Freelance là gì? Làm Freelance có phải đóng thuế hay không?
Freelance là gì? Làm freelance thì có phải đóng thuế hay không? Đây là những câu hỏi phổ biến từ những bạn muốn trở thành Freelancer.
Freelance là gì? Làm freelance thì có phải đóng thuế hay không? Mẫu hợp đồng Freelancer? đây là những câu hỏi phổ biến từ những bạn muốn trở thành Freelancer. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin nhé.
Xu hướng làm việc tự do ngày càng phát triển tại Việt Nam. Khi trở thành một Freelancer, bạn có thể kiểm soát được công việc, tự do về không gian làm việc và thời gian.
Vậy freelancer có phải đóng thuế không, các quy định như thế nào, hợp đồng freelancer ra sao?
Freelance là gì?
Định nghĩa freelance là gì mới nhất năm 2021 từ Sau giờ hành chính. Freelance là những công việc tự do và những người làm việc tự do là Freelancer.
Freelance là những công việc tự do, không có sự ràng buộc về thời gian và không gian làm việc. Các Freelancer được làm việc tự do và làm việc cho nhiều công ty cùng lúc.
Freelancer có phải đóng thuế hay không?
Mặc dù việc đóng thuế là bắt buộc, nhưng nhiều bạn trẻ mới bắt đầu chưa biết làm Freelancer cần đóng thuế. Và cách đóng thuế Freelance là gì?
Khi bắt đầu nhận một việc Freelance điều đầu tiên bạn cần làm là thực hiện một số thủ tục pháp lý. Các thủ tục này là giúp bạn tránh khỏi những rủi ro về pháp lý như: cảnh cáo, phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn là bị xử lý hình sự…
Hầu hết các Freelancer hiện nay đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Các khoản thuế này sẽ được tổ chức, doanh nghiệp mà bạn làm việc sẽ tiến hành khấu trừ thuế cho bạn.
Bạn chỉ cần nhận khoản tiền cuối cùng sau khi đã được khấu trừ thuế. Bạn cũng có thể tự tính số thuế phải nộp cho Chi cục thuế.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho Freelancer
1) Tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiến hành khấu trừ thuế cho bạn. Bạn chỉ cần nhân tiền cuối cùng sau khi đã trừ thuế.
2) Bạn sẽ nhận toàn bộ tiền công và tự tính số thuế phải nộp cho Chi cục Thuế
Và điều này bạn phải thỏa thuận trước với doanh nghiệp trước khi bạn nhận làm.
Cách tính thuế trong 2 trường hợp trên như sau:
1) Khấu trừ 10% trên thu nhập. Tiếp theo bạn yêu cầu phía khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức cấp chứng từ khấu trừ thuế để bạn quyết toán thuế vào cuối năm.
2) Tiền công này sau khi giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân bạn là 9 triệu đồng/tháng và người thân là 3.6 triệu đồng/tháng thì phần còn lại được dùng để tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần:
1. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ áp dụng cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ được xác định theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất tương ứng.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)
2. Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ tháng trở lên cho mỗi lần trả sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 10% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
3. Đối với cá nhân không cư trú
Đối với cá nhân là người nước ngoài hoặc cá nhân không cư trú tại Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ 20% theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%
Các thủ tục khai báo thuế
Thủ tục khai báo Freelance là gì? Đây là các bước mà bạn cần phải thực hiện khi nhận một công việc Freelance.
Trường hợp bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân bạn phải thực hiện thủ tục sau:
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế, bao gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực
Căn cứ Điều 8 Thông tư 95/2016/TT-BTC, thì sau khi chuẩn bị hồ sơ bạn nộp vào chi Cục thuế nơi bạn thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian giải quyết hồ sơ, chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.
Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi người. Vì thế dù bạn làm một Freelancer nhưng cũng đừng quên nghĩa vụ đóng thuế. Hơn thế nữa, cách đóng thuế và thuế xuất trong bài viết chỉ là thông tin để các bạn làm Freelance mới tham khảo. Các Freelancer cần tìm hiểu kỹ cách đóng thuế và cách tính mức thuế chính xác thu nhập cá nhân của mình.
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất