Dữ liệu, và trí nhớ của loài người
Về dữ liệu: (thông tin từ 2014, dịch qua loa từ http://www.slideshare.net/BernardMarr/big-data-25-facts) Cứ 2 ngày, chúng ta tạo ra...
Về dữ liệu: (thông tin từ 2014, dịch qua loa từ http://www.slideshare.net/BernardMarr/big-data-25-facts)
Cứ 2 ngày, chúng ta tạo ra lượng dữ liệu tương đương với toàn bộ lượng dữ liệu tính từ 'khi thời gian bắt đầu' -> 2003.
Hơn 90% dữ liệu toàn cầu được tạo ra trong 2 năm vừa qua.
Ước tính đến năm 2020, lượng dữ liệu kỹ thuật số sẽ tăng từ 3.2 zettabyte (2014) lên tới 40 zettabyte
(để biết 1 zettabyte lớn cỡ nào thì vô link này
https://tinhte.vn/threads/infographic-một-zettabyte-lớn-cỡ-nào.1892118/ )
Cứ 1 phút, chúng ta gửi đi 204 triệu email, nhấn like facebook 1,8 triệu lượt, đăng 278.000 tweet và up 200.000 bức ảnh lên facebook.
Tính riêng ở Google, cứ 1 giây có tới 40.000 lượt tra cứu, và 1 ngày là 3,5 tỷ lượt
Cứ 1 phút, 100 giờ video được up lên Youtube
Cứ 1 phút, có 570 website mới ra đời
______
Về trí nhớ của con người: vẫn đang có hàng loạt nghiên cứu diễn ra xoay quanh vấn đề này, và chẳng biết đâu mới là con số chính xác. Nhưng có một điều chắc chẳng ai phủ nhận: Chúng ta rất dễ quên, và ngày qua ngày, ký ức của chúng ta càng trở nên thiếu chính xác.
(một fact nhỏ: Khi chúng ta hồi tưởng lại sự kiện, chúng ta không nhớ lại chính xác sự kiện đó, mà chúng ta nhớ về lần gần nhất chúng ta hồi tưởng về sự kiện)
(When you remember a past event, you’re actually remembering the last time you remembered it, not the event itself)
Dữ liệu trên thế giới ngày càng khổng lồ, trong khi khả năng ghi nhớ của loài người thì quá dễ bị tổn thương và thiếu ổn định, thiếu bền vững. Có thể là hai việc này chẳng liên quan gì đến nhau (vì suy cho cùng chúng ta có buộc phải biết hết mọi thứ trên đời đầu). Tuy thế, nó tạo cho mình một cảm giác rất khó chịu, kiểu như mình quá nhỏ bé, quá thiếu sót, quá bất lực. Cứ mỗi ngày lại quên đi một chút về những điều mình đã trải qua là một cái gì đấy rất đáng sợ.
Không biết có ai như mình không, cứ muốn nhớ mãi về những điều đã từng xảy ra, kể cả vui kể cả buồn? Mình thì không tin tưởng vào khả năng ghi nhớ của bản thân mấy, nên lúc nào cũng chụp ảnh lại, ghi chép lại vào đâu đó, lập ra những nơi lưu trữ ký ức của mình (nhật ký, fb, twitter, instagram, tumblr...). Ngay giây phút mình viết ra, mình có thể tạm quên đi sự kiện ngay, để dành đầu óc cho những điều tiếp theo, mà vẫn yên tâm mình đã lưu trữ ký ức lại an toàn rồi. Nó cũng có thể coi là một cách bảo toàn dữ liệu của bản thân.
Mấy cái suy nghĩ này nó khá là vu vơ không đầu không cuối, mang tính cảm xúc khá nhiều. Mình cứ choáng ngợp trước dữ liệu và thông tin dưới mọi hình thức, và nhiều khi chỉ muốn chạy trốn, đi ngủ mà thôi.
Thời đại thông tin bùng nổ này, tiện lợi thật đấy, nhưng lại gây hại cho suy nghĩ quá nhiều :)). Hoặc đơn giản là mình bị điên khi cứ bận tâm với những điều trừu tượng...
Cứ 2 ngày, chúng ta tạo ra lượng dữ liệu tương đương với toàn bộ lượng dữ liệu tính từ 'khi thời gian bắt đầu' -> 2003.
Hơn 90% dữ liệu toàn cầu được tạo ra trong 2 năm vừa qua.
Ước tính đến năm 2020, lượng dữ liệu kỹ thuật số sẽ tăng từ 3.2 zettabyte (2014) lên tới 40 zettabyte
(để biết 1 zettabyte lớn cỡ nào thì vô link này
https://tinhte.vn/threads/infographic-một-zettabyte-lớn-cỡ-nào.1892118/ )
Cứ 1 phút, chúng ta gửi đi 204 triệu email, nhấn like facebook 1,8 triệu lượt, đăng 278.000 tweet và up 200.000 bức ảnh lên facebook.
Tính riêng ở Google, cứ 1 giây có tới 40.000 lượt tra cứu, và 1 ngày là 3,5 tỷ lượt
Cứ 1 phút, 100 giờ video được up lên Youtube
Cứ 1 phút, có 570 website mới ra đời
______
Về trí nhớ của con người: vẫn đang có hàng loạt nghiên cứu diễn ra xoay quanh vấn đề này, và chẳng biết đâu mới là con số chính xác. Nhưng có một điều chắc chẳng ai phủ nhận: Chúng ta rất dễ quên, và ngày qua ngày, ký ức của chúng ta càng trở nên thiếu chính xác.
(một fact nhỏ: Khi chúng ta hồi tưởng lại sự kiện, chúng ta không nhớ lại chính xác sự kiện đó, mà chúng ta nhớ về lần gần nhất chúng ta hồi tưởng về sự kiện)
(When you remember a past event, you’re actually remembering the last time you remembered it, not the event itself)
Dữ liệu trên thế giới ngày càng khổng lồ, trong khi khả năng ghi nhớ của loài người thì quá dễ bị tổn thương và thiếu ổn định, thiếu bền vững. Có thể là hai việc này chẳng liên quan gì đến nhau (vì suy cho cùng chúng ta có buộc phải biết hết mọi thứ trên đời đầu). Tuy thế, nó tạo cho mình một cảm giác rất khó chịu, kiểu như mình quá nhỏ bé, quá thiếu sót, quá bất lực. Cứ mỗi ngày lại quên đi một chút về những điều mình đã trải qua là một cái gì đấy rất đáng sợ.
Không biết có ai như mình không, cứ muốn nhớ mãi về những điều đã từng xảy ra, kể cả vui kể cả buồn? Mình thì không tin tưởng vào khả năng ghi nhớ của bản thân mấy, nên lúc nào cũng chụp ảnh lại, ghi chép lại vào đâu đó, lập ra những nơi lưu trữ ký ức của mình (nhật ký, fb, twitter, instagram, tumblr...). Ngay giây phút mình viết ra, mình có thể tạm quên đi sự kiện ngay, để dành đầu óc cho những điều tiếp theo, mà vẫn yên tâm mình đã lưu trữ ký ức lại an toàn rồi. Nó cũng có thể coi là một cách bảo toàn dữ liệu của bản thân.
Mấy cái suy nghĩ này nó khá là vu vơ không đầu không cuối, mang tính cảm xúc khá nhiều. Mình cứ choáng ngợp trước dữ liệu và thông tin dưới mọi hình thức, và nhiều khi chỉ muốn chạy trốn, đi ngủ mà thôi.
Thời đại thông tin bùng nổ này, tiện lợi thật đấy, nhưng lại gây hại cho suy nghĩ quá nhiều :)). Hoặc đơn giản là mình bị điên khi cứ bận tâm với những điều trừu tượng...
Chia sẻ kiến thức
/chia-se-kien-thuc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất