Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này, ta tự đem mình rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và mắc những căn bệnh tinh thần điển hình của thời đại... mà không hay biết. Những căn bệnh điển hình mà tôi kể đến chính là chứng rối loạn lo âu. Vậy chứng rối loạn lo âu là gì? Biểu hiện của nó thế nào? Và làm sao để vượt qua nó trong cuộc sống?... Bài viết sau đây tôi sẽ đưa bạn đến tìm hiểu chúng.

Đây là bài viết mang tính khách quan theo quan điểm suy nghĩ và trải nghiệm được của tôi. Tôi hi vọng các bạn có thể tiếp cận nó một cách vui vẻ và sàng lọc nhất.

Bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp xảy ra sau vài tiếng nữa. Và giờ bạn đang cảm thấy vô cùng phấn khích nhưng cũng rất lo lắng và có cảm giác như thể có ai đó đang bóp chặt lòng ngực bạn lại. Bạn không thể nói dù đã cất công dày vò chuẩn bị trong cả tuần. “Không mình không thể cứ im lặng run sợ thế này được. Tốt hơn hết mình hãy nói đi!” Bạn bắt đầu phân vân: “Mình có nên nói thế không? Các nhà tuyển dụng sẽ hài lòng về câu nói ấy chứ? Ồ không, mình không nên nói câu đó, nó không hợp lý chút nào!” Và chính ngay lúc này, tâm trí của bạn đang là một mớ hỗn độn, tim đập liên hồi và bạn bắt đầu toát mồ hôi, giống như bạn đang xem bạn nói chuyện vậy. Bạn tự nhủ “Bình tĩnh lại nào” nhưng không thể. Và tệ hơn là ngay sau đó, nhà tuyển dụng đã lắc đầu và cảm ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn của họ. Bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy lúc đấy thật tồi tệ thế nào. Nhưng nào nào hãy bình tĩnh lại, dù có tin hay không thì tôi xin chúc mừng bạn đây chính là một phần tốt đẹp của việc làm một con người đấy. Vì hầu như loài vật trên thế gian này không có khả năng suy nghĩ đấy đâu, và điều đặc biệt là chỉ có loài người chúng ta mới có những suy nghĩ về suy nghĩ – Tôi có thể gọi đó là “Vòng lặp suy nghĩ” chẳng hạn. Nghe có vẻ hay ho đấy nhỉ. Nó làm cho tôi nhớ đến Triết gia Seneca có viết: “Ta hoảng sợ nhiều thứ mà thực ra chúng không có chút ảnh hưởng nào trong thực tế. Hay nói cách khác, ta hoảng loạn bởi chính những suy nghĩ của mình.”. Nghe có vẻ đúng quá ấy chứ? Bạn hãy xem bạn đang hoảng sợ câu nói nào đó có ý định thốt ra sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng và rồi bạn cứ đắm chìm trong suy nghĩ ấy và trở nên hoảng loạn hơn.
 Và giờ quay lại vấn đề: Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không thể ngờ. Giờ đây con người chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể dễ dàng mua được nhiều thứ ta muốn, tìm được nhiều thứ ta cần khiến cho cuộc sống ta trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Nhưng đôi khi chính những điều ấy lại khiến ta bận tâm nhiều hơn cho một sự lựa chọn. Ta bận tâm về một chiếc TV mới, bận tâm tới hôm nay ăn gì hay là một kỳ nghỉ dài hoành tráng với đồng nghiệp chẳng hạn. Và rồi tự đem mình rơi vài trạng thái căng thẳng, lo âu và mắc những căn bệnh tinh thần điển hình của thời đại. Những căn bệnh điển hình mà tôi kể đến chính là chứng rối loạn lo âu. Chứng rối loạn lo âu có thể là: Rối loạn hoảng hốt, rối loạn ám ảnh bức bách hay là rối loạn căng thẳng…
Như bạn biết đấy, lo lắng là một phản ứng tự nhiên với những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, một số người lại không kiểm soát tốt và rơi vào trạng thái lo âu và họ thường phải chịu các triệu chứng cơ thể khó chịu kèm theo. Hiện nay trên thế giới, cứ 14 người lại có một người mắc chứng rối loạn lo âu, và phải tốn hơn 42 tỉ đô la mỗi năm để điều trị vấn đề sức khỏe về tâm thần này.
Để chứng minh mối quan ngại này ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi sẽ chỉ đề cập đến việc chứng lo âu có thể dẫn đến trầm cảm và bỏ qua việc tự sát và bỏ học. Đầu tiên, việc tập trung và giữ bình tĩnh trở nên khó khăn hơn, và có thể làm đổ vỡ mối quan hệ. Nhưng đáng buồn là có khá nhiều người không biết bệnh này hay chỉ đơn giản nghĩ rằng nó không quan trọng vì họ không biết nó là gì? Là tính cách của tôi, hay một căn bệnh? Đó là lý do tại sao họ luôn giấu lo âu trong một góc như thể một trạng thái khó chịu cần phải vượt qua hoặc tự biện minh cho việc mình chỉ đang lo lắng thái quá mà thôi. Và đến lúc ấy họ còn chẳng phân biệt được đâu là sự lo lắng bình thường và đâu là chứng rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu
Lo lắng là cảm xúc bình thường mà chúng ta đều trải qua khi chúng ta ở trong những tình huống căng thẳng. Lo lắng có khi sẽ là tốt vì nó giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn và đối phó với những tình huống khẩn cấp trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi cảm xúc lo lắng lên quá độ và phát sinh những tình huống không gây ra mối đe dọa thực sự thì thật đáng buồn, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu. Những người mắc chứng rối loạn lo âu nói chung thường lo lắng quá mức và liên tục về mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của họ, họ rất khó kiểm soát được nỗi lo. Họ cũng có triệu chứng bồn chồn, sợ hãi, khó ngủ và không thể tập trung vào công việc. Dù bạn có mắc kiểu lo âu nào đi chăng nữa, luôn có cách để bạn làm giảm nó. Nó đơn giản và hiệu quả hơn bạn nghĩ.
Và cách phổ biến nhất có thể nghĩ đến là dùng thuốc điều trị các rối loạn tâm thần, nhưng điều đó không hiệu quả trong thời gian dài, vì đây là bệnh tâm lý chỉ có tâm mới trị được bệnh. Vậy nên hãy cân nhắc kỹ trước khi lạm dụng quá liều. Vậy phương pháp để đối phó là gì và chúng ta nên làm như thế nào để làm giảm lo âu? Và trước khi đi sâu vào chúng, tôi muốn chỉ ra rằng bạn có thể tự mình phát triển các phương pháp hay kĩ năng đối phó qua những việc bạn làm. Bạn có thể chịu trách nhiệm cho nỗi lo lắng và làm giảm nó. Có ba phương pháp làm giảm chứng rối loạn lo âu mà tôi có thể giúp bạn.
Phương pháp thứ nhất là cho phép mình cảm thấy có thể điều khiển cuộc sống. Những người cảm thấy họ kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn thường có sức khỏe tâm thần tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy mình đang thiếu kiểm soát trong cuộc sống, thì nghiên cứu cho thấy rằng bạn cần tham gia vào các trải nghiệm mang lại nhiều quyền điều khiển hơn. Bạn hãy nghĩ xem: Có phải đôi lúc bạn phát hiện ra mình bỏ qua việc bắt đầu điều gì đó chỉ vì bạn cảm thấy chưa đủ sẵn sàng? Bạn thấy khó đưa ra các quyết định kiểu mặc gì, ăn gì, hẹn hò với ai, nhận công việc nào? Bạn có xu hướng lãng phí rất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ nên làm gì để rồi chẳng làm gì cả? Có một cách để vượt qua sự phân vân và thiếu kiểm soát này, đó là “làm tới đi”. 
Nhà thơ GK Chesterton nói rằng: "Việc gì đáng làm cũng đáng để làm tệ vào lần đầu tiên." 
Tại sao câu nói này có tác dụng đến thế, là vì nó làm bạn quyết định nhanh hơn và phóng thẳng bạn tới chỗ hành động. Rất thường xuyên, chúng ta hướng đến sự hoàn hảo và cuối cùng không làm gì hết vì ta đặt cho bản thân những tiêu chuẩn quá cao đến mức đáng sợ, gây áp lực cho chính mình và khiến ta trì hoãn việc bắt tay vào làm gì đó hoặc chúng ta thậm chí có thể bỏ mặc tất cả mọi thứ. Vậy nên bạn cứ dùng thử châm ngôn này “Làm tới đi”, “Làm tới đi” để tạo ra một điều gì đó mới cho bản thân. “Làm tới đi” để có nhiều niềm vui hơn trong toàn bộ quá trình. Nó đem nỗi lo ra khỏi mọi thứ và thay thế bằng niềm hứng khởi. Nghe thật thú vị đúng không? Và khi tôi nhắn nhủ điều này đến các bạn là tôi muốn các bạn nghĩ rằng: nếu bạn bắt đầu dùng châm ngôn này hôm nay cuộc đời bạn sẽ thay đổi! Và tất nhiên điều này sẽ chỉ hiệu quả khi bạn đang nghĩ đến một hành động nào đó cần làm và cũng nghĩ và nói thật lớn với bản thân mình câu châm ngôn ấy. “Làm tới đi! Let do it!”.
Chiến lược đối phó thứ hai là bớt bận tâm nhiều hơn: Bạn có nhận ra thế giới này đã đưa chúng ta đến một cánh cửa được mở ra những tiêu chuẩn cho một cuộc sống tốt đẹp chưa? Đúng là “chúng ta” đấy vì hầu như mọi người đều nói ra những chỉ tiêu tốt đẹp đấy cho mọi người xung quanh và không biết vô thức nào bạn lại vô tình theo đuổi nó. Cả thể giới đã đặt ra rất nhiều chỉ tiêu kiểu là: một công việc xịn xò, một cô vợ nóng bỏng, một chiếc xe xịn, một nhân cách hoàn hảo, hay là một khuôn mặt đẹp... Và thế chúng ta cứ bị liên tục nói rằng con đường dẫn đến cuộc sống đẹp là phải có nhiều, nhiều và nhiều điều hơn thế nữa. Bạn cứ thế bận tậm đến những điều ấy cho dù những thứ đó không có ảnh hưởng nào đến thực tế của bạn và chỉ khiến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của bạn. Nó khiến bạn căng thẳng, lo âu tìm mọi cách để đạt được những điều đó và rồi quay cuồng mãi bên trong hàng ngàn sự bận tâm về bản thân. Để tôi kể câu chuyện này nhé: Tôi có một người bạn có thể nói cô ấy là một người có khá nhiều thứ để bận tâm. Tôi gọi cô ấy là Dang Dang. Một hôm cô ấy nhắn tin cho tôi về việc mỗi tối luôn suy nghĩ linh tinh về đại học, về gia đình, về tiền bạc, hay là về tình yêu, về chuyện tương lai đi làm ở đâu, làm gì. Và rồi cô ấy lại tự làm mình buồn làm mình trở nên lo âu  mà quên mất làm sao để hiện tại trở nên ổn hơn hay khiến mình trở nên thoải mái hơn. Cuộc sống là thế khi bạn bận tâm quá nhiều thứ xung quanh, bạn sẽ không còn nhớ bản thân mình muốn gì. Vậy chìa khóa để mở vấn đề này là gì? Thực ra rất đơn giản bạn chỉ cần bớt bận tâm về nhiều hơn; bận tâm tới ít hơn và hãy chỉ đơn giản bận tâm về những gì là thật là ngay trước mắt và quan trọng mà thôi.
 Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tha thứ cho bản thân. Nó thực sự có sức mạnh nếu bạn làm được điều này. Tin tôi đi! Những người mắc chứng lo âu thường nghĩ nhiều về việc họ làm sai, họ lo ngại, và họ cảm thấy tệ như thế nào. Hãy tưởng tượng bạn có một người bạn không ngừng chỉ ra mọi thứ bạn làm, bạn đang làm sai và mọi thứ sai sót trong đời bạn. Bạn cảm thấy thật tệ và chắc hẳn bạn sẽ muốn thoát khỏi người này ngay lập tức, phải không? Vâng, những người mắc chứng lo âu làm thế với chính họ suốt cả ngày. Họ không tử tế với bản thân. Vậy nên họ cũng chả thể tử tế với bạn. Tôi nói đến đây bạn giác ngộ được chứ. Đúng vậy, có lẽ đã đến lúc cả bạn và tôi nên bắt đầu tử tế hơn với chính mình, đã đến lúc bắt đầu nhận ra và giúp đỡ chính bản thân, vậy thì hãy bắt đầu bằng việc tha thứ cho bản thân về bất cứ lỗi lầm nào bạn nghĩ bạn đã gây ra vài phút trước cho đến những lỗi lầm trong quá khứ. Nếu bạn hoảng loạn và xấu hổ về chúng, hãy tha thứ cho mình; nếu bạn từng muốn nói ra mọi thứ trong buổi phỏng vấn nào đó, nhưng đã không thể gom hết can đảm mà làm vậy, đừng lo lắng về việc đó, cứ để nó qua đi. Và tìm một buổi phỏng vấn mới để nói điều bạn muốn. Có thể buổi phỏng vấn đấy sẽ không thu hút được nhà tuyển dụng nhưng chí ít ra bạn đã làm thứ gì đó để tha thứ cho bản thân và tuyệt vời hơn nữa là bạn đã tự điều khiển cuộc sống của mình. Bạn thấy đấy tha thứ cho bản thân về bất kể điều gì hay mọi điều với cách này sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm thông hơn cho chính mình. Bạn sẽ chưa hồi phục chừng nào bạn chưa thực hành nó. Tôi nhớ Trịnh Công Sơn từng nói “Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn. Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác.”.
Và cuối cùng, mình muốn gửi đến các bạn một thông điệp qua một câu mà mình tâm đắc:
“If you can't sleep, then get up and do something instead of lying there worrying. It's the worry that gets you, not the lack of sleep.”
Nếu bạn không ngủ được, hãy dậy và làm điều gì đấy thay vì nằm đó mà lo lắng. Chính sự lo lắng mới là vấn đề của bạn, không phải thiếu ngủ.
Đúc kết lại để giải thoát sự lo âu trong chính bản thân bạnthì hãy ngay lúc này đây ngồi dậy và nắm rõ ba điều sau: Thứ nhất, hãy cho phép bản thân điều khiển cuộc sống đừng để ai hay bất cứ tâm lý sợ hãi nào vứt bỏ điều mong muốn của bạn vì chỉ có sự tư do mới mang lại hạnh phúc cho chính bạn. Điều thứ hai, chìa khóa của thanh thản là biết bận tâm những điều thật sự cần thiết và quan trọng hơn nếu ta quá tham lam ôm hết bận tâm vào lòng thì chỉ có ôm mãi những đống rác mà không cách nào vứt đi được. Và điều cuối cùng, hãy tha thứ bản thân chỉ có tha thứ bản thân ta mới biết tha thứ người khác. Và tôi muốn gửi đến bạn rằng hi vọng những điều mà tôi viết sẽ gợi lên được chút suy nghĩ, cảm nhận và niềm cảm hứng nào đó để các bạn để có thể vượt qua những nỗi lo không đáng có trong cuộc sống.
Như vậy, qua những gì mà ta phân tích, nỗi lo âu không có thật mà là những gì do chính tâm trí chúng ta tạo ra. Nhưng dù thế nào đi nữa, suy cho cùng những nỗi lo ấy chỉ do chúng ta tạo ra mà thôi, và nó không hề tồn tại. Giống như Seneca có viết vậy “Ta hoảng sợ nhiều thứ mà thực ra chúng không có chút ảnh hưởng nào trong thực tế. Hay nói cách khác, ta hoảng loạn bởi chính những suy nghĩ của mình.”. Và điều ấy thật đáng buồn và mệt mỏi khi luôn tự ôm nỗi lo ấy phải không các bạn? Và cuối cùng tôi muốn gửi đến bạn rằng hi vọng những điều mà tôi viết sẽ gợi lên được chút suy nghĩ, cảm nhận và niềm cảm hứng nào đó để các bạn để có thể vượt qua những nỗi lo không đáng có trong cuộc sống. Và mình vô cùng cảm ơn những người cô, người thầy, những bậc sinh thành và cả bạn bè của mình đã ủng hộ và giúp mình trong những thời gian làm bài và mệt mỏi nhất. Mình xin xảm ơn!