Nhiều người cứ nghĩ dịch bệnh là nguyên nhân gây ra khoảng cách tầng lớp dần lớn hơn, luận điểm của họ chính là việc học online chỉ phù hợp những gia đình có điều kiện tối thiểu một cái điện thoại có khả năng vào zoom hoặc google meet. Nhưng mình nghĩ facebook mới phải nhân tố gây tác động mạnh hơn vì điện thoại thông mình hầu như giờ ai cũng có.
Tốc độ mọi thứ diễn ra trên facebook quá nhanh đến mức chính ta cũng không thể cảm nhận được. Ví dụ như: bỗng dưng một ngày ta nghe tin cặp nghệ sĩ nào đó chia tay, sau đó ta bàng hoàng đặt câu hỏi:"Ủa nhớ họ hạnh phúc lắm mà ta", nhưng thực sự thứ ta nhớ về họ ở thời điểm công bố yêu nhau ở mấy năm về trước. Chính vì sự trôi quá nhanh như vậy, facebook có thể làm ta trở nên giác ngộ mọi thứ cực tốt, đồng nghĩa ta cũng sẽ bị tha hóa trở nên ngu muội cực thảm hại đến mức chính bản thân cũng không thể tự ý thức được. Bởi nếu ta có thể tự ý thức được việc mình ngày càng trở nên ngu dốt thì ta sẽ không bị tệ hại như vậy. Người khôn và kẻ ngu chỉ khác nhau ở mỗi chỗ rằng người khôn biết được chính bản thân ngu.
Phật đã nói rồi:"Muốn hiểu thấu mọi thứ xung quanh, ta phải hiểu thấu bản thân trước." Hiểu thấu về đạo quan trọng lắm, khi ta có thể hòa mình vào dòng chảy cuộc sống, tức khắc mọi thứ sẽ tự đến bao gồm cả tiền tài. Thử hỏi có bao nhiêu kẻ theo đuổi đồng tiền mà trở thành người thật sự không? Tiền bản chất chỉ là bề nổi khơi gợi khao khát của sự vô minh chính ta thôi.
Muốn phát triển thật sự phải buông luôn cả khao khát muốn phát triển. Nếu ta cứ giữ cái mong muốn khao khát ấy, thì đến mức nào đó ta sẽ tự nhiên dừng lại, chẳng thể phát triển được nữa. "Chư hạnh vô thường" - chỉ dõi theo nội tâm dao động chứ không bám víu vào nó.
Chữ "buông bỏ" của Phật nhiều người sống hơn cả nửa đời người vẫn chưa hiểu thấu. Buông bỏ ở đây không phải là chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà ta phải buông luôn cả "mong muốn buông bỏ" để tiến tới sự vô ngã.