Experience is what you get when you didn't get what you wanted. And experience is often the most valuable thing you have to offer.
Cách đây mấy hôm, facebook có nhắc lại một bài post #OTD cách đây 4 năm (2017), ngày đầu tiên onboard intern ở Vccorp, lúc đó mới vừa lên năm 2 đại học. Mới đó thôi đã 4 năm rồi, thời gian trôi qua nhanh quá. Bất chợt nhìn lại những gì đã qua, những điều đã đạt được và đánh mất. Đúng là thời gian không chờ ai cả. Bốn năm có quá nhiều thay đổi về cả cuộc sống, trải nghiệm và công việc. Thời mới bắt đầu đi làm, cảm quan về thế giới bên ngoài vẫn còn non, háo thắng, bộp chộp và không có cái nhìn đa chiều. Nhiều lúc hay tự đặt câu hỏi, tại sao mấy ông lãnh đạo lớn tuổi cứ kiểu khù khờ, chậm chạp và không năng động, tại sao không để cho người vừa trẻ, vừa khoẻ, lại năng động làm lãnh đạo cho “được việc”. Opps!!!, tuổi trẻ ai cũng có những suy nghĩ kiểu bồng bột và nông cạn.
Sau vài năm đi làm, cũng có nhảy việc vài lần. Tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, và tuyệt vời hơn có nhiều đồng nghiệp giỏi và thực sự xuất sắc, được họ chia sẻ cho nhiều điều, từ kiến thức, đến quan điểm sống,… Thì mới hiểu hơn và có những lần thấu hiểu sâu sắc cái gọi là Kinh Nghiệm. Nếu coi kinh nghiệm là một cuốn sách. Chúng ta có thể học hơn được rất nhiều thông qua cuốn sách mang tên là Kinh Nghiệm này và từ đó giúp chúng ta trưởng thành hơn. Hàm lượng tri thức mà chúng ta có thể suy ngẫm, học hỏi, cải thiện chính mình từ cuốn sách Kinh Nghiệm này nhiều hơn tất cả những cuốn sách mà bạn có thể nhìn thấy trong suốt quãng đời còn lại hay nói lớn hơn thì nó có khi còn nhiều hơn toàn bộ cuốn sách đã được in trên thế giới này cộng lại. Nhưng chúng ta phải đọc thật kỹ, phải nghiền ngẫm thật sâu cuốn sách này thì mới có thể học hỏi và hiểu được cũng như có thể trở thành phiên bản tốt nhất của mình qua từng ngày. Khi mà mỗi ngày, mỗi giờ mọi thử xung quanh chúng ta đều thay đổi một cách chóng mặt, yêu cầu về mọi thứ càng ngày càng cao, xã hội càng ngày càng phức tạp, sự cạnh tranh ngày một gay gắt và thử thách hơn thì mình mới thấy được tầm quan trọng của Kinh Nghiệm.
Vì thế, càng ngày mình càng ý thức được được việc phải tích luỹ được càng nhiều kinh nghiệm khi còn trẻ càng tốt. Tại vì, khi chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm mới có cái nhìn đa chiều, tầm nhìn xa trông rộng và đặc biệt là tư duy sâu sắc .
Kinh nghiệm không phải lúc nào cũng là kinh nghiệm về công việc nghề nghiệp mình làm hàng ngày mà nó còn là kinh nghiệm ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Có rất nhiều người bạn của mình, cả trong nước và ngoài nước đều luôn chú trong đến cái gọi là Trải Nghiệm. Mình thấy quá là đúng khi Kinh Nghiệm thu được từ những trải nghiệm quá lớn và giá trị.
Đến một độ tuổi nào đó , khi cái thời thời năng động chạy đây chạy đó, làm việc 12-13 tiếng một ngày qua đi thì đó là lúc những Kinh Nghiệm từ Trải Nghiệm đó sẽ là lúc quyết định giá trị, hiểu biết nông sâu, vị thế trong xã hội hay đơn giản là sự thảnh thơi an lạc trong cuộc sống.
Cho nên còn trẻ mình nghĩ là chúng ta nên thử và được phép thử, được phép sai. Trừ những chuyện đi quá giới hạn không thể chấp nhận được về pháp luật và đạo đức thì không việc gì khi còn trẻ chúng ta không được phép trải nghiệm. Sau một thời gian không bó buộc bản thân ở văn phòng hay phòng lap nghiêm cứu mà chủ động thay đổi thói quen, thay đổi hành vi, lắng nghe bản thân, học nhiều hơn, đi đây đi đó nhiều hơn. Thì chính bản thân mình tự suy ngẫm và rút và một vài điều mà mình nghĩ mình nên làm và rèn luyện khi còn trẻ:
Đi du lịch nhiều hơn
Khi chúng ta đặt chân đến một vùng đất mới, có thể là trong nước hay nước ngoài. Chúng ta sẽ mở rộng được rất nhiều kiến thức mới, thế giới mới về con người, văn hoá hay đơn giản là thấy thế giới rộng lớn và nhiều màu sắc biết bao. Tất nhiên, nếu chúng ta đi du lịch chỉ đơn giản là rong chơi mà không học hỏi được điều gì thì chuyến đi đó cũng không mang nhiều giá trị, may chăng chỉ là để nghỉ dưỡng hay xả stress.
Sử dụng thời gian và tiền bạc một cách hợp lý
Muốn đi du lịch, đi trải nghiệm thì phải có tiền và có thời gian phải không nào ? không có thì biết làm sao ? Nhưng thời gian và tiền bạc không chỉ giới hạn trong việc đi du lịch mà còn quyết định đến rất nhiều những trải nghiệm khác trong cuộc sống. Việc gì thực sự cần chi tiền thì dù nhiều hay lớn mà trong khả năng tài chính thì nên chi (học kiến thức mới, từ thiện, …) ngược lại thì cái gì không đáng hoặc không thực sự cần thiết thì cũng không nên chi (thấy giảm giá thì mua , thấy bạn mua thì mình cũng mua,…trong khi chả cần thiết lắm) vì sinh ra lãng phí, nếu tiết kiệm sau một khoảng thời gian chúng ta lại có một số tiền tương đối để trải nghiệm điều gì đó chẳng hạn.
Kết bạn với thật nhiều người, ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Tất nhiên là phải chọn bạn tốt để chơi, để kết giao. Vì càng ngày mình càng hiểu sâu sắc hơn về Networking nó là một tài sản rất lớn. Nhưng có một điều quan trọng là đừng chỉ đi lo kết giao với nhiều bạn mà không có những người bạn chí cột tâm sự, chia sẻ. Nếu thiếu điều đó, đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy rất rất buồn chán. Không cần nhiều, ít thôi nhưng chất lượng.
Hãy luôn có tinh thần thích làm việc khó
Sự khám phá, tìm hiểu và đào sâu trong từng công việc mình làm giúp mình nâng cao trình độ cũng như kiến thức. Và điều tuyệt vời nhất mình cảm nhận được khi rèn luyện tư duy thích làm việc khó, thích khám là hoàn thành được nhiều công việc hơn, làm được nhiều bài toán khó hơn cảm giác rất tuyệt hay đơn giản chất lượng công việc mình làm tốt hơn, tất nhiên tất cả điều đó giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Một điều quan trọng khác nữa là quan sát cách làm việc hay những chia sẻ của những người đồng nghiệp xung quanh mình về công việc hay kinh nghiệm của họ, và cả về góc nhìn trong cách giải quyết vấn đề nữa. Vì chúng ta không thể tự mình mắc hết tất cả các lỗi, hay gặp tất cả các loại vấn đề để có cách giải quyết tinh gọn và hiệu quả.
Đọc sách
Thực ra vẫn có rất nhiều quan điểm trái chiều, khác nhau về việc đọc sách. Có quan điểm cho rằng người khuyên bạn đọc sách thì chỉ có thể là anh bán sách, người viết sách, hay người thành công rồi họ đọc sách để đi chém gió và sách chỉ là một mớ lý thuyết làm nhiều người ảo tưởng năng lực bản thân khi chỉ đọc xong vài cuốn. Quan điểm này cũng đúng nhưng còn tuỳ trường hợp và cách làm của mỗi người, kết quả dẫn đến luôn luôn khác nhau. Đọc sách thực ra là một cách trải nghiệm gián tiếp thế giới xung quanh chúng ta. Mặc dù, kiến thức từ việc trải nghiệm trong thực tế nó trực tiếp và rõ ràng hơn rất nhiều nhưng cuộc sống của chúng ta luôn bị giới hạn bởi vì luôn phải mất rất nhiều thời gian để chúng ta trực tiếp trải nghiệm. Cho nên một phần chúng ta cũng phải chấp nhận rằng mọi thứ không thế hoàn hảo. Kiến thức từ trải nghiệm thực tế nhiều nhưng không thể tiếp thu hết được cho nên phải thông qua một cách trải nghiệm gián tiếp nữa là đọc sách. Thực ra, đọc sách cũng giống như kết bạn vậy, sách là bạn mà. Cũng nên chọn cuốn sách có hàm lượng kiến thức cao, chất lượng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chứ đừng chọn những cuốn sách dở như kết giao với những người bạn xấu. Có một sai lầm ngày xưa khi mình bắt đầu đọc sách là đọc rất nhiều, chỉ tập trung vào số lượng. Nhưng rồi mình nhận ra nếu đọc sách một cách nôn nóng, không ghi chép nghiền ngẫm, phân tích cuốn sách đó cho kỹ thì dù có đọc cả chục cuốn sách thì cũng chỉ như nước đổ đầu vịt, lãng phí thời gian nhưng vẫn không đạt được gì.
Cuối tuần rảnh dỗi viết một chút trải nghiệm đã qua của bản thân. Nó cũng là một cách để ghi chép lại quá trình mình lớn lên, trưởng thành và già đi. Nó cũng là một trải nghiệm, để nhiều năm sau này khi đọc lại mọi cảm xúc sẽ lại ùa về. Từng ngày, từng tháng một...
Thank you !
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất