Mình không giỏi tiếng Anh. Có rất nhiều câu đùa, nhiều cultural reference của người bản ngữ mà mình không hiểu được. Hôm trước xem Vietcetera hỏi Sói Ăn Chay vì sao không đi nước ngoài làm quảng cáo, anh ấy trả lời y như vậy. Tạo ra được cái tính uy mua cho một tagline tiếng Anh, và làm người ta buồn cười hay ngẫm ngợi là một việc khó, và mình không làm được.
Và chính vì không giỏi tiếng Anh, nên mình mới viết một số thứ bằng tiếng Anh, nhật ký chẳng hạn. Nghe thì ngược đời nhưng để mình nói cho mà nghe.
khó chịu vì sự xuất hiện của 1 cái máy lạnh ở khung cảnh như này chứ?
Ưu điểm thứ nhất mà ai cũng biết của tiếng Anh là sự hàm súc. Có một số ý, trong tiếng Anh chỉ dùng một từ, nhưng trong tiếng Việt thì phải dùng nhiều từ hơn. Ngay chính danh từ circumlocution (một cách diễn đạt gián tiếp) chẳng hạn. Hoặc là động từ elope (trốn nhà theo trai). Diễn đạt gián tiếp, theo Jakobson (1959) là một trong những cách để khỏa lấp thiếu hụt ở ngôn ngữ đích so với ngôn ngữ nguồn trong dịch thuật.
Sở dĩ tiếng Việt không có những từ mà tiếng Anh có là vì người Anh có những kinh nghiệm sống khác với người Việt, và cứ thế vốn từ của họ, xuyên suốt quá trình phát triển, khác với vốn từ của mình. Điều này đồng thời nói lên rằng, tiếng Việt cũng có những từ mà tiếng Anh không có từ tương đương, và có thể phải dùng những cách diễn đạt gián tiếp để thể hiện. Chẳng hạn như từ duyên, thương, cập kê hay đa đoan.
Chính vì thế nên để diễn đạt đầy đủ, chính xác mà vẫn hàm súc nội tâm phức tạp của con người bây giờ, mình nghĩ là phải dùng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. 
Sau khi dịch một số loại văn bản, nhất là văn bản khoa học, mình nhận ra có rất nhiều thuật ngữ trong mỗi ngành mỗi nghề mà chưa hề có bất kỳ một từ điển tiếng Việt hoặc bảng đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt nào cho chúng hết. Trong lĩnh vực phonetics chẳng hạn, approximant, synecdoche, minimal pair, speech act hay utterance, người ta phải giảng giải ra chúng có nghĩa là gì, rồi đề xuất một thuật ngữ tiếng Việt tương đương chẳng hạn như Cao Xuân Hạo đã làm ở phần phụ lục của cuốn Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998). Nhưng những đề xuất này có được áp dụng rộng rãi trong truyền thống học thuật không, và cả với người ngoại đạo không là một câu chuyện khác. Nếu mình cứ kiên định trong việc Việt hoá hoàn toàn mọi từ nước ngoài mà những người xung quanh lại không ai làm theo thì mình thành ra thằng dở người. Tiêu biểu như từ marketing, tiếng Hoa là 市场营销, nếu dịch theo kiểu Hán Nôm là thị trường doanh tiêu. Giả sử mình chọn cách dịch này, và lúc nào, dù gặp ai mình cũng dùng cái phiên bản dịch của mình mà nói chuyện với họ: “Em muốn ứng tuyển vào bộ phận thị trường doanh tiêu của công ty chị”, thì đó chỉ là một nỗ lực vô vọng. Chính vì thế, trước các khái niệm mà tiếng Việt không có, mình sẽ chọn dùng nguyên văn tiếng Anh như vậy cho ai có nhu cầu tự tra cứu và đứng đợi nước gọi đò trông chờ ở mỗi ngành nghề những người có thẩm quyền đề xuất một cách dịch tối ưu.
Song le, những cách nói như “mối quan hệ đó có healthybalance hay không” thì có thể diễn đạt bằng tiếng Việt hoàn toàn mà người nghe vẫn hiểu được cái ý của mình. Như từ chill mà nói là thư giãn thì cũng passable nhỉ? Nên, như bạn mình nói, nếu cứ dùng nguyên văn tiếng Anh như vậy là lười biếng trong việc phát triển vốn tiếng Việt. 
Nhưng có đôi khi, mình lại vẫn nói tiếng Anh những câu mà tiếng Việt diễn đạt được, chẳng hạn trong bài tướng số và body dysmorphic disorder, và vì thế mình bị đánh giá là trẻ trâu, sính ngoại. Việc này làm mình nghiền ngẫm mất một lúc, và mình nhận ra không phải mình trẻ trâu hay sính ngoại, mà là vì mình èo uột và nhiều gái tính (chữ dùng của một đồng chí ở trên Spiderum này trong một bài viết đậm màu mê tín dị đoan; bộ phim mà đồng chí này nên xem là Tucker & Dale vs. Evil để thấy là cái ấn tượng ban đầu không tốt về nhau có thể gây ra hậu quả gì).
Chính vì èo uột, gái tính, nên mình mới phải dùng tiếng Anh vì những cách đệm câu kiểu như “you know what”, “well”, “it’s okay”, cũng như cử chỉ xoè hai tay ra và nhún vai như muốn nói “no idea”, không chỉ có denotation mà còn có connotation nữa. Nó gợi lên một cảm giác, một không gian là mình đang ngồi bày tỏ sự bức xúc với những like-minded people ở một cái pub như trong phim How I met your mother, chứ không phải ở một quán nhậu mà người ta phán xét mình là snowflake, căn vặn mình chuyện tình cảm, hôn nhân, và với peer pressure ép mình uống hết chai này đến chai khác.
Khi nói tiếng Anh, mình biết rằng cái ngôn ngữ đó đã từng gọi tên những thứ như homophobia hay privacy, và nó chứa đựng cả một chiều dài lịch sử với nhiều cột mốc nhận thức để đến bây giờ những kẻ như mình mới được chấp nhận. Ở đó, mình không phải gặp lại những thứ tình yêu bị cấm đoán, hay cha mẹ đặt đâu con ngồi đó như trong các vở cải lương vọng cổ. Ở đó mình không phải nghe mùi của các ông bợm nhậu phả vào mặt hỏi bao giờ ra mắt bạn gái, hay là “phải nhậu thì mới làm ăn được”, hay là “đàn ông con trai mà, ngoại hình đâu quan trọng”.
Mình viết nhật ký bằng tiếng Anh là vì ngay cả khi ba mình có đọc được thì ông ấy cũng không hiểu, và cũng không thể biết những suy nghĩ phản động của thằng con về tình dục, về chính trị. Rốt cuộc thì tại sao Kafka không nói thẳng với cha mình mọi thứ, thay vì viết thư? Chắc vì cũng như mình, từng nghe mấy câu như “con tôi mà vậy thì tôi chặt giò rồi đuổi ra đường”, nghĩa là Kafka cũng là một thằng snowflake, gái tínhèo uột, méo dám đứng trên hai chân mà đấu tranh cho điều mình muốn chăng?
Vì sao Murakami Haruki phải viết truyện bằng tiếng Anh trước? Một người bạn cũ của mình luôn ấp ủ viết truyện bằng tiếng Anh, và cậu ấy than phiền là cảm thấy khó khăn khi diễn đạt bằng tiếng Việt. Mình thì không như vậy. Mình yêu tiếng Việt, có lẽ, không thua gì Kierkegaard yêu tiếng Đan Mạch. Mình biết cái gốc của mình, rằng mình không thể là Ocean Vương hay Linda Lê, và mình không muốn rơi vào cái trạng thái như ông Phạm Duy Khiêm, luôn đứng giữa hai chiều Pháp Việt. Chính vì mình hiểu tiếng Việt, nên viết nhật ký mình không muốn viết bằng tiếng Việt, vì nó quá hiển nhiên, và theo đó nó có tính sát thương cao. Tiếng Anh buộc mình phải tỉnh táo điều chỉnh các ý và sắp đặt trong một cấu trúc ngữ pháp xa lạ, theo đó, mình không chìm đắm trong cảm xúc (như nhậu, boléro, và chủ nghĩa hiện sinh, cả ba thứ này đều là biểu hiện của bê tha trong sự cằn cỗi. Huy Cận nói, "cằn cỗi là một cái nhục"). Tiếng Anh buộc mình điềm tĩnh nhìn vào bản thân từ một khoảng cách, như từ bên kia Thái Bình Dương nhìn sang vậy.
Tuy mình không giỏi tiếng Anh, nhưng chính cái vốn hạn hẹp đã biết cũng cung cấp cho mình những từ vựng công cụ để cắt nghĩa những điều sâu kín mà tiếng Việt không có. Từ cái um tùm rậm rạp mơ hồ, với sự trợ lực của ngữ pháp tiếng Anh, mình lần mò ra được một đường dây sáng rõ của cảm xúc và suy nghĩ.
Murakami nói, học ngoại ngữ giống như trở thành một con người khác. Với mình, dùng tiếng Anh cho mình cảm giác được thuộc về một cộng đồng global citizen nào đó, thay vì chỉ thấy gợi lên trong tiếng Việt một quê hương của quá nhiều định kiến, đè bẹp cái tôi bởi cái bóng của tập thể. Giống như là khi mình outgrow tiếng mẹ đẻ và chưa cảm nhận được vòng tay chào đón của Nguyễn Du hay Đoàn Thị Điểm, mình cảm thấy lạc loài trong chính những hình thức biểu đạt của tiếng Việt. Lúc này, tiếng Anh trở thành bến bờ của một kẻ lưu vong khỏi tiếng mẹ đẻ là mình. 
Ở cái vùng đất lưu vong đó, mình nói với những người dùng tiếng Anh trong tưởng tượng rằng “nơi tao sinh ra, người ta nói trai lớn phải lấy vợ gái lớn phải gả chồng, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, nhưng tao không muốn như vậy, liệu tao có tồi tệ không”. Và mình nghe từ xung quanh những tiếng “it’s okay”. 
Thực chất, các vấn đề trong cuộc sống này không có gì quan trọng. Chỉ cần thay đổi bối cảnh, một chuyện phức tạp nhất sẽ trở nên bình thường, thậm chí lố bịch. 
(Cánh trái, Phan Hồn Nhiên)
Có lẽ ngày mà mình dùng được tiếng Việt hoàn toàn mà vẫn feel at home là lúc mà đã có các bậc đại nhân đi trước làm công tác bản địa hoá, đã có một thế hệ trẻ tuổi không lười biếng trong việc trình bày bằng tiếng Việt những xúc cảm mới, và bản thân cái văn hoá mình cũng trở nên tolerantinclusive hơn chăng?
18.04.21