì, mà là “Mình là ai?”, “Tại sao mình lại ở đây?”, “Sau này mình ra đời sẽ làm gì?”. Trong khi bằng tuổi mấy đứa nhỏ, mình còn suy nghĩ ngày mai ăn gì, đi đá bóng ở sân nào. Thật sự những câu hỏi được đặt ra khiến mình suy nghĩ không ngừng vì sự lạc lối của các em trong hành trình tìm kiếm bản thân của mình.
2. Lo âu tìm kiếm định hướng và con đường sự nghiệp
Một đặc sản ở ngôi trường này đó chính là những hình mẫu lý tưởng được các anh chị đi trước và thầy cô đặt ra: đậu Management Trainee (MT ) của các công ty lớn, tham gia các cuộc thi chuyên ngành, nắm chức to ở CLB trong trường. 
Những điều ấy không hẳn là xấu, nhưng vô hình chung việc ấy đã xây dựng tư tưởng cho lớp trẻ đi sau hình mẫu lý tưởng về một sinh viên thành công và sau này trở thành doanh nhân thành đạt, những con đường sự nghiệp khác ít người trải qua đều bị gạt bỏ. 
Mình từng hỏi một bạn năm nhất 
- Định hướng của em sau này là gì?. 
- Em đang tham gia một CLB, em sẽ cố gắng trở thành Trưởng ban Marketing, sau đó năm 2 em sẽ đi thực tập ở Agency, cố lấy một tấm bằng giỏi, sau khi ra trường sẽ thi MT.
 Thoạt đầu nghe rất đáng hay, rất thú vị và đáng ngưỡng mộ khi một bạn năm nhất đã có định hướng cho mình như vậy. 
- Hay thế, mới năm nhất mà em đã có con đường đi của riêng mình rồi!. 
- Không anh ơi! Tại anh President của em chia sẻ như vậy nên em muốn học theo ấy!
Vậy, em đang đi con đường của em, hay của người khác?
3. Lo âu để phát triển bản thân theo hướng vạn năng 
10 năm trước, có được tấm bằng ĐH đã là một lợi thế lớn. Trên tay chứng chỉ IELTS 6.5 là ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thì 10 năm trở lại đây, tấm bằng Cử nhân đã trở thành một điều quá phổ thông, điểm IELTS 6.5 là đầu vào của rất nhiều trường ĐH. 
Vì thế, các em tôi - Gen Z - hoặc phải tự mình tìm kiếm một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt so với phần còn lại của thế giới HOẶC là phát triển bản thân theo hướng vạn năng - cái gì cũng phải biết (nhưng chưa chắc đã hiểu sâu cái gì).
Áp lực không tự sinh ra và mất đi, nó chỉ truyền từ người này sang người khác. Ở đây là sự mong đợi của gia đình, sự hy vọng của thầy cô và sự tin tưởng của bạn bè. Vô hình chung, các em mang trên vai mình trách nhiệm phải giỏi, và phải giỏi một cách hoàn hảo và vạn năng: học phải giỏi, tham gia CLB phải tốt, thi các cuộc thi phải đậu, thực tập phải thực tập ở các công ty lớn. Vậy thì, giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân ở đâu khi ai cũng giỏi như vậy?
4. Lo âu vì sức ép của peer pressure 
Với một đứa vô tư lự như mình, mình ít khi nào bị ảnh hưởng quá nhiều từ sức ép, sự ảnh hưởng của các bạn bè đồng trang lứa. Đơn giản là vì: Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, xuất phát điểm khác nhau. Việc so sánh bạn này với bạn khác như thể chúng ta đang đánh giá năng lực của một con cá bằng khả năng leo cây vậy. Cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc (Albert Einstein). 
Trích đoạn tôi cực thích trong Alice in wonderland:
Một ngày nọ, Alice đến ngã ba đường và thấy một chú mèo Cheshire trên cây. Cô bé hỏi:
- Mình nên chọn con đường nào đây?
- Tùy thuộc vào bạn muốn đi đến đâu. (chú mèo đáp)
- Mình không biết mình muốn đi đâu hết. (Alice trả lời)
- Vậy thì, nó chả quan trọng.
Đúng vậy, it doesn’t matter, nó chả quan trọng. Nếu như bạn đang đứng giữa ngã ba đường, bạn đang không biết sẽ phải đi đến đâu. Vậy liệu chuyện phải chọn, phải trả lời cho câu hỏi WHAT có phải là vấn đề nữa không? Hãy tự hỏi mình là ai, tại sao (WHY) mình muốn làm việc này. Peer pressure như Covid 19 vậy. Nó là một căn bệnh phổ biến ở các bạn GEN Z hiện nay: lây lan một cách nhanh chóng, nhưng thầm lặng từ bạn này sang bạn khác, vô hình chung tạo ra một đặc sản của các bạn GEN Z. 
__________
Phải chăng lời tâm sự của người đàn anh đi trước kia đã phản ánh được một phần tâm trạng của thế hệ trẻ - gen Z - ở thời điểm bây giờ? Thế hệ của sự lo âu, lo âu trong việc tìm kiếm bản thân mình, trong việc tìm kiếm định hướng và con đường sự nghiệp, để phát triển bản thân theo hướng vạn năng? 
__________
Có lẽ ở những năm tháng đôi mươi 20s, thế hệ GEN Z chúng ta vẫn luôn sợ phải đưa ra các quyết định quan trọng, luôn mang trong mình nhiều lo âu trên hành trình khám phá, phát triển bản thân. Những người bạn xung quanh chúng ta cũng đã bắt đầu phải chọn ngành học ở đại học và nhưng chúng ta thì lại cảm thấy “cực kỳ tồi tệ” vì không biết đâu sẽ là đam mê, là ngành nghề mình cần theo đuổi. Chúng ta vẫn đang bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của một loạt các câu hỏi: Lỡ mình chọn sai ngành học thì sao? Lỡ rằng những quyết định vào năm đầu 20 tuổi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tương lai sự nghiệp của chúng ta sau này thì sao? 
Mỗi ngày mở mắt ra, chúng ta đều quyết tâm, cố gắng trên chặng đường “sự nghiệp” riêng, nhưng thật sự nhiều lúc chúng ta vẫn cảm thấy “ghen tị” với những ai đó có định hướng tương lai rõ ràng vì các bạn đã, đang và sẽ biết chắc các điều bạn ấy muốn làm, muốn hướng đến. Có phải, chúng ta - những người trẻ thế hệ GEN Z mỗi lần nghĩ về việc lựa chọn và đưa ra quyết định, để cảm thấy cực kỳ stress. Chúng ta thực sự muốn bản thân có thể đưa ra quyết định hoàn hảo nhất và tốt nhất có thể, nhưng  thậm chí còn chẳng biết phải bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu… Bởi có lẽ, mỗi quyết định đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời chúng ta, vì thế không thể cho phép lựa chọn “sai” .
Suốt hơn một năm qua, mình vẫn bền bỉ để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cá nhân để hoàn thiện hơn mỗi ngày, chúng mình biết được mình nên học từ ai, ở đâu, và học như thế nào. Gần đây mình cũng đã tìm hiểu được rất nhiều Fanpage, nhiều tổ chức hay, các chương trình bổ ích, để giúp mình nhận thức rõ hơn về bản thân, có kế hoạch định hướng và phát triển tốt nhất cho tương lai. Những kiến thức mình học được sẽ giúp mình tự chuẩn bị năng lực và kỹ năng cần thiết để trở thành ứng viên thế hệ GEN Z chất lượng với nhà tuyển dụng. Hôm trước mình có đọc ở Website của YBOX.VN một chương trình này rất hay, mà cá nhân mình nghĩ rằng chúng ta nên đăng ký để học, và trải nghiệm nó: “CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU”
👉 Link đăng ký: https://bit.ly/FSD_Application_Form
👉 Tìm hiểu thêm tại: https://bit.ly/VOCO_FSD
Một chương trình được cùng thiết kế xây dựng & triển khai bởi những doanh nghiệp ĐA QUỐC GIA TOP ĐẦU trong lĩnh vực của mình, đó chính là:
L'Oréal - công ty hàng đầu trong Beauty Tech Industry tại Việt Nam & Thế giới Shopee - Sàn Thương Mại Điện Tử sở hữu sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Mình hi vọng rằng, những gì mình - một cậu bé thế hệ GEN Z đang chia sẻ với các bạn sẽ giúp các bạn cảm nhận được sự đồng cảm, và chương trình mình chia sẻ với các bạn sẽ góp phần trang bị định hướng nghề nghiệp chuyên sâu, phát triển kiến thức và kỹ năng theo phòng ban để chúng ta sẵn sàng cho “tình đầu” của sự nghiệp đẹp nhất và không mang trong mình nhiều “nỗi âu lo” kia nữa.
__________