Bài học rút ra từ việc bùng phát của dịch bệnh, dù bạn cách tâm dịch bao xa.
Có một sự thật khá thú vị là — Tôi có bằng Thạc sĩ về Chính sách kinh tế quốc tế (Master’s Degree in International Economic Policy) mà bao giờ có ý định đụng đến nó.
Tôi nhận ra một điều khi học đến một nửa chương trình đó là mình thật sự không còn muốn làm về Chính sách công — phút giây nhận ra muộn màng thật sự khó chịu (và cũng rất tốn kém), nhưng dù sao đi nữa thì tôi cũng đang lạc đề.
Khi tôi còn đang cao học, tôi đã học được rất nhiều về hiệu ứng Domino của các tổ chức quốc tế lên các doanh nghiệp — theo hướng tốt lên và xấu đi, cho dù doanh nghiệp của bạn nhỏ đến đâu.
Mặc dù Coronavirus dường như đang ở rất xa nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp đang ở nước ngoài, ví dụ như nằm ngay trung tâm nước Mỹ, nhưng nếu dịch bệnh bùng phát đủ lâu, nó hoàn toàn có thể gây khó khăn và ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.
Tuần này, Triển lãm di động toàn cầu (MWC), một sự kiện lớn nhất trong nghành điện thoại thông minh đã hủy bỏ sự kiện của họ do lo ngại về coronavirus (khoảng 5% số người tham dự là từ Trung Quốc).
Tôi không biết nhiều về ngành công nghiệp điện thoại thông minh, nhưng tôi đoán rằng việc hủy bỏ sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều tài khoản ngân hàng của nhiều người tham dự.
Nếu triển lãm thương mại này mang lại một phần đáng kể doanh thu của doanh nghiệp trong năm, thì đội ngũ điều hành của doanh nghiệp đó có lẽ đang gặp khó khăn ngay bây giờ. Dưới đây là một số bài học và những lưu ý khi dịch coronavirus bùng phát dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, bất kể các bạn đang ở xa vùng dịch cỡ nào.
THIẾT LẬP MỘT KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO (RISK MANAGEMENT PLAN)
Tôi không nói nhiều về việc này, vì nhận ra rằng việc lập bảng kế hoạch quản lý rủi ro thường được làm bởi các công ty lớn, tuy nhiên tôi nghĩ nó sẽ hợp lý tại thời điểm hiện tại — lập một kế hoạch quản lý rủi ro ngay lập tức.
Một kế hoạch quản lý rủi ro suy nghĩ thấu đáo cho tất cả các tình huống xấu nhất trong và ngoài công ty của bạn, và doanh nghiệp của bạn sẽ làm gì nếu những tình huống xấu nhất đó được trở thành sự thật.
Khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn cần phải theo dõi mọi thứ, kể cả việc bùng phát đại dịch quốc tế, có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn như thế nào. Nếu tác động của nó đủ làm cho doanh nghiệp bạn suy nhược, thì tạo ra một kế hoạch quản lý rủi ro sẽ là nước đi thông minh.
Ví dụ, trường hợp bạn là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và các nguyên vật liệu của sản phẩm bạn hoặc nhà cung cấp của bạn gắn chặt với việc sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc, thì bạn cần phải có kế hoạch trong trường hợp chi phí cung ứng của bạn tăng lên.
Hãy suy nghĩ về thị trường và chuỗi cung ứng của bạn như một mạng nhện và vạch ra tất cả các liên kết gián tiếp mà bạn có thể có và làm thế nào nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Ngay cả khi bạn là một doanh nghiệp dịch vụ, hãy tin tôi, khả năng là có.
Trong trường hợp của coronavirus, Trung Quốc là một người chơi kinh tế toàn cầu, vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn tìm thấy một liên kết ngẫu nhiên có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn theo một cách nào đó.
ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN THU(Revenue Channels)
Bạn xây dựng doanh nghiệp của mình lên thì không nên TOANG chỉ vì một triển lãm thương mại hoặc một kênh bán hàng sẽ bị hủy vào ngày mai.
Nếu doanh nghiệp của bạn hiện đang tham gia một sự kiện, một kênh truyền thông xã hội hoặc kênh bán hàng sẽ bị suy nhược nếu bạn mất nó, bạn cần đa dạng hóa mô hình doanh thu (Revenue Model) của mình càng sớm càng tốt.
Chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu của bạn chỉ trên một kênh là một thảm họa đang chờ xảy ra, tất cả những gì nó cần là một sự kiện nào đó trong tương lai, một nền tảng kỹ thuật số thay đổi thuật toán của nó hoặc một cơ hội nhỏ để có một dịch bệnh bùng phát.
Ngay cả khi bạn là một doanh nghiệp mới chỉ có băng thông để có sự hiện diện lớn trên một kênh bán hàng lúc này, hãy bắt đầu gieo hạt giống trên những mảnh đất mới phục vụ bổ sung các kênh bán hàng mà bạn có thể canh tác để bảo vệ chính mình.
Writer: Sophia Sunwoo
Source :https://bom.to/PNmblC
Translator: Tuan Nguyen- CEO/ Founder of Le Capital