Bước suy thoái của Apple: Những điểm nghi vấn trong báo cáo tài chính và sự ì ạch trong hoạt động
Khi đọc về chiến lược, tôi thấy rằng đa phần các phân tích chiến lược đều tỏ ra khá hời hợt và phần nhiều cảm tính. Tôi mong mình có...
Khi đọc về chiến lược, tôi thấy rằng đa phần các phân tích chiến lược đều tỏ ra khá hời hợt và phần nhiều cảm tính. Tôi mong mình có thể làm được gì đó khác đi một chút.
Hiện tại Apple vẫn đang là một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới, còn tui thì chỉ là một thằng nhóc thích nghĩ đến những chuyện lớn hơn bản thân mình. Vậy nên, thui, thử đọc cái này ha, ai rảnh thì nghe, ai ghét thì thôi :v
Cảnh báo: Bài dài khó đọc, khó nghe, gây khó chịu
Trước khi đi vào dự đoán về tương lai của Apple, ta phải nhìn qua các yếu tố sau của Apple lần lượt là:
- Vị trí chiến lược của Apple
- Lựa chọn chiến lược của Apple
- Lựa chọn hoạt động của Apple
-----------------------
Về vị trí chiến lược của Apple:
* Môi trường hoạt động
Apple hiện tại là công ty hàng đầu trong môi trường ngành điện tử (môi trường lớn hơn thị trường), nhưng phạm vi hoạt động của Apple đang rất hẹp, chỉ gói gọn trong điện tử dân dụng và ngành điện tử thuộc lớp tiêu dùng cho cá nhân (VD: Điện thoại, laptop, tai nghe…)
Nếu so sánh với đối thủ nổi tiếng của Apple là Samsung, thì tập đoàn Hàn Quốc có phạm vi hoạt động rộng hơn và đa dạng hơn rất nhiều. Samsung vừa là nhà sản xuất sản phẩm có tính tiêu dùng (điện thoại, tai nghe, TV…) vừa là nhà sản xuất linh kiện, vừa đóng vai nhà thầu điện tử… Đơn cử Apple vừa là đối thủ, vừa là đối tác của chính Samsung (tiếp nhận công nghệ và linh kiện từ Samsung).
Không chỉ vậy, Samsung còn hoạt động ở lĩnh vực tài chính, bất động sản, xây dựng, công nghiệp nặng, bảo hiểm…
* Về năng lực doanh nghiệp
Xét về tài nguyên (resource), tài sản giá trị nhất hiện tại của Apple là thương hiệu (brand). Trong khi đó, về công nghệ, Apple không có sự đột phá trong nhiều năm nay.
Các tài nguyên khác của Apple mà tôi phỏng đoán là quan trọng trong hoạt động của Apple là tài nguyên con người, sức mạnh tài chính. Tài sản chất xám duy nhất đáng giá của Apple là “thương hiệu” và “bản quyền”.
Về tài nguyên vật lý: Apple không có nhà máy sản xuất, chỉ có tiền, nhân sự có tính nghiên cứu và nhân sự có tính marketing.
--------------
Về lựa chọn chiến lược của Apple
* Tính chất
Apple là công ty theo xu hướng lấy sự “innovate” làm cốt lõi. Tôi giả định rằng Apple chú trọng tôn ti trật tự trong công ty và nỗ lực promote những ý tưởng mới bên trong và bên ngoài xung quanh công ty.
Vì thế, các quản lý của Apple sẽ đi theo 1 trong 2 lối điều hành sau: 1 là đóng vai trò làm coach, dẫn dắt nhân viên nảy ra những ý tưởng mới. 2 là đóng vai trò đặt vấn đề, hoặc nhận diện các pattern sáng tạo trong công ty (nếu cực đoan sẽ là vắt ý tưởng từ cấp dưới).
-> Tuy nhiên, như phân tích ở trên, Apple không thật sự sở hữu một công nghệ nào hay một tài nguyên nào hữu hình mà chỉ sở hữu sức mạnh tài chính cũng như sức mạnh thương hiệu. Tôi giả định rằng Apple là một công ty sản xuất dựa trên nền tảng marketing (marketing-based) thay vì dựa trên sản phẩm (product-based), hay dịch vụ (service-based) mà họ sản xuất. Và vì dựa trên một nền tảng vô hình (intangible) là thương hiệu, rất khó để bảo đảm vị trí vững chắc của Apple trong tương lai.
-------------------
Về lựa chọn hành động của Apple
Tôi sẽ không nhắc đến quy trình làm việc hay tổ chức của Apple, vì đây là thứ mà chỉ có người trong cuộc mới nắm rõ nhất. Tôi xin đề cập đến 2 vấn đề quan trọng sau là “sự vận động” và “resourcing” (tạm dịch: tạo/tích lũy tài nguyên)
*Sự vận động
Vì là một tập đoàn quy mô cấp quốc tế, bộ máy của Apple chắc chắn sẽ ỳ ạch hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp cấp quốc gia và cấp nhỏ hơn. Do đó, một chu kỳ vận động của Apple phải mất 3-5 năm.
Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây chính là từ khi Steve Jobs mất cho đến nay, Apple vẫn giữ nguyên cách thức và hướng đi của họ trong gần 10 năm trời.
Ở thời Steve Jobs, tôi giả định rằng Apple hoạt động qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (giả định 1996-2003): Tối ưu hóa UX/UI và tính thân thiện người dùng cho mọi sản phẩm. Đây là thời kỳ mọi người bảo nhau rằng tôn chỉ của Apple là sự đột phá. Thực tế, Apple lúc bấy giờ là đơn vị dẫn đầu về thiết kế và lập trình tối ưu cho người dùng. Đây chính là tài nguyên cốt lõi của Apple trong thời kỳ Steve Jobs vừa trở lại.
- Giai đoạn 2 (giả định 2003-2011): Không chỉ tận dụng tài nguyên cốt lõi là “sự tối ưu”, đây cũng là giai đoạn “tránh bị lệ thuộc vào các gã khổng lồ công nghệ khác”.
Đó là lý do Apple phải “sao chép” chính sản phẩm của mình và cho ra một loạt các loại sản phẩm khác nhau và mở rộng hệ sinh thái của họ. Điển hình là iphone và máy nghe nhạc ipod touch thời kỳ này rất giống nhau.
Sự ra đời của Macbook và hệ điều hành MacOS được cải tiến vào năm 2006 cũng là một vũ khí để giúp Apple thoát khỏi sự ảnh hưởng của Microsoft - công ty vốn đã nắm quyền lực tối thượng với HĐH Windows trên laptop.
Đó cũng là lý do vì sao trong giai đoạn này, dân tình lại bảo Microsoft là đối thủ của Apple chứ không phải là Samsung như thời nay.
Có thể thấy rằng Apple trong thời gian Steve Jobs tại vị là một Apple khá năng nổ khi liên tục tìm kiếm hướng đi mới. Apple luôn giữ được khả năng vận động.
Tuy nhiên, từ sau khi Steve Jobs mất đến nay, Apple rơi vào trạng thái kế thừa quá lâu. Giống như một chàng VĐV nghỉ thi đấu và lười vận động, Apple trở nên ì ạch hơn.
* Về Resourcing
Apple nổi tiếng với việc tiết kiệm chi phí bằng cách outsource mọi quy trình sản xuất sản phẩm ra bên ngoài (cụ thể là Trung Quốc). Tuy nhiên, Apple không giải quyết được vấn đề resourcing về công nghệ hay những thứ tài sản quan trọng khác như phát minh, sáng chế.
Nguồn tài nguyên (resources) của Apple vốn đã ít (chủ yếu là tài nguyên thương hiệu), mà Apple lại cứ khai thác tài nguyên thương hiệu trong hơn 10 năm nay, một ngày nào đó, tài nguyên này sẽ cạn kiệt trong khi Apple chưa có giải pháp để resourcing chính tài nguyên này.
------------
Sau khi đọc qua phân tích trên, ta sẽ đi đến 3 viễn cảnh: Bi quan, lạc quan và ổn định.
- Bi quan chính là nếu như Apple không tìm được hướng đi mới, hay không mở rộng phạm vi hoạt động, hay tệ hơn là cố mở rộng nhưng lại thất bại, Apple có thể sẽ tiếp bước những gã khổng lồ một thời như Nokia hay Kodak và đi đến nước giải thể công ty.
- Lạc quan chính là nếu Apple mở rộng được một ngành mới, hoặc phát triển được dòng sản phẩm mới (VD: xe hơi, xe máy, đồ chơi…) mới, hoặc sáng chế/nắm giữ được công nghệ mới, họ sẽ tiếp tục giữ được vị trí là thương hiệu dẫn đầu. Lạc quan nhất là họ xác định được hướng đi mới và quần chúng cảm giác được rằng Apple đang vận động
- Ổn định là nếu trạng thái lạc quan chỉ làm được nửa vời.
---------------------
Dự đoán: Cái chết của Apple có lẽ sẽ bắt đầu vào một ngày họ phải cho ra đời một dòng sản phẩm giá rẻ (VD: Điện thoại, tai nghe giá rẻ…) để vớt vát lấy những gì còn lại của thương hiệu.
Lưu lại bài này, 5 năm sau xem lại để tự biết ta đi trước thời đại, hay chỉ là kẻ vĩ cuồng ảo tưởng.
-------------------- Phản biện và bổ sung
Trước hết, xin cảm ơn nhiều anh em đã tham gia tranh luận, mở ra nhiều vấn đề giúp mình hoàn thiện bài viết hơn.
Sau đây là phản biện cho bình luận của bạn trantuanst32.
Cảm ơn bạn đã chỉ ra những điều mình bỏ lỡ. Mình xin trả lời từng mục như sau:
Về thông số bán sản phẩm của Iphone: Iphone vẫn là sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của Apple (Năm 2021 iPhone chiếm 52% tổng doanh thu). Apple đạt tổng doanh thu 365 tỉ USD. (tạm tính iPhone đạt 189 tỉ)
Tuy nhiên giá của iPhone đã tăng vọt kể từ sau mỗi đợt ra sản phẩm. Các báo cáo của iPhone chỉ cho biết số lượng iPhone bán ra, nhưng giấu đi thông tin dòng sản phẩm được bán (có thể iPhone 5, 6 hoặc 7 vẫn được bày bán và được mua…)
(nhìn qua biểu đồ tối giản sau)
Cụ thể, giá iPhone đã nhảy vọt từ mức thấp nhất (iPhone 3) là 199$ đến mức 999$ (iPhone X). Tức giá cả iPhone đã tăng khoảng 502%.
Như vậy, làm phép tính đơn giản. Doanh thu năm 2008 là 37.4 tỉ USD. Giả sử Apple chỉ bán iPhone. Nghĩa là họ đã bán được khoảng 189 triệu chiếc iPhone 3.
Doanh thu năm 2017 đạt 229 tỉ USD, coi như họ bán được 229 triệu chiếc iPhoneX. Con số tăng trưởng khá tuyệt vời, nhưng nếu so với các năm trước đó.
Cụ thể như năm 2016, doanh thu đạt 215.4 tỉ USD (thấp hơn 2017). Coi như họ đã bán được đến gần 332 triệu iPhone 7Plus. (giá 669$ theo như trong hình, nhưng thực tế là giá cả ra mắt lên 769$ cho dòng 32gb)
Trong năm 2021, Apple đạt 365.8 tỉ USD, tạm lấy iPhone 13 tiêu chuẩn làm mốc với giá 1099$. iPhone cũng chỉ duy trì số lượng bán được khoảng 332 triệu iPhone 13.
Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2021, giá thành iPhone tăng lên đáng kể (theo biểu đồ đơn giản)
Mà thực tế thì doanh số của Apple cấu thành đa dạng, không chỉ đến từ các dòng iPhone mới, mà còn bán lại các dòng iPhone cũ. Vậy phải chăng càng về sau, doanh số thực tế của từng dòng iPhone mới đang giảm? (Đây chỉ à một câu hỏi)
Nếu xem về bước giá của iPhone, có thể thấy con số chênh lệch còn kinh khủng khiếp hơn nhiều. Nếu có thể, hãy tham khảo chỉ số chi tiết về giá thành iPhone dưới đây. Vậy phải chăng lợi nhuận của Apple đến từ việc bán ít hơn nhưng có chênh lệch về giá thành cao hơn đã bù lại được điều đó?
Để tham khảo về độ chênh lệch giá qua thời gian, hãy xem qua biểu đồ chi tiết này
Có thể nói rằng, các chỉ số như doanh thu /diện tích của Apple đã bỏ qua yếu tố quan trọng là chỉ số chênh lệch công sản xuất với giá cả.
Những điểm nghi vấn trong báo cáo tài chính của Apple
Hiện tại, Apple chỉ có báo cáo tài chính và báo cáo sản phẩm bán ra. Không có báo cáo cụ thể về doanh số từng dòng sản phẩm. Do đó, tất cả những gì tôi nêu ra đều ở dạng phỏng đoán và các phép tính đều nằm dưới dạng đặt vào bối cảnh cụ thể, tối giản nhất.
Ý chính tôi muốn nói rằng: phải chăng iPhone đạt lợi nhuận khủng hơn nhờ vào giá cả cao hơn (giá trị thương hiệu) thay vì nội tại của chính sản phẩm? Và dựa vào đó, tôi đã kết luận rằng Apple xây dựng nền tảng của họ dựa trên thương hiệu.
Nên nhớ rằng báo cáo tài chính của Evergrande là một báo cáo với đầy chỉ số xanh. Trong khi thực tế, công ty này đã trở thành quả bom nợ nổi tiếng trong thời gian gần đây. Ngành tài chính có rất nhiều thủ thuật để điều chỉnh báo cáo tài chính một cách hợp pháp. Enron là một vụ gian lận báo cáo điển hình.
--------------
Về bằng sáng chế
Câu tiếp theo về bằng sáng chế, phát minh của Apple. Thực tế, phần lớn các phát minh và sáng chế mà Apple đang nắm giữ hiện tại đều phục vụ cho mục đích UX/UI và tối ưu độ thân thiện cho người dùng. Tiêu biểu là các công nghệ:
- hệ thống tối ưu tin nhắn với extension app (2020):Messaging system interacting with dynamic extension app
Patent number: 11395110
- phương thức và giao diện kiểm soát, quản lý media với dynamic feedback (2021): Methods and interfaces for media control with dynamic feedback
Patent number: 11392291
- công nghệ về encode/decode ảnh (2020)
- công nghệ về màn hình tối ưu cho người dùng (2020): Display having a compensation film with light absorbing dye
Patent number: 11391874
- Công nghệ điều khiển cam thông minh AR/VR (2020): Patent number: 11391952
Trong đó phải kể đến nhóm sáng chế thực chất là “sản phẩm” của Apple được đem đi đăng ký mà vẫn được Apple đưa vào mục "sáng chế".
- Đăng ký bản quyền sáng chế hệ thống audio:
Patent number: D958113
- Đăng ký bản quyền thiết bị điện tử:
Patent number: D958135
- Đăng ký bản quyền sáng chế thiết bị đeo (wearable):
Patent number: D958137
Chưa kể Apple còn đăng ký thêm nhiều mục khác nhau khá vô nghĩa, điển hình như:
- Electronic device with graphical user interface (liên tục hàng năm) Patent number: D958174
Tạm dịch: Thiết bị điện tử có giao diện người dùng
Không chỉ vậy, Apple còn có đăng ký liên tục các hạng mục này hàng năm.
Trong hơn 2000 sáng chế của Apple, thực tế, tôi cho rằng đây là một công cụ để Apple bảo vệ thương hiệu, bảo vệ bản quyền, đồng thời tận dụng làm branding tăng độ tin tưởng vào thương hiệu, qua đó giữ được mức tăng trưởng của cổ phiếu.
Thực tế, công nghệ thực sự Apple nắm không có thứ nào là công nghệ cốt lõi. Nếu có, Apple đã có thể làm một nhà phân phối công nghệ nổi trội như Samsung.
Một lần nữa, cảm ơn bạn trantuanst32 vì đã gợi ý cho mình nhiều điểm nghi vấn khác của Apple.
----------
Về bình luận của Ngô Quang Đạo, mình phản biện như sau.
Hệ thống phần mềm của Apple, như mình đã nêu trong bài, thực tế không phải là thứ để tạo ra doanh thu cho Apple. Hệ thống phần mềm của Apple là vũ khí để giúp Apple bảo vệ sản phẩm khỏi sự ảnh hưởng của những đối thủ cạnh tranh khác, cụ thể như Android và Windows.
Nếu không có iPhone, iPad, Macbook... phần lớn số lượng phần mềm của Apple sẽ không có đất dụng võ. Hệ sinh thái phần mềm của Apple phát triển là nhờ dựa vào bầu sữa mẹ từ các sản phẩm mũi nhọn của công ty.
Nói một cách khác, nếu không còn iPhone, iPad, coi như các phần mềm của họ không còn chỗ để dùng.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất