Trong cuộc sống và làm việc hàng ngày, không ít trường hợp chúng ta gặp phải vấn đề tạm gọi là "ấm ức", vấn đề xảy ra khi chúng ta cố gắng truyền đạt ý kiến của mình với người khác về 1 việc, 1 vật hoặc 1 hiện tượng. Chúng ta đưa ra chính kiến và muốn được người khác chấp nhận, nhưng kết qủa lại không được chấp thuận.
Chúng ta đã tự hỏi, ý kiến của mình đã đúng chưa ? nếu ý kiến của mình đúng thì tại sao lại không được đón nhận? Vậy chúng ta phải làm thế nào để biết ý kiến của mình đã đúng? Theo tôi trước tiên đối với 1 cuộc thảo luận, chúng ta cần sử dụng các tiêu chí nhằm tạo sự đồng thuận giữa các bên trong cuộc thảo luận. Chúng ta sử dụng các tiêu chí như 1 thỏa thuận, 1 căn cứ mục tiêu để thảo luận đạt được kết qủa cuối cùng. 
Với bộ các tiêu chí, chúng ta sẽ có 1 tập các ý kiến thoả mãn yêu cầu làm kết qủa cho vấn đề thảo luận, nhưng ý kiến nào sẽ được chấp nhận ? Đôi khi ý kiến của chúng ta chưa phù hợp, không được chọn thì bạn cũng đừng nên buồn vì lý do đó. Thực ra 1 ý kiến (giải pháp) được chấp nhận cần 3 yếu tố :
1. Thiên thời ->  Ý kiến ( giải pháp ) đúng
2. Địa lợi -> Thời cơ
3. Nhân hòa -> Người quyết định
Tôi xin giải thích như sau:
Yếu tố 1 : Ý kiến ( giải pháp ) của bạn phải đúng về mặt kiến thức. Ý kiến của bạn phải được người khác chấp nhận là đúng để được xem xét có sử dụng ý kiến của bạn không. Đôi khi các bạn kỹ thuật cãi rất hăng, rất tự tin về ý kiến của mình, nhưng thực ra ý kiến đúng chưa phải là tất cả.
Yếu tố 2: Thời cơ đưa ra ý kiến, thời cơ là thời điểm, địa điểm phù hợp để đưa ra ý kiến. Đôi khi thời điểm đưa ra ý kiến sớm qúa, khi các bên chưa nhận thức được thực sự điều họ muốn , hoặc thời điểm bạn đưa ra ý kiến chưa đủ nguồn lực để sử dụng ý kiến của bạn thì ý kiến có thể bị bỏ qua. Nếu bạn đưa ra ý kiến muộn qúa, ý kiến của bạn có thể đúng nhưng các công việc (gắn liền với ý kiến đã được chọn) đã được triển khai thì ý kiến của bạn cũng không thể được chọn lại. 
Địa điểm cũng rất quan trọng, tùy thuộc vào địa điểm khác nhau, mà việc sử dụng ý kiến ( giải pháp ) mang lại thuận lợi khác nhau. Thậm chí còn có 1 ý khác, ý kiến được đưa ra trong một môi trường thuận lợi dễ được người khác tiếp nhận hơn (VD: trong 1 vài trường hợp là trên bàn nhậu).
Yếu tố 3: Người quyết định, đây là nhân vật quan trọng nhất quyết định ý kiến của bạn có được sử dụng hay không ? Trong cuộc thảo luận sẽ có nhân vật đặc biệt ( sếp ), nhân vật đó là người quyết định lựa chọn ý kiến nào. Đôi khi sếp yêu bạn ( hoặc vợ sếp yêu bạn ), thì cả 2 yếu tố trên không cần, mọi ý kiến của bạn đều được chấp nhận. Người quyết định có thể được xem xét ở góc độ khác, đó là người bị ảnh hưởng bởi ý kiến ( giải pháp ) của bạn. Ví dụ : bạn có ý kiến về thay đổi sản phẩm của công ty, thì người quyết định có thể là khách hàng sử dụng của công ty. Nếu ý kiến của bạn đem lại giá trị thực sự cho khách hàng, như vậy rõ dàng ý kiến của bạn xứng đáng được chọn.
----------&&----------
Tôi xin lấy 2 ví dụ về việc giải pháp đúng, ý kiến đúng nhưng không dễ đạt đồng thuận :
Ví dụ 1: Chính phủ BL tuyên bố mọi chính sách của họ đều đúng, phương hướng đường lối đúng, nhưng các chính sách đó chưa hiệu qủa với nhân dân vì bị 1 vài cán bộ của họ thực hiện sai chủ trương. Vậy chúng ta thấy ở đây chính phủ BL nên xem xét lại các yếu tố 2 và 3: 
- Thời cơ để triển khai chính sách này đã đúng chưa? Họ có đủ nguồn lực để triển khai chính sách đảm bảo chất lượng và hiệu qủa không (dĩ nhiên những người đưa ra chính sách đã bao gồm đầy đủ các quy trình để chính sách được thực hiện hiểu qủa) ? 
- Người quyết định ở đây chính là dân: chính sách đã được test và được đo là có hiệu qủa, có đem lại lợi ích cho nhân dân chưa ? thậm chí nếu chính sách sai thì đã có phương án khắc phục sự cố chưa ?
Tóm lại suy nghĩ đúng là chưa đủ đâu các lãnh đạo ạ !.
Ví dụ 2: Nhóm chúng tôi ( nhóm T ) làm tư vấn giải cho tổ chức G, tổ chức G thuê công ty F phát triển 1 phần mềm quản lý nhân sự. Yêu cầu chi tiết đã được gửi cho công ty F, một cuộc họp 3 bên giữa T, G, F để chốt giải pháp triển khai phần mềm. Nhóm T chúng tôi đã đưa ra giải pháp đảm bảo các yêu cầu của tổ chức G, giải pháp có thể mở rộng chuyển đổi và nâng cấp nhanh chóng, theo tôi giải pháp này sẽ không lạc hậu trong thời gian ít nhất 5 năm. Và kết qủa cuối cùng giải pháp của chúng tôi không dễ dàng được chấp nhận.
Lý do như sau:
- Giải pháp của chúng tôi đã đủ các yêu cầu tối thiểu, nhưng công ty F nhận thấy nguồn lực để thực hiện ( budget ) không tương ứng với chi phí thực tế cho hệ thống nếu sử dụng giải pháp của nhóm T.
- Quản lý dự án của tổ chức G cần hệ thống đảm bảo chất lượng, và cuối cùng hợp đồng xây dựng phần mềm được chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn 1 xây dựng các chức năng tối thiểu ban đầu đảm bảo ứng dụng đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Giai đoạn 2 hoàn thiện toàn bộ các chức năng, cho phép mở rộng hệ thống dễ dàng, nâng cấp nghiệp vụ dễ dàng, kiểm soát tốt với chất lượng dữ liệu.
=> Như vậy chúng ta có thể thấy, mặc dù yếu tố 1 ( giải pháp đúng ) đã đạt nhưng yếu tố 2 ( thời cơ đúng ) lại không đạt nhưng chỉ cần yếu tố 3 ( người quyết định ) thỏa mãn vậy là ý kiến, giải pháp được triển khai thành công.
----------&&----------
Tôi xin phép dừng bài viết của tôi ở đây. Một lần nữa, nếu ý kiến của bạn chưa được chấp nhận hãy đừng thất vọng, chi là cách bạn triển khai nó chưa đúng, hãy thử lại.
Xem thêm :