Mỗi lần nghĩ đến việc so sánh bản thân mình với người khác, mình lại nhớ đến lần đi uống cùng A. - một đứa bạn thời phổ thông của mình.
Trong lúc người có chút cồn, A. thể hiện một cách hơi...bất thường. Cô bạn bảo rằng bạn luôn cảm thấy ganh tị với mình, vì những gì mình làm. Từ cách mình tư duy, cho đến cách mình thể hiện sự căng thẳng mỗi khi gặp khó khăn lên mạng xã hội.
Lúc đó, mình rất bất ngờ, vì đó không phải là mong muốn của mình.
Mặc dù biết nó không còn tỉnh táo, nhưng buổi nói chuyện ấy thật sự để lại cho mình nhiều suy nghĩ. 
Nguồn ảnh: Unsplash
Nguồn ảnh: Unsplash

Những người tích cực có tỏa năng lượng tích cực như mình nghĩ?

Cho đến khi, mình thấy ai đó trên Instagram / Facebook của mình có những trải nghiệm mà mình thật sự không có.
Chẳng hạn như thời đại học mình chẳng quan tâm lắm đến chuyện yêu đương. Ai mà cứ đăng story, đăng hình đi chơi với bồ hoài là mình unfollow 😅 Không phải vì không thích người đăng, mà chỉ đơn giản khi thấy những hình ảnh đấy, tự nhiên mình lại có cảm giác tiêu cực.

Mình đã thật sự hiểu mình chưa?

Mỗi lúc nghi ngờ bản thân như vậy, có khi mình cũng đang chưa thật sự tin vào nỗ lực của mình / những gì mình đang có.

Công thức của “thành công”

“Thành công = sự chuẩn bị + cơ hội đến”
Trích sách "Đúng việc" của thầy Giản Tư Trung
Vì chẳng ai biết khi nào cơ hội đến...
"Cuộc đua" của mỗi người là khác nhau. Và cách chúng ta "luyện tập" để hoàn thành cuộc đua ấy cũng khác nhau.
Bạn dành 1 năm để chạy bộ, sao lại đi so sánh với người đã tập chạy được 5 năm?
Bạn vừa chuyển ngành, sao lại so sánh với người đã làm trong ngành đó được 2 năm bằng tuổi với mình?
Trên cùng đường đua không có nghĩa là chạy cùng cuộc đua
Bài viết này được truyền cảm hứng bởi câu chuyện trong 1 quảng cáo của 1 hãng xe công nghệ.
#WOTN5 
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.