Friedrich Engels
Friedrich Engels

FRIEDRICH ENGELS LÀ AI?

Friedrich Engels  (28/11/1820 - 5/8/1895) ( hay ở Việt Nam được phiên âm với cái tên Phriđrich Ăngghen ), ông là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học và là một người Cộng sản, cùng với Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản. Ông cùng với Marx là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
Trong tiểu sử về Engels, Vladimir Lenin đã viết: “Sau người bạn Karl Marx (mất năm 1883), Engels là học giả và người thầy giỏi nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn bộ thế giới văn minh. Trong các công trình khoa học của họ, Marx và Engels là những người đầu tiên giải thích rằng chủ nghĩa xã hội không phải là phát minh của những kẻ mộng mơ mà là mục đích cuối cùng và kết quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội hiện đại. về sự thống trị và chiến thắng của một số tầng lớp xã hội trước những tầng lớp xã hội khác."

The Origin of the Family, Private Property and the State (1884)

Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và tại Việt Nam, nó được dịch với tựa đề "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước". Trong tác phẩm này, Engels cho rằng gia đình là một thiết chế luôn thay đổi được hình thành bởi chủ nghĩa tư bản. Nó chứa đựng một cái nhìn lịch sử về gia đình liên quan đến các vấn đề giai cấp, sự nô dịch của phụ nữ và chế độ tư hữu.
Phương pháp luận nghiên cứu về gia đình trong xã hội nguyên thủy là là lí luận về hai loại hình sản xuất. Mà Marx và Engels đã từng nhắc tới trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức". Hai ông cho rằng xã hội loài người được quyết định bởi hai loại sản xuất; thứ nhất là sản xuất ra tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, thứ hai là sản xuất ra chính bản thân con người. Trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", Engels đã viết: “… nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống".
Khi phân tích sâu hơn về hai loại hình sản xuất, Engels cho rằng: "Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Lao động càng ít phát triển, khối lượng sản phẩm của sản phẩm và do đó, của cải của xã hội càng bị hạn chế thì chế độ xã hội tỏ ra bị quan hệ thị tộc chi phối càng mạnh mẽ hơn”. Như vậy, theo Engels, mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát triển của gia đình, trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, đồng thời, các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác.
Vượt qua các hình thức gia đình từ thời nguyên thủy cho tới xã hội văn minh, chúng ta sẽ tìm hiểu về quan niệm của Engels với hình thức gia đình một vợ một chồng. Hãy lưu ý rằng, "Một vợ một chồng trong chế độ xã hội tồn tại áp bức giai cấp" khác so với hình thức gia đình trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam, và bài viết không liên hệ tới xã hội hiện đại hay bất kì vấn đề pháp luật nào cả.
Hình thức một vợ một chồng là gia đình gồm một người vợ, một người chồng và có quan hệ ổn định. Trong gia đình này, người chồng có địa vị chi phối, người vợ có địa vị lệ . Điều này là bởi hình thức gia đình một vợ một chồng được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội mà không dựa trên sự lựa chọn tự nhiên như các gia đình trước đây. Engels viết: "chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát". Ông nhấn mạnh rằng, trong xã hội tự bản chủ nghĩa thì quan hệ giữa đàn ông và đàn bà gắn bó chặt chẽ với "dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác". Sự đối lập giai cấp cũng gắn liền với sự đối lập trong gia đình giữa đàn ông và đàn bà: "Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng hợp với sự phát triển của sự đối kháng giữa vợ và chồng trong hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông với đàn bà". Điều đó có nghĩa là, theo quan điểm của Engels, gia đình một vợ một chồng là biểu hiện, là đặc điểm của áp bức giai cấp, và sự giải phóng con người khỏi bóc lột giai cấp phải đi kèm với sự xóa bỏ hình thức gia đình một vợ một chồng mà quyền chi phối không được chia sẻ.
Theo Engels, hình thức gia đình một vợ một chồng là một hình thức bóc lột và hình thức ấy chỉ tồn tại khái niệm "một vợ một chồng" về phía người vợ, còn người chồng có quyền chi phối đối với người vợ nên có thể có nhiều vợ hơn hoặc hình thức ngoại tình,...Sở dĩ xã hội không có gia đình một vợ một chồng trên cơ sở tình yêu là do vẫn còn hình thức bóc lột giữa người với người. Chỉ khi nào xóa bỏ đi chế độ xã hội cũ xây dựng xã hội mới không có người bị áp bức thì mới sinh ra gia đình một vợ một chồng dựa trên cơ sở tình yêu.