[FO10] CÁCH MÀ CÁC NHÃN HÀNG BẮT CHÚNG TA PHẢI MẶC ĐỒ CỦA HỌ!
Có lẽ nào chúng ta không thực sự đi tìm sự đủ đầy mà thay vào đó chúng ta đang thèm khát có một tính cách, một cá tính để tránh né đi cái mẫu số chung là cuộc sống thực tại tẻ nhạt và một màu.
Chúng ta đang ở một thời kỳ mà ai cũng khôn ngoan, có gu và có một hình ảnh rất rõ ràng về cái tôi của mình(hoặc chúng ta đang tự cho rằng mình vậy). Chúng ta xa lánh các kiểu tiếp thị dạng "chúng tôi là TỐT NHẤT", "chúng tôi là RẺ và TỐT NHẤT" hay "hãy mua đồ của chúng tôi đi, không là không bao giờ có giá tốt thế này đâu". Trong đầu của chúng ta khi thấy những thông điệp dạng trên đều có những nghi ngờ và phán xét, và với một nền kinh tế nhanh như hiện nay, người tiêu dùng không thích phải mất công suy nghĩ như vậy. Hơn nữa, vì mọi người đều cho rằng họ có gu, không ai muốn chọn một sản phẩm được tiếp thị theo một cách đại trà như vậy. Ta luôn muốn chọn một thứ gì đó đặc biệt cho mình.
Vậy nên các nhà tiếp thị thời trang phải đối phó với việc này bằng cách không bán cho chúng ta quần áo, giày dép, phụ kiện nữa. Thay vào đó họ đang bán cho chúng ta một thứ siêu giá trị mà ai cũng muốn, nhưng không ai muốn nhận. Chúng ta đang đi mua các phong cách sống, mua tính cách cho chính mình qua việc mua mặc những món đồ thế hiện cái lifestyle, cái tính cách mà bản thân muốn có, muốn thể hiện.
Về bản chất, mỗi con người chúng ta rất giống nhau, chúng ta sống một cuộc sống đi làm, cuộc sống gia đình, những sở thích rất đại trà. Nhưng việc giống những người khác không cho ta cái khoái cảm của việc "mình là người đặc biệt". Vậy nên chúng ta bắt đầu chọn các phong cách sống cho chính mình, cơ bản nhất là qua quần áo mặc.
Việc này có mối liên quan trực tiếp tới văn hóa thần tượng khi mỗi người tự chọn cho mình một thần tượng như một ca sĩ, một diễn viên, một vận động viên,... Và cố gắng tự liên kết mình với họ để cảm thấy khác biệt hơn với những người xung quanh.
Đối với những nhãn hàng nối tiếng, các nhà kinh doanh và tiếp thị tận dụng tư duy này một cách rất hệ thống và triệt để nhằm bán ra các sản phẩm của mình. Với các nhẫn hàng thế thao lớn như Nike hay Adidas, tất cả các món đồ của họ được liên kết với thể thao, về vẻ đẹp hình thể. Họ bán những bộ đồ tập cho dân thể thao là điều đương nhiên và dễ hiểu nhưng hơn thế, họ còn có thể bán đồ của mình cho những người muốn trở nên đẹp, những người thèm khát một lối sống năng động và tích cực dù có thể họ chẳng bao giờ như vậy. Thế là ta vừa trải qua một vòng thuyết phục.
Tiếp theo, nếu đã thích(chưa phải chơi) thể thao thì chúng ta sẽ tự dưng được một cái quyền đấy là chọn cho mình một thần tượng. Và tất nhiên các nhãn hàng cũng thâu tóm và tài trợ cho nhưng vận động viên giỏi nhất, đẹp nhất và một lần nữa thuyết phục ta tự gắn kết cái tôi của mình với cái tôi của họ qua những món đồ mà họ mặc, đó là thuyết phục vòng hai. Các chiến dịch quảng cáo sau đó sẽ chốt nốt cú sale khi mang thông điệp "Bạn cũng có thể trở nên đẹp, khỏe, THÀNH CÔNG và NỔI TIẾNG như chúng tôi!"
Việc một món đồ tốt hay không hay sự thể hiện việc tốt hay không đó qua giá tiền ở thời điểm hiện tại không còn quá quan trọng, vì thực tế ai cũng muốn sống một cuộc sống trung lưu và thượng lưu. Đây cũng là khi sự quan trọng của "thời trang"("fashion") được ưu tiên hơn nhiều so với "quần áo mặc("clothing"). Qua luận điểm đã nêu phía trên, có lẽ nào chúng ta không thực sự đi tìm sự đủ đầy mà thay vào đó chúng ta đang thèm khát có một tính cách, một cá tính để tránh né đi cái mẫu số chung là cuộc sống thực tại tẻ nhạt và một màu.
Nếu bạn thấy thích những nội dung thời trang, hãy theo dõi page của chúng mình tại: facebook.com/Vietnamfabrics
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất