Giải thích 1 số từ trong triết học.
Duy tâm là gì ? thế giới chỉ là ý thức của ta
Các nhà triết học trường phái này cho rằng: con người tạo ra thế giới bằng ý thức - tinh thần, dựa trên thông tin thu được qua các giác quan, do đó, ta không biết thế giới thực sự trông ra sao.

Vì sao có khái niệm duy tâm ?

Giả sử, bạn đeo 1 chiếc kính với phần mắt kính màu đỏ, lúc đó, bạn sẽ nhìn thấy thế giới xung quanh toàn là màu đỏ. 
Kính đỏ chưa
Kính đỏ chưa
Chắc chắn là không, vì cấu tạo mắt của chúng ta khiến ta thấy quả táo màu đỏ, quả chanh có màu vàng ( cấu tạo của mắt và hấp thụ ánh sáng ( bước sóng landa) trong khoảng nhìn thấy )
Nhưng thực sự mà nói, chúng ta không biết quả chanh và quả táo màu gì ?
 Không chỉ mỗi màu sắc, mà cả hình dạng cũng vậy. Cảm giác nốc 1 chai volka cá sâu vào mồm sẽ ra sao. Chắc sẽ là: uầy uầy uây uây, sao mới một chai mà đầu mình quay quay…
Khi bạn say, thế giới trông thật méo mó. Và nếu ta coi trạng thái say là cách nhận thức bình thường của con người ( nhất là những người nghiện rượu ) thì chúng ta không thể nhìn thấy thế giới như-chính-nó-là. VD: lúc say, quả táo cứ rung rung như động đất, trông bủn rủn
Nhờ các giác quan trên cơ thể, ta thu thập thông tin, từ đó tạo ra thế giới bằng ý thức.
VD: cảm giác khi sờ vào con vật lắm lông, mềm mềm, mồm kêu meow meow, hay đòi tâm trí của ta " trả lại tâm trí tôi đei"🎶,...từ đó ta tạo ra hình ảnh con mèo trong đầu.
Và mỗi người sẽ có cách cảm nhận thế giới khác nhau
=> ta không có khả năng nhận biết sự vật trong thế giới thực sự ra sao, như ta không thể biết quả táo bản chất ra làm sao.

Duy vật là gì ? thế giới được tạo nên từ các hạt siêu nhỏ.

các nhà triết học trường phái này cho rằng: chất ( các hạt nguyên tử ) tạo nên thế giới, bao gồm cả trạng thái tinh thần và ý thức. Ta có tinh thần hay ý thức, chỉ là sự tương tác của các nguyên tử trong não bộ, đó là các quá trình sinh học, hóa học trong não. Không có những nguyên tử, những quá trình như vậy, thì ý thức không tồn tại.

Vì sao có khái niệm duy vật ?

Từ thời xa xưa, trước công nguyên. Người ta cho rằng thế giới là do các vị thần tạo ra, và các vị thần ấy, là do con người tưởng tượng, sáng tạo nên. Và những điều này được truyền cho các thế hệ sau, họ học hỏi điều đó: thế giới được sinh ra từ các vị thần.
VD: thần thoại hy lạp, thần thoại Bắc Âu, La Mã, Đăm Săn, ăn trầu buff sức mạnh, đấm vỡ mồm Mtao Mxay, Thánh Gióng, cầm bụi tre, quất tơi bời khói lửa quân giặc...
Thánh Gióng ngàu quá 🙂
Thánh Gióng ngàu quá 🙂
Rồi sau đó, loài người có được sự tiến bộ trong kỹ thuật, công nghệ như: tạo ra thuyền, bè, công cụ lao động,... thuần hóa được những con vật có ích như:ngựa, lạc đà, voi…Cuộc sống con người trở nên phong phú, đầy đủ hơn, họ rảnh hơn, sinh nhiều em bé hơn, tăng dân số. Và đất chật người đông, sinh ra nhu cầu mở mang đất đai. Từ đó, người dân các nơi xa lạ gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Từ sự giao lưu, kết bạn đó, họ trò chuyện, chia sẻ với nhau, hỏi những câu hỏi rấ thường ngày như " tối nay ăn gì ? ", " thời tiết mai như nào ? " …Cho đến những câu hỏi phức tạp như: " Điều gì tạo nên thế giới này ? ", " Tôi sống có mục đích gì ? ".....Và tất nhiên, họ sẽ lấy những câu chuyện thần thoại ra để giải thích, vì họ được tổ tiên truyền lại mà. Nhưng vấn đề là: mỗi vùng đất, sẽ có những vị thần khác nhau, vì trí tưởng tượng của con người rất phong phú, đa dạng. Do nên, bất đồng quan điểm sẽ xảy ra, nhẹ thì lời qua tiếng lại, nặng thì đổ máu,...có những cuộc chiến tranh do bất đồng tôn giáo, gọi là Thánh Chiến.
VD: Nữ Oa, Thần Zeus, Chúa
nữ Oa vá trời
nữ Oa vá trời
Thần Zeus
Thần Zeus
chúa sáng thế
chúa sáng thế
Và rồi, điều trên sinh ra nhu cầu: giải quyết sự bất đồng này, rằng có cách lý giải chung về nguồn gốc của thế giới, mà ai cũng phải gật đầu công nhận.
Từ đó, hình thành nên mối lối suy nghĩ mới: thông qua tư duy - bộ não của bản thân, phát hiện ra nguồn gốc của thế giới ngay trong tự nhiên, cuộc sống xung quanh mình, chứ không dựa dẫm vào bất kì vị thần nào hết . Những suy nghĩ như vậy, được coi là: LÝ TÍNH.
VD: toán học: định lý pytago; lập luận bằng ngôn từ;...
 Với lối suy nghĩ lý tính, ta có một số nhà triết gia sau:
+Thales, ông coi nguồn gốc của thế giới là nước
+Anaximenes, coi nguồn gốc của vạn vật là không khí
+Democritus, nguồn gốc của vạn vật là nguyên tử ( atoma ), những hạt nhỏ đến mức mà không thể phân chia được nữa.
Và học thuyết của Democritus, hàng ngàn năm sau, đã được các nhà khoa học chứng minh là đúng đắn.
Thời đó, học thuyết của Democritus khiến một nhà triết học khác tin vào, đó là Epicurus. Ông cho rằng, cái chết là sự phân tán của các nguyên tử , do đó, cái chết chẳng phải điều xấu xa hay đáng sợ. Triết lí này gọi là " chủ nghĩ khoái lạc ", nhưng từ " khoái lạc " theo quan niệm của Epucurus là sự bình yên của tâm hồn và sự giải phóng khỏi nỗi sợ chết.

Vậy có phải duy tâm là sai không ? Không hẳn.

Các nhà khoa học hiện nay, coi thế giới được hình thành từ các vật chất
Tuy nhiên, những câu hỏi như “ tinh thần là gì”, “ý thức là gì”, vẫn chưa có câu trả lời, và đang tiếp tục được tranh luận.
Nguồn: Wikipedia, cuốn sách "Triết học tự cổ chí kim" - Masato Tanaka, Tetsuya Saito.