Đường nghề Content, ngoài Career Map còn cần biết gì nữa?
Chơi Mario, bạn đâu thể thắng nếu chỉ biết mục đích là giải cứu công chúa. Làm content, liệu bạn có thể tiến xa nếu chỉ nhắm mục tiêu...
Chơi Mario, bạn đâu thể thắng nếu chỉ biết mục đích là giải cứu công chúa. Làm content, liệu bạn có thể tiến xa nếu chỉ nhắm mục tiêu chung chung là lên Content Manager? Lộ trình nghề nghiệp quan trọng thật đấy, nhưng có lẽ bạn cần biết nhiều hơn (ít nhất là những điều trong post này chẳng hạn ;).
Thôi thì nói điều ai cũng biết....
Intern --> Junior --> Senior → Manager lộ trình đi thẳng của content writer cơ bản vậy thôi đó! Quan trọng là, bạn có muốn đi thẳng hay không, và nếu muốn, thì có biết cách đi hay không đã.
Giờ thì nói điều ít người biết hơn ha!
Trước đây, content writer ở cả Agency và Client đều ngày đêm miệt mài với con chữ. Chỉ khác là content writer ở Agency sẽ được viết đa dạng lĩnh vực hơn, luôn phải trau dồi, cập nhật những kiến thức mới. Content writer ở Client thì thường tập trung vào một sản phẩm chủ đạo, nếu không có kỹ năng “đãi cát tìm vàng”, sáng tạo từ những điểm nhỏ nhất thì bạn dễ rơi vào trạng thái chán nản (content writer bỏ việc sau 1-2 năm là vì đây!).
Nhưng rồi thời thế đổi thay.
Doanh nghiệp (đặc biệt là các tập đoàn lớn) hiện tại thường có nhiều nhãn hàng khác nhau. Ví dụ hãng sữa A có sữa tươi, sữa bột, sữa chua,... Bài content cho sữa chua không thể bê nguyên xi để dùng cho sữa bột được! Vậy nên Brand Team lại kiêm nhiệm thêm việc mới: lựa chọn agency để viết content cho nhãn 1, nhãn 2, nhãn 3,...Nhưng Brand Manager có thể ngồi brief và check từng bài content được không?
Thế là vị trí Content Manager ra đời. Content Manager bên phía Client chủ yếu sẽ là người (1) lựa chọn agency phù hợp cho từng sản phẩm, (2) soạn brief cho agency & (3) quản trị workflow và chất lượng nội dung nhận được.
Dựa trên yếu tố quản trị và quy trình làm việc nêu trên, Content Manager tại bên phía Client và Agency về cơ bản có công việc giống nhau (tất nhiên môi trường sẽ khác).
Biết vậy rồi thì bán chữ ở đâu ta?
Nếu thích việc hôm nay làm Beauty, mai làm Tech, ngày kia chill chill làm FnB,.. chăm chỉ “gọt bút” từ chân intern đến manager, thì mời bạn ngó vô JD của Agency (nhớ lật mặt sau để biết có 101 áp lực đang chờ đợi - nhưng mà thôi, làm bên nào chả có nỗi khổ riêng). Không ít content writer nằm gai nếm mật ở agency đủ lâu, quyết định chuyển sang phía Client để có cuộc sống “ổn định”, work-life balance hơn. Thông thường, Client cũng chỉ tuyển Content Manager có kinh nghiệm, hoạt động như Agency mini của chính công ty, chứ công ty lớn tuyển người chỉ vô ngồi viết - hiếm lắm!
Không phải ở Agency, không phải ở Client to to, content writer ở SMEs/Startup thì sao nhỉ? Nếu quen một người bạn làm ở một công ty nhỏ, quy mô 20-50 người, hãy thử hỏi xem 1 ngày của bạn ấy làm những gì? Rất có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời như: viết social, chạy ads, thiết kế ảnh,... và hàng trăm công việc không tên nữa. Tất nhiên không phải content writer nào cũng phải ôm đồm như thế, nhưng ở các công ty nhỏ, nguồn nhân lực không đủ, content writer thường phát triển theo hướng marketing tổng hợp.
Nếu không muốn đi thẳng, bạn có thể đi xiên.
Muốn đi từ writer tới manager, ngoài câu chuyện chuyên môn viết lách, bạn còn cần có kỹ năng quản trị nhân sự và chất lượng nội dung. Tuy nhiên, content manager không phải là đích đến của tất cả content writer. Nếu bạn chỉ muốn viết, chịu trách nhiệm về nội dung riêng của mình, dừng lại ở senior hoặc tách ra làm freelancer sẽ là phương án phù hợp hơn.
Dù muốn phát triển theo phương hướng nào, điều đầu tiên bạn cần cũng là một nền tảng vững chắc. Làm nghề này lâu, mới ngẫm ra sách gối đầu giường là bộ SGK & Từ điển Tiếng Việt...
Học luật trước, rồi chơi Mario sau ha!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất