Được tin và được chấp nhận, được khổ công và được làm biếng, được đòn nghiêm khắc trong yêu thương, trẻ em đáng được như vậy
Không thể nói là "việc học không quan trọng bằng việc sống hạnh phúc", cũng không thể nói "phải học hành nghiêm túc chứ có mỗi việc...
Không thể nói là "việc học không quan trọng bằng việc sống hạnh phúc", cũng không thể nói "phải học hành nghiêm túc chứ có mỗi việc học cũng không xong"... Nó cứ cliché thế nào á. Và tiếc là chẳng ai dám cắt nghĩa chữ "học hành", chữ "hạnh phúc" cho em, và cho tôi.
Vậy thì học-cách-học hẳn tốt hơn chỉ học theo cách đổ cho đầy. Đằng nào cũng "phải" học. Chỉ cho đến khi được tự do tự học và làm việc thật chăm chỉ với điều mình muốn biết thì mình mới thấy vui lên tí.
Có cả tỉ cách học, có hàng ngàn cách dạy, có hàng trăm phương pháp độc quyền, nhưng tính ra chẳng có gì thật "độc quyền" hết vậy. Khi tự học, dù có phí hay miễn phí, dù từ con người hay từ đám mây tri thức Google, thì đừng có tự huyễn-ngộ nhận là mình "sinh" ra nó, tất cả cũng chỉ là đang chiêm nghiệm lại từ những tri thức đã được trình bày nơi ấy, và từ kinh nghiệm sống của mình. Và nếu có, cũng chỉ nên âm thầm hạnh phúc khi có những ý tưởng nhỏ bé bí mật trong đầu mình bỗng một ngày mình phát hiện thấy vô cùng trùng hợp với ý trong bài viết và sáng kiến của người nọ. Hehe, vậy sẽ ổn hơn là đánh lộn trong lòng. Mình toàn thấy hết hồn chim én như thế.
Vậy thì mình cứ ưu tiên điều gì thấy HỢP LÝ, dùng được. Và làm đúng lúc, đúng cách, đúng mức, với đúng người. Theo giác quan mách bảo. Một người Hà Nội hôm gặp mình có nói " Ý tưởng chỉ là thứ rẻ tiền, quan trọng là cách người ta thực hiện nó". Nó làm mình thoát ra khỏi bao nhiêu cái thắc mắc và hoài nghi, nhẹ hẳn đầu khi nghĩ về chuyện các ông lớn làm ăn kinh doanh, các cha mẹ toàn năng khi dạy con trưởng thành.
Lúc mình còn nhỏ, mình đau khổ khi vừa phải làm Lớp phó học tập vừa phải vật lộn mỗi khi viết văn mô tả, làm toán đề thi học sinh giỏi. Có lần mất trí mình học bè bạn lấy quách văn mẫu, sách giải ra cho xong nhanh (dù trong lòng thấy rất lén lút). Thật đáng thương. Mình được vui khi mình học vẽ, tập võ, và học hát thiền ca, chơi nhạc cụ... Thật tiếc, những thứ đó dù âm ỉ mãi trong lòng mình chẳng đưa mình đi đến đâu dù chỉ là để giải trí, khi bố mẹ mình không thích/cũng không có quan tâm nghiêm túc điều đó.
Mình từ đó đã thấy bố mẹ toàn kỳ vọng, nhưng chưa bao giờ đặt niềm tin, hay kiên nhẫn với mình. Mình thấy đôi khi lòng mề khá tệ, và cái liều đắng ấy nó kéo dài mãn tính tới khi mình dở chứng bỏ ngang đại học. Lần đầu tiên quyết đưa ra quyết định, hết hồn chim én.
Theo chứng nghiệm và mong mỏi của mình, thì những đứa trẻ nên được định hướng, động viên làm việc từ dải khó/tần số dày đặc- đến dễ/số lượng giới hạn, nhưng sau cùng chúng (đã được ngầm trao quyền) tự chọn giới hạn làm việc cho chúng, để không bị cảm thấy mình là kẻ thất bại cố gắng trong vô vọng, nhưng cũng không dễ dãi lẫn tự cao.
Chúng hoàn toàn có quyền được làm thử thách, được (boost tinh thần) làm cái mới lạ khó nhằn, được sai, được từ bỏ, được làm đi làm lại ngàn lần một thứ, được làm nhiều thứ khác nhau và được thử lại. Thế thì sẽ giảm bớt căng thẳng từ khái niệm giỏi-dốt, tài năng-đần độn... "phải chi" con khỉ được làm điều nó giỏi, con cá được làm điều nó muốn, thật giỏi vào. Không nên quá cố để làm đẹp mặt vui lòng danh hiệu cho ai hết.
Từ đó, tấm lòng của những người-lớn cũng được phen mở rộng, bao dung độ lượng, nhìn được xa hơn.
Nhân tiện đây mình cũng liệt kê - bổ sung lại một vài cách để phụ giúp trẻ ghi nhớ, tập trung hơn (+chiến đấu hết mình, chữa lành) mà các thầy cô vẫn thường chia sẻ, mà đúng là các em lớp mình 4 năm qua đã rất yêu thích/ hoặc đôi lúc chúng còn tự thay đổi linh hoạt những việc làm khác nhau khi thấy chán. Để đỡ đau khổ nếu phải học cái mình không thích, để yêu thêm việc học theo cách của mình.
+ Ghi chú, minh họa bằng sơ đồ tư duy (chắc chắn không thể thiếu sketch note và key words), tư duy nhân quả theo sơ đồ cây, diễn dịch/quy nạp- luận điểm/dẫn chứng/ví dụ theo mô thức bánh kẹp sandwich, thẻ flashcard, busy-quiet-book bận bịu, To-do list/ Bingo Challenges (reading/helpful/happy/funny/writing/free talk...), vân vân. Và đôi lúc chúng cũng ngồi không, không làm gì hết.
(từ một wimpy boy chính hiệu, cậu sợ vẽ, viết và giờ cậu đã thích vẽ,viết)
+ Chơi trò nhắm mắt, nghe thật kỹ, xem xung quanh có gì (cái này mình học được từ -unschooling, concious parents, Zen kids- và mình thấy một cô tên là Phan Hồ Điệp cũng đã làm và nói có hiệu quả tương tự) tìm thật kỹ cho được cái mình đang tìm, quan sát thật kỹ cái vật đang cầm để thấy sự khác và giống, cái lợi cái hại, cái hay cái dở, cái hợp và chưa phù hợp... Chơi đi đường thẳng, tròn,...
Thi hít vào ai có bụng to hơn, thở ra ai có bụng nhỏ hơn... Thử thách OMMMMMMMMMMM (vừa "thiền nhẹ" sau tăng động, vừa luyện công phu âm lực, hơi từ bụng).
+ Phát vouchers : đi ra ngoài nghỉ đúng 3' / chúng ta sẽ cùng nhau đi đâu đó, làm việc gì, ở cạnh nhau chỉ lắng nghe, (mình còn áp dụng cho bạn nhậu của mình nữa cơ :"))
+ Đặt đồng hồ đếm ngược, podomoro, chuông tỉnh thức, chó mèo kêu timer/stopwatch, gia hạn tự lượng sức,...
+ Chú ý vào điểm tích cực của con, khen cụ thể ngay vào điểm tích cực đó. Mình cũng không hề dễ dãi bỏ lỡ khi có cơ hội trò chuyện về điểm xấu xí của chúng, nhưng mình chỉ thấy buồn cười, khi lũ trẻ con vừa thật hồn nhiên nhưng cũng vô cùng hoang dại , thú tính dày đặc. Đừng nói với mình về cái NLP gì đó, chuyện khen chê là điều cần với người tâm thức còn non yếu, như lũ trẻ, và thanh niên. Mà NLP cũng không sai, chỉ "sai" khi người thầy chỉ dẫn đi chệch quá về một phía nào đó. Lúc nào cũng vậy, có thể bạn đi tới tận cùng của sự lười biếng, hoặc nỗ lực điên cuồng, nếu cái phận không phải bị lâm vào thế phải chết ngay, thì rồi bản thể cũng sẽ nghiêng lại về vị trí giữa, cân bằng.
+ Set up đầy đủ -nhất có thể- trước khi học, confirmation questions trước để chúng chuẩn bị tâm lý tập trung học khi cần. Hoặc không chuẩn bị gì cả, rồi cho chúng 5 phút để tự đi nhặt đầy một giỏ thiết bị trong list trươc khi học.
+ Ngồi đủ xa, nhưng con vẫn trong tầm mắt, đừng để ai cảm thấy bạn đang kiểm soát họ, và nhất là đứa trẻ. Nhất là khi đã bàn giao việc cho thợ thì cứ để thợ làm, đừng lượn qua lại chỉ đạo, gây tâm lý làm đối phó, hoặc đẽo cày giữa đường. Chẳng đâu ra đâu cả. Học trò mình có lần viết xấu-lộn-xộn quá kinh, mình theo quán tính lé mắt nhìn hắng giọng, tay chỉ chỉ, trong khi mình đã tự nhủ đấy không phải lúc tập trung cho mục đích trình bày. Kết quả là, nó giận mình và tụt hết cả mood không còn brainstorm được nữa. Lợi bất cập hại là ở chỗ đó... Có lúc mình giao cho nó tự set up máy quay để record tự luyện thuyết tình trước camera, nhưng mình đã làm nó bỏ luôn, ỷ cho mình làm chỉ vì mình ra vặn hộ nó cái ốc, chốc chốc lại ra xoay hướng camera. Mình dã quá quen thuộc nên không bực gì, chỉ nhận ra đó là bệnh nghề nghiệp hồ hởi của mình đã hại nó. Mình vội sửa.
+ Tin tưởng con. Chấp nhận cả khi nào con từ chối. Nhưng đầu tiên vẫn là tin vào điều con định sẽ làm, thương thuyết thảo luận với con, để dẫn đến hành động /kết quả/ hợp lý hơn.
+ Hạn chế nhất có thể thời gian quy chụp, gán ghép, điều tra, tranh luận với con. Mà biết đủ, rồi khéo chuyển tình huống. Không nói chuyện đã qua, thương thuyết hiệu quả.
+ Đôi lúc quẫn quá thì ghi nhớ bằng xâu chuỗi, ghép những điều lẻ tẻ, không logic, một danh sách dài vào thành một bài thơ, câu chuyện... giống chuyện chêm á. Dù không nên lạm dụng vì nó chỉ giúp nhớ hết, chứ không giúp nhiều về kỹ năng thực tế. Còn riêng cái mảng COLLOCATION thì lớp mình nó chơi suốt cái gọi là TPR - mô phỏng ngôn ngữ bằng hành vi,... và nhiều nữa.
Viết nhật ký cùng nhau. Mình có lúc quẫn quá với nhỏ học trò mê "xem sách", nên phải lấy những cuốn sách có yếu tố hư cấu gây tranh cãi, gây mâu thuẫn, để nó tức quá mà dừng lại tìm hiểu tại sao, như thế nào. muốn thế phải bỏ công ra đọc nghiền ngẫm. Sau này nó còn có giai đoạn mình phải cho đọc cả Wimpy Kid lầy lội, viết nhật ký/ profile lầy lội để nó dừng lại lâu hơn trước một cuốn sách. Nhưng cũng có lúc mình bảo hãy dẹp ngay cuốn sách nào đó qua một bên.
+ Quan sát càng tốt , miêu tả càng tốt, ghi nhớ càng tốt. Thầy mình còn nói INPUT (data nạp đầu vào) là thứ quan trọng vô cùng nếu không nói là thứ quan trọng nhất nhì khi học. Trong VĂN TƯ TU, những thứ ấy nên được đối xử công bằng, vì thế không được xem nhẹ VĂN, hay bất cứ việc nào.
+Không nên để cho con tự chọn giờ đi ngủ, nên giúp con đi ngủ đủ giấc. Còn mình chưa có con thì khi học trò có dấu hiệu đói ăn , mình lấy sẵn đồ ăn bỏ vào dĩa để trên bàn, khi chúng có dấu hiệu muốn ỉa thì mình tức tốc khuyên hãy đi liền, đái ỉa không nên nhịn - mà nó giúp sảng khoái :")), khi nó đờ đẫn thì mình bảo nó nằm ra buông thư mà ngủ, một lát cô gọi dậy.
(Còn nữa, còn nhiều lắm, nhưng cũng chẳng giải quyết được gì nhiều đâu, nói cho vui thôi, mà... làm nó còn vui hơn, thiệt, ai lâu nay có cùng suy nghĩ và việc làm giống mình thì hẹn đi uống chén trà heng.)
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất