Lần đầu lên Hà Nội, chưa biết thủ đô là gì, nhìn thấy Tháp Rùa qua sách, nghe Bác Hồ và lăng Bác qua những lời giảng trên trường. Là đứa bé không sợ bò rầy bọ xít, biết về các loài ong, rắn, ếch, nhái, những con mà những đứa trẻ thành phố như mình sợ vãi tè.
Mình thích đôi mắt của Bống, lanh lợi nhưng có phần buồn bã và ảm đạm. Bé nhớ tốt và học rất giỏi, nên trước khi rời Hà Nội mình đã chuẩn bị chục quyển vở tặng cho bé vào lớp 6. Em bé nông thôn muốn lên Đà Lạt học và rất thích học Tiếng Anh. Ngày qua ngày, sáng bố mẹ đèo đi học, trưa đội cả nắng Lâm Đồng về nhà tự ăn cơm, tự sinh hoạt, rồi chiều lại lầm lũi đi học. Có khi mẹ tranh thủ về trưa mới có chút thời gian chuẩn bị cơm nước đỡ bé. Nhưng hầu như, Bống đã tự lập quen rồi.
Bố mẹ bé đi làm rẫy nhưng mình thấy cuộc sống của anh chị mình bình an và thoải mái lắm , lúc nào cũng cười hoài không à. Cơm áo gạo tiền không lo lắng như người ngoài Bắc đâu. Kiếm được vài đồng, họ lại hưởng thụ luôn cuộc sống, đến đâu hay đến đó, chưa vội nghĩ đến cuộc sống về lâu dài. CÓ thể ra mua vài món nhậu, câu vài con cá ngoài sông, thịt một hai con gà nướng lu, thế là gọi được một hội bạn thân đến rồi! Cuộc sống là thế chứ! Thực ra, đó cũng là một cách sống, một cách nghĩ, miễn sao, họ cảm thấy hạnh phúc và luôn trân trọng hiện tại của họ.
Ở đây họ vẫn dùng bưu điện chứ làm gì có shipper hay chuyển phát nhanh đâu, nên mỗi lần có thư, phải lên tận bưu điện xa nhà mới lấy được. Đó, nhiều khi mình chỉ mong nông thôn Việt Nam phát triển nhanh thôi, để  đất nước được phát triển một cách toàn diện và cuộc sống của mọi người được bình đẳng. 
Những đứa trẻ và cuộc sống nông thôn luôn làm mình day dứt. Mỗi lần về đây là thêm một trải nghiệm trong suy nghĩ: "Làm thế nào để mọi thứ trở nên tốt hơn nhỉ".
Tiếc là mình vẫn chưa trả lời được...
Hoặc là cỗ vũ tinh thần những đứa trẻ phải học thật giỏi để kiếm tiền tạo dưng cuộc sống, sự nghiệp
Hoặc trở thành một doanh nhân thành đạt đem mọi thứ về những miền quê
Thực ra đều khó!