Cái nhìn chung về FI

FI (financial independence) là một trạng thái mà rất nhiều người trong xã hội hiện nay muốn hướng tới. Đặc biệt là những người trẻ, luôn khao khát có thể thoát ra khỏi vòng xoay của công việc để có thể tự do theo đuổi những đam mê của mình.
Unsplash.com
Unsplash.com
Lên kế hoạch quản lý và phát triển tài chính càng sớm bao nhiêu thì khoảng thời gian để đạt được FI sẽ càng được rút ngắn được bấy nhiêu so với bạn.
Để có thể thoát ra khỏi những mối lo về cơm áo gạo tiền và tiến tới trạng thái độc lập tài chính, thì dễ hiểu là bạn có đủ tiền để có thể sống quãng đời còn lại mà không cần phải dành hàng giờ đồng hồ ngồi trong văn phòng hay phải bận rộn với công việc của mình để được trả lương nữa. Vì bạn đã có cho mình đủ số tiền trang trải cuộc sống của chính mình.
Có thể số tiền đó là cố định mà bạn đã tích lũy và cần kiệm một thời gian, cũng có thể là số tiền thu nhập bị động bạn kiếm được từ những khoản đầu tư bền vững nào đó.
Khoan bàn tới việc đầu tư để tiền đẻ ra tiền vì việc đó là không có gì là chắc chắn và không một công thức nào có thể đảm bảo nguồn tiền của bạn sẽ sinh lợi vào lúc này nhưng lại mất đi khả năng đó vào một lúc nào khác. Chúng ta không thể biết được.
Tuy nhiên, nếu không thể kiếm thêm được nhiều tiền từ các hoạt động đầu tư và vẫn là một người bình thường phụ thuộc vào công việc toàn thời gian của mình thì việc tiết kiệm chi tiêu là điều dễ đạt được hơn hết.

Chúng ta đang tiêu những giờ quý giá của chính mình.

Rất nhiều người trong chúng ta có lẽ đang vô cùng mệt mỏi với việc phải cố gắng dành dụm từng tháng lương để chi trả cho những khoản nợ mà ta đã dành cho các khoản chi tiêu. Cứ như vậy, vòng lặp khốn khổ về việc làm rồi trả cứ mãi tiếp diễn trong khi đó chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đã âm thầm bị lấy đi một khoản tiền khổng lồ từ các chi phí lãi suất cho những món đồ mua nợ.
Unsplash.com
Unsplash.com
Những con số chỉ lãi 1%, 2% tưởng chừng như bé nhỏ nhưng nếu đặt nó vào lãi kép, số tiền bạn bỏ ra để mua một món đồ cho tới khi bạn hoàn thành kì hạn thanh toán tín dụng của mình nhiều khi đã cao hơn giá trị của món đồ đó một phân nửa. Do đó, khoản nợ là thứ bạn cần phải né tránh đầu tiên nếu như muốn dành đủ tiền để đạt được trạng thái tự do tài chính của mình.
Việc quy các khoản chi tiêu của mình từ tiền thành giờ lao động sẽ là cách hữu hiệu hơn để có thể tiêu dùng một cách có chủ đích hơn.
Ví dụ như, một ngày bạn có 24h, 1/3 thời gian đó dành để ngủ, chúng ta còn 16 tiếng để làm việc kiếm tiền và chi tiêu. Xét theo cái tiêu chuẩn làm việc 8 tiếng mỗi ngày (bạn có thể thay đổi tùy vào số giờ làm việc của bạn) thì chúng ta đang dành ra 1/2 thời gian làm việc để chi trả cho 1/2 thời gian sống còn lại. Với mỗi giờ làm việc thì bạn có chính số tiền đó để chi tiêu cho 1 tiếng còn lại. Đây cũng chỉ là một ví dụ rất chung về cuộc sống lao động, không hẳn chính xác với tất cả mọi người nhưng chúng ta thử nhìn vào đây để xem mình đã chi tiêu hết bao nhiêu năng lượng.
Như vậy bạn có thể thấy 16 tiếng còn lại trong một ngày sẽ có khoảng thời gian bạn kiếm được tiền và khoảng thời gian bạn không kiếm được tiền. Ta thử làm một phép tính như thế này nhé.
Một tuần chúng ta làm việc 5 ngày (không kể thứ 7 và chủ nhật) ta có:
8*5=40 (giờ làm việc)
Nhân với 4 tuần (1 tháng):
40*4=160 (giờ làm việc)
Mức lương của bạn là 10 triệu một tháng, tương đương 10 triệu của 160 giờ làm việc:
1h làm việc = 10.000.000/160 = 62.500 đồng
Như vậy có nghĩa là mỗi 62.500 đồng của bạn chi ra tương ứng với 1h làm việc tại chỗ làm.
Nếu bạn bỏ ra 20 tr cho một chiếc điện thoại mới chỉ vì quá mê mẩn trước vẻ đẹp của nó và nghĩ rằng mọi người sẽ ngưỡng mộ sự giàu có của mình thì tương đương bạn đã dành mất:
20.000.000/62.500 = 320 (giờ lao động).
Quy đổi ra số giờ lao động sẽ khiến bạn cảm thấy hơi chùng tay một tí để suy nghĩ xem có nên chi một số tiền lớn như vậy để mua một thiết bị không quá thiết yếu hay không.
Chưa kể nếu chiếc điện thoại này chiếm mất của bạn khoảng 5 tiếng nhàn rỗi mỗi giờ chỉ để giải trí vô bổ thì nó lại âm thầm lấy đi của bạn không chỉ là 312.500 đồng mà còn rất nhiều là cơ hội để học hỏi và kiếm thêm nhiều tiền nữa.
Do đó, đây là khoản chi hoang phí và đi ngược lại với mục tiêu độc lập tài chính sớm của bản thân. Quyết định mua đó không được thông qua.

Thêm một ví dụ khác.

Một ly cafe vào ngày nghỉ trong tuần có giá tương đương 30' làm việc nhưng thời gian được ngồi làm việc tại quán cafe yêu thích có thể lên đến 4-5 h đồng hồ. Đó sẽ không phải là khoản chi hoang phí nếu trong 4-5 tiếng đó mình có thể tạo ra giá trị gấp 8 đến 10 lần số tiền mình đã bỏ ra. Do đó, ly cafe là chi tiêu hợp lý và không ảnh hưởng đến việc đạt được tự do tài chính của bản thân. Quyết định mua được thông qua.
Đây chỉ là những cách nhìn đầu tiên của mình về giá trị của đồng tiền, bên cạnh đó, để đạt được FI, chúng ta phải có kế hoạch tiết kiệm dài hạn. Mình rất mong muốn được chia sẻ cùng mọi người ở phần sau, phần này tạm dừng tại đây. Cảm ơn mọi người đã đọc.