Mới đây nhất, phần thứ hai của loạt truyện Dragon Quest - Emblem Of Roto hay Dấu Ấn Roto - Người thừa kế thánh huy đã chính thức khép lại trong năm 2020 (phần đầu tiên ra mắt từ năm 1991), tuy nhiên như các bạn thấy, bộ manga này đã đề cập đến rất nhiều các mốc thời gian khác nhau và có rất nhiều câu hỏi về chuyện kết nối của manga này với game, của các phần game chính với nhau. Tính đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về vấn đề này, rất nhiều câu hỏi đặt ra như chương về Roto xảy ra trước hay chương về Thiên Không (Zenithia) xảy ra trước, các game Dragon Quest 7, 8, 9 có liên quan gì đến thời đại Roto hay thời đại Thiên Không hay không, hay là một bối cảnh hoàn toàn độc lập. Và mới đây phần game Dragon Quest XI (DQ11) với cái kết dẫn trực tiếp vào Dragon Quest III (DQ3) lại càng phát sinh ra thêm nhiều vấn đề, thậm chí có một giả thuyết rằng DQ11 là bản có mốc thời gian đầu tiên và từ bản này sẽ bắt đầu phân nhánh thành các dòng thời đại (timeline) khác nhau. 
Tuy nhiên, Hori Yuji, người sáng lập ra thương hiệu Dragon Quest, đã khẳng định không có thế giới song song tồn tại. Vậy thì các game này có chung một dòng thời gian chăng? Gần đây, khi nhóm dịch đã hoàn thành xong bộ manga Dấu ấn Roto - Người thừa kế, hẳn các bạn cũng nhận ra rất nhiều chi tiết được cài cắm trong manga. Thậm chí bộ manga này còn đi ngược về thời điểm khởi nguồn của thế giới. Vậy các bộ manga Roto của Kamui có liên quan đến game như thế nào. Bài viết này xin giới thiệu những giả thuyết về mối liên quan của loạt game chính (main-serie) và bộ manga này với nhau và từ đó xây dựng một trình tự dòng thời gian cho toàn bộ serie của tác phẩm. Xin hãy nhớ, đây vẫn chỉ là giả thuyết được tập hợp lại bởi số đông cộng đồng Nhật Bản và Quốc Tế, trong đó có cộng đồng Dragon Quest ở Việt Nam.
Thậm chí ngay trong tác phẩm Dragon Quest: Chiến sĩ Eden của mình, Kamui cũng đã xây dựng để kết nối tất cả các phần game DQ lại trong cùng một timeline. Và trước khi game Dragon Quest IX (DQ9) được phát hành, đã có một công bố rằng các game DQ đều diễn ra trên cùng một hành tinh dù lục địa có khác nhau. Vậy trước tiên ta hãy bắt đầu về khái niệm “ một hành tinh “ trong manga Roto và game.
Có thể thấy Emblem Of Roto II (Roto 2) mô tả hành tinh này là "Trái đất". Trong phần hỏi đáp ở cuối tập 13 của manga Eden có viết rằng thế giới qua phần Roto II cũng là hình ảnh của một tinh cầu tương tự như trái đất. Ngoài ra, địa hình của thế giới mặt đất sau trận chiến Aliahan ở Roto 2 cũng thay đổi và trở nên gần giống với các lục địa ngoài đời thực hơn.
Minh họa thế giới Alefgard nằm bên trong " Trái Đất "
Minh họa thế giới Alefgard nằm bên trong " Trái Đất "
Một số Cổ tự Rune viết trên bản đồ được các fan Nhật giải nghĩa ra như sau
・ ᚨᚱᛖᚠᛃᚨᛚᚹ → AREFGALD → Alefgard
・ ᛖᚨᚱᛏᚻ → EARTH → Trái đất
・Yᛃᚹᚱᚨᛊᛁᛚ → YGDRASIL → Yggdrasil
Minh họa bản đồ thế giới bề mặt sau trận chiến tại Aliahan
Minh họa bản đồ thế giới bề mặt sau trận chiến tại Aliahan
Trên đây là bản đồ thế giới bề mặt sau trận chiến tại Aliahan.Địa hình của thế giới trên mặt đất đã thay đổi và chuyển thành hình dạng quen thuộc trên trái đất thực.
Từ những điểm trên, có thể coi hành tinh trong manga dấu ấn Roto là một thế giới song song với Trái đất, tiếp tục thay đổi theo lịch sử, hoặc một thiên thể khác giống với trái đất thực. 
Dựa trên thiết lập thế giới cơ bản trong game, sự hiện diện của các anh hùng, dũng giả và sự xuất hiện của các viên ngọc, dòng thời gian của game và manga có thể sắp xếp theo thứ tự như sau:
Thời kì sáng thế -> Tinh linh Rubis -> DQ9 (Ark Arc hay 箱舟編 - Tương Chu Biên) -> Thời đại Thiên Không (Zenith) (DQ6 -> DQ4 -> DQ5) -> DQ8 -> Thời đại Roto - DQ11 -> Thời đại dũng giả Alto -> Thời đại đế quốc Muu -> DQ3 -> Roto 1 -> Roto 2 -> DQ1 -> DQ2 -> DQ7 -> DQ10 (Dựa trên giả thiết của 1 blogger người Nhật bên trang web hateno)
Giờ chúng ta bắt đầu đi sâu vào từng phần game để xem xét thứ tự timeline nhé.
Trong game này, thế giới được cai trị bởi thần sáng tạo Zenith (Zenus) hay Sáng Tạo Thần, Đấng Sáng Thế, (創造神). Vấn đề này không đề cập đến trong manga Roto 2 hay các phần sau. Tuy nhiên, trong manga Roto 2, ở tại cuộc đối thoại giữa tam đại Tinh linh và ba hộ vệ thuộc ba thánh địa bảo vệ thần khí, các Tinh linh đã kể rằng họ được sinh ra bởi Thần tộc, và ban đầu Thiên Không giới có ba chủng tộc là Thiên Không Nhân, Long Thần tộc và Thần tộc. Các đại Tinh linh được sinh ra từ Thần tộc, ba đại Tinh linh Ouen,Shurai, Souka đã thực hiện nhiệm vụ kiến tạo và xây dựng thế giới. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, họ trở về thần tọa và từ đây, Thần tộc không còn được nhắc thêm gì nữa. Các chương tiếp theo của manga cũng không đề cập thêm. Tuy nhiên, xét lại game DQ9, xuất hiện chủng người là Thiên Sứ và hoàn toàn có thể đặt giả thiết họ là Thiên Không Nhân trong Emblem Of Roto vì theo các chương tiếp theo, hình dạng của Thiên Không Nhân cũng có 2 cánh giống với Thiên Sứ trong DQ9. Và trong DQ9 có một chi tiết là các vị thần đã chuyển tới vùng không gian khác (Other Realm). Các Thiên Sứ khao khát có được Trái Nữ Thần (Trái Ác Quỷ) từ Thế Giới Thụ để có thể đạt tới đẳng cấp và tiến tới nơi hiện tại mà các vị thần đang sống. Vậy có khả năng như theo Roto 2 sau khi công cuộc sáng thế của các Tinh linh đã hoàn thành và trở về thần tọa, Thần tộc (có thể coi là Grand Zenith và các thần khác) đã để thế giới lại cho các chủng loài và chuyển đến không gian khác. Tranh thủ sự không có mặt của Thần tộc, các chủng loài phong ấn tam đại Tinh linh vào thần khí và sử dụng sức mạnh của họ cho mục đích cá nhân. 
Như đã nói thêm ở trên, một điểm chung nữa là về Thế Giới Thụ, thậm chí ngay trong tập 34 của Roto 2, đoạn đối thoại của Sabato và Rubis cũng có điểm đáng chú ý như tranh minh họa trích dẫn sau. Khi Rubis nói về việc mình sẽ trở thành Saint Core - Thánh Hạch của Thế Giới Thụ, Sabato nghĩ một hồi lâu để nhớ lại vấn đề này và cậu ta cũng đã nhắc đến Nữ thần và Long thần xưa kia đều từng làm vậy. Đối chiếu theo DQ9 thì nữ thần mà Sabato nói tới có thể là Celesia (Celestria), con gái của thần Grand Zenith (Zerus) (nên đương nhiên là thần thánh).Theo kịch bản game, sau khi Corvus hóa thành sao băng và tan biến cùng Serena (Ratena), kết thúc câu chuyện, Celesia cũng trở lại vị trí nữ thần và Thế Giới Thụ biến mất. Nhiều khả năng Thế Giới Thụ đã không tồn tại trong một thời gian dài. Hay có thể thấy là Thế Giới Thụ theo thời gian ở các serie DQ đã bị mất đi và được trồng lại rất nhiều lần, hoặc thậm chí có thể không chỉ có một Thế Giới Thụ tồn tại trên thế giới!
Nữ Thần Celestria và Long Thần từng tạo ra Thế Giới Thụ trước đây
Nữ Thần Celestria và Long Thần từng tạo ra Thế Giới Thụ trước đây
Một điều rất quan trọng để DQ9 được xác lập có mốc thời gian cổ xưa nhất là trong game này, khái niệm dũng giả khi ấy chưa thực sự tồn tại rõ ràng như về sau, khác hẳn với tất cả các phần game DQ khác cùng dòng chính truyện (main-serie). Nhân vật chính của chúng ta - Nine, là một Thiên Sứ trở thành con người, vậy cũng chưa thể xảy ra khả năng máu của Thiên Không Nhân hòa trộn với con người tại thời điểm này được.
Phần Thiên Không này bao gồm bộ tam serie 4. 5. 6 với mốc timeline theo thứ tự lần lượt là 6 - 4 - 5. Trước tiên hãy bắt đầu với phần 6. Trong phần này, những đặc điểm liên quan đến các phần trước có một chi tiết là thế giới giấc giấc mơ do vua Zenith cai trị. Nghe tên đức vua hẳn mọi người nhớ đến tên của vị thần trong phần 9 là Grand Zenith (Zenus - 創造神 - Thần Sáng Tạo) phải không , mặc dù không có chi tiết nào nhắc đến sự liên quan giữa hai người này nhưng mọi người hẳn cũng suy nghĩ rằng kiểu gì mà chả liên quan. Bên cạnh đó, trong arc này chúng ta cũng gặp được tộc Zenith, hình dáng họ không khác gì Thiên Sứ ở phần 9, và quan trọng nhất là tộc này mới có tên là Thiên Không Nhân. Đến đây có 2 vấn đề, tộc Thiên Không Nhân trong phần này có phải là Thiên Sứ trong phần game số 9 không, hay họ là một chủng tộc khác hoàn toàn Thiên Sứ. Theo giả thiết của người viết bài thì 2 tộc này là hai nhánh khác nhau, và tộc Thiên Không Nhân Zenith này mới là Thiên Không Nhân mà manga Roto 2 đề cập đến, người viết bài sẽ phân tích tiếp ở các phần game 4, 5 sau. 
Và một vấn đề nữa là tộc này từ đâu mà ra, có hai khả năng như sau, một là thần tối cao Grand Zenith chán ngán với tộc Thiên Sứ sau những gì họ làm trong DQ9 nên đã tạo ra một chủng Thiên Không khác và cho họ ở trong tòa Thiên Không thành, hoặc hai, đây là những Thiên Sứ bị thoái hóa giống như trường hợp Thánh Long được đề cập trong Roto 2 vậy. Người viết bài nghiêng về cái giả thuyết thứ hai này hơn, vì căn bản trong các phần game và trong manga Roto, không có phần nào đề cập đến tộc Thiên Sứ cả (ngoại trừ Dragon Quest X - DQ10) nhưng phần 10 chưa ra hết nội dung nên chúng ta tạm để đấy. Trong phần này cũng đề cập đến Master Dragon - Thiên Long, và có nhiều giả thuyết về con rồng này. Một cái nữa là phần này không có Thế Giới Thụ, vậy là sau sự kiện bản 9, đến bản 6 Thế Giới Thụ vẫn chưa được trồng lại.
Trong phần 6 này, một nhân vật tiêu biểu của Roto đã xuất hiện chính là Tinh linh Rubis. Tinh linh Rubis phần này xuất hiện với vai trò là Tinh linh bảo trợ thế giới, vậy có thể khẳng định rằng cuốn tiểu thuyết về Rubis lấy mốc thời gian khi cô ta vẫn còn là con người (được coi là chính thức - canon), xảy ra trước cả Thời đại Thiên Không, nhưng chưa rõ sẽ là trước hay sau bản 9.
Tiếp theo, phần này chính là khởi đầu cho một chức nghiệp (class) đã trở thành tiêu biểu cho cả serie DQ này, chức nghiệp Dũng Giả lần đầu xuất hiện trong game. Thần điện Dama chính là nơi dũng giả sinh ra và được Deathmore (Mortamor) coi là một tồn tại nguy hiểm, nhưng vẫn chưa có thông tin gì về sự hòa trộn dòng máu của chức nghiệp này. Vậy có thể tạm nhận xét đây là chức nghiệp sở hữu dòng máu chỉ của con người nhưng có khả năng toàn diện hơn các chức nghiệp còn lại
Tiếp theo sẽ là phần game số 4. Phần game này có khá nhiều thay đổi so với phần 6 như Master Dragon hiện đã trị vì Thiên Không thành, và có sự xuất hiện của Thế Giới Thụ.
Nếu xét theo mốc thời gian liền mạch, thì có thể xem phần 4 này là một phần hết sức quan trọng khi bắt đầu có sự hòa trộn dòng máu của Thiên Không Nhân vào dũng giả, điều này được phần nào khẳng định ngay trong manga Roto 2, qua ký ức của Asimov mà chúng ta thấy được.
Solo gặp lại mẹ của cậu là Thiên Không Nhân
Solo gặp lại mẹ của cậu là Thiên Không Nhân
Ảnh minh họa trích dẫn mà chúng ta thấy ở trên chính là ký ức về cuộc gặp gỡ giữa một Thiên Không Nhân và dũng giả, theo nhiều fan hâm mộ nhìn ra thì dũng giả này cũng là nhân vật chính của phần 4, Solo (nam) hoặc Sofia (nữ) (khi chơi game thì người chơi có quyền tự đặt tên và lựa chọn giới tính cho nhân vật của mình). Cuộc gặp gỡ này cũng được đề cập đến trong game và nhân vật Thiên Không Nhân này chính là mẹ của vị dũng giả. Ở đây ta thấy tộc người Thiên Không Nhân này tuy giống Thiên Sứ nhưng có một điểm khác biệt là họ không có chiếc vòng thánh trên đầu, do vậy mà người viết bài nghiêng về khả năng Thiên Không Nhân là Thiên Sứ bị thoái hóa hơn. Về vấn đề Thế Giới Thụ trong bản 4, các bạn hãy nhìn vào trang dưới đây
Đây là trang trích ra từ manga Emblem Of Roto I (Roto 1), sau khi đánh bại Dị Ma Thần, diễn ra sự kiện Thế Giới Thụ đơm hoa đã trả lại sinh mệnh cho các nhân vật bị chết trong truyện. Hãy chú ý ở khung dưới, Đạo sư Tao đã giải thích rằng hiện tượng Thế Giới Thụ ra hoa này xảy ra một vạn năm một lần, và nhờ năng lượng thần thánh của quá trình ra hoa này sẽ hồi sinh người chết. Trong DQ4 bản remake, hiện tượng ra hoa này cũng xảy ra nhưng game lại nói là một ngàn năm một lần, có sai sót và mâu thuẫn gì nhau không chúng ta nên tiếp tục đi vào các giả thiết tiếp theo nhé.
Cuối cùng trong arc này là DQ5, game được xem là hay nhất của toàn serie DQ. Trong phần này thì Master dragon vẫn thống trị Thiên Không thành, và có một điểm cần chú ý là Thế Giới Thụ không xuất hiện nhưng trong Thiên Không thành đã tồn tại một Thế Giới Thụ dạng cây non. Qua đây chúng ta hiểu rằng sự kiện Thế Giới Thụ ra hoa một ngàn năm hay một vạn năm không có vấn đề gì vì bản thân Thế Giới Thụ hẳn cũng bị hủy diệt và trồng lại rất nhiều lần (đã nói ở trước) như trong manga Roto 2 và trong DQ11, có lẽ vấn đề bao nhiêu năm ra hoa của nó phụ thuộc vào Saint core - Thánh Hạch, nhờ đó dùng để chuyển hóa năng lượng sinh mệnh.
Đây có lẽ là phần game có nhiều chi tiết cài cắm (hint) trong manga Roto 2 nhất, và những chi tiết này như thế nào chúng ta hãy cùng làm rõ sau đây. Trong phần này, không có thần tối cao cai trị thế giới, cũng không xuất hiện Rubis hay Thế Giới Thụ, nhưng có một cái cây bí ẩn chỉ xuất hiện lúc bình minh. Ngoài ra, còn có rất nhiều những nội dung sau.
Trước hết là về dũng giả trong phần game này. Phần này, có một đề cập khá thú vị là Eltorio (Eltrio) , vương tử xứ Sazanbeek (Argodia) và một cô gái của Long Thần tộc có với nhau một đứa con, nếu theo câu chuyện trong Roto 2 thì người con này chính là người dũng giả đầu tiên có sự kết hợp dòng máu của ba chủng tộc gồm Nhân tộc, Long Thần tộc, và Thiên Không tộc. 
Ở trang minh họa trích dẫn trên, Spectoria đã tiết lộ dũng giả có sự hòa trộn dòng máu với Long Thần tộc.
Về phần Long Thần tộc, trong Roto 2 có một nhân vật rất thú vị. Hãy quan sát ảnh minh họa bên dưới.
Nhân vật này xuất hiện với tư cách là tổ tiên của các đời dũng giả Roto, ông ta gặp Aros dưới tầng hầm của lâu đài Ladatom và ông ta rất giống với Long Thần Vương trong DQ8 hay Lord of Dragovian.
Trong Roto 2, Asimov cũng đề cập đến cuộc chiến giữa những con rồng trong Long Thần tộc với nhau, và một trong số chúng đã trở thành Ma tộc, trùng hợp là trong DQ8 cũng có một con con boss ẩn là Long Thần Vương bị mất kiểm soát (狂気の竜神王 - Lord of Dragovian).
Sự ra đời của các viên ngọc: Một đặc trưng liên quan của DQ8 đối với Roto là bảy viên ngọc, trong Roto 2, Rubis và Spectoria đã đề cập tới bảy viên ngọc có nguồn gốc là từ thất đại hiền giả thời cổ xưa biến thành, theo giả thuyết của Roto 2 thì có lẽ bảy viên ngọc có nguồn gốc từ thời đại này, thậm chí trong game DQ8 cũng nhấn mạnh rằng linh hồn của thất hiền giả ngụ trong những viên ngọc, và nhờ thu thập những viên ngọc này sẽ hồi sinh được Thần Điểu, nghe rất quen thuộc phải không.
Trang mở đầu của chương số 306, tập 33 này chính là tranh vẽ thế giới quan của Roto 2, có thể nhìn thấy rằng có tám viên ngọc xanh lá, đỏ, vàng, xanh lam, tím, bạc, ánh sáng và bóng tối. Ta thấy phía trên các viên ngọc là các hiền giả ngụ trong viên ngọc tương ứng bên dưới là những người đang giữ chúng, viên ngọc ánh sáng do Long Thần tộc nắm giữ (cũng đúng với Long Vương và Long Nữ Vương trong DQ3), sáu viên ngọc khác do các thủ hộ long bảo vệ và viên ngọc bóng tối nằm trong tay Zoma. Ở Roto 2 thì “ 6 + 1 “ viên ngọc này do Long Thần tộc quản lý, trong đó viên ngọc ánh sáng có vai trò quan trọng để kết nối sức mạnh của sáu viên còn lại.
Các viên ngọc này theo Game và theo manga bao gồm:
Viên ngọc tím chứa linh hồn của Kozo và do Palpresia thủ hộ.
Viên ngọc bạc chứa linh hồn của Regnist (Regnar) và do Sylvia thủ hộ.
Viên ngọc vàng chứa linh hồn Gyalinga (Golding) và do Yellon thủ hộ.
Viên ngọc bóng tối chứa linh hồn của Rhapthorne và sau này trong tay của Zoma.
Viên ngọc ánh sáng hay còn được gọi là viên ngọc hoàng kim chứa linh hồn của Ejuus (Eagus) và sau này được Long Nữ Vương và Long Vương quản lý.
Viên ngọc đỏ chứa linh hồn Cartido (Kadan) và do Red thủ hộ.
Viên ngọc xanh lam chứa linh hồn Shamal (Alexander) và do Blueno thủ hộ.
Viên ngọc xanh lá chứa linh hồn của Kupas và do Greenga thủ hộ.
Để ý thêm hình hai con chim ở hai bên trái, phải của trang trên thì cả hai đều là Lamia có điều bên trái là hình dạng của Thần Điểu Lamia trong DQ3 và bên phải là hình dạng của Lamia trong DQ8.
Vấn đề Lamia lại được làm rõ thêm trong bức tranh mà Anis đã chỉ cho Lamia dưới đây:
Theo lời kể của Anis từ thời xa xưa mối liên kết linh hồn giữa dũng giả và Lamia là bất biến, hãy để ý kỹ trang này, bên trái là Thần Điểu Lamia, ngay cạnh đó là Arel, dũng giả của DQ3, phía dưới là hình con rồng, không rõ là Long Thần Vương của DQ8 hay Master Dragon của Thời đại Thiên Không, chính giữa chính là sáu viên ngọc và cặp song sinh ở Reiamland (Leiamland), có thể coi phía bên này chính là mối quan hệ trong thời hiện tại của Roto, còn giờ đi từ phía bên phải, ở đây là bảy viên ngọc, có thể nói đây là từ thời cổ xưa khi chưa có tế đàn của Reiamland, sức mạnh của viên ngọc thứ bảy vẫn còn cần thiết để phục sinh Thần Điểu, kế đến của bảy viên ngọc là hình dáng Lamia trong DQ8, và cạnh đó là hình một dũng giả, có thấy quen không nào, chính là nhân vật Eight trong DQ8 đấy, và để chắc ăn hơn thì trong cuộc đối thoại giữa Aros và Long Thần Vương với tư cách là ông tổ dũng giả, có bốn nhân vật xuất hiện bao gồm Alois (anh trai của Astea hay bác ruột của Aros xuất hiện trong manga ngoại truyện Roto Return), Kifar (Kiefer) trong DQ7 và trong manga Eden, chính giữa là Eight của DQ8, kế bên trái người viết bài không đoán chắc, vì trong lịch sử có hai nữ dũng giả là Sofia của DQ4 và Anlucia của DQ10, mái tóc của họ đều hơi xoăn nhẹ và sóng dài, ngoài cùng bên trái là Long Thần Vương cũng trong DQ8.
Và cuối cùng là viên ngọc bóng tối, trong Roto 2 nó được nêu ra rằng có chứa sức mạnh của Ma Thần mà cụ thể ở đây là Rapthorm (Rhaphthorne), trùm cuối trong DQ8. Cả trong Roto 2 và trong DQ8, viên ngọc bóng tối không liên quan gì đến sự phục sinh của Thần Điểu, nên có thể giả thiết rằng sau khi Rapthorm bị đánh bại ở DQ8, linh hồn của hắn bị tiêu diệt, nhưng số phận viên ngọc bóng tối vẫn không được tiết lộ thêm, có thể cho rằng linh hồn của Rapthorm vẫn chưa biến mất hoàn toàn và kết tinh thành viên ngọc bóng tối. Nhìn lại hình minh họa dưới đây xem linh hồn của viên ngọc bóng tối có giống Rapthorm ở trạng thái hình dạng thứ nhất không nhé.
Viên ngọc bóng tối và Baby Rhapthorne (hình thái thứ nhất)
Viên ngọc bóng tối và Baby Rhapthorne (hình thái thứ nhất)
Viên ngọc bóng tối trong thần điện Zoma lấy
Viên ngọc bóng tối trong thần điện Zoma lấy
Phần này đã được ngầm kết nối với Dragon Quest 3 qua kết thúc của tựa (Ending Game). Tuy nhiên, đây cũng là phần có khá nhiều nội dung gây xoắn não khi kết hợp với các dòng thời gian chung của dòng. Đầu tiên hãy xét đến các điểm tương đồng của game này với Roto serie trước đã.
Trước hết là nhân vật dũng giả, phần này chúng ta có tới hai dũng giả, đầu tiên là dũng giả Roshu (Erdwin) đã thất bại trước Tà Thần Nezurefar (Calasmos), và thứ hai là dũng giả Eleven đồng thời là nhân vật chính của game, phần này không có chút thông tin gì về dòng máu của các dũng giả như thế nào nhưng có một điểm đặc biệt là các dũng giả có một dấu ấn ở mu bàn tay hay còn gọi là dấu ấn của dũng giả. Ngoài ra, nếu các bạn nào đã chơi qua, sẽ thấy được trang phục của Roshu mà các bạn lấy được ở cuối game có một thứ là chiếc khiên dũng giả, và tấm khiên này có có biểu tượng Bất Tử Điểu cũng như chữ trên tấm khiên chính là Roto (Erdrick). Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng bắt đầu từ bản 11 thì khái niệm Roto chính thức ra đời. Ngoài ra, sau khi Eleven đánh bại Tà Thần, Thánh Long ngụ trong Thế Giới Thụ cũng đã chính thức công nhận anh là dũng giả Roto đầu tiên. Bên cạnh đó, nếu các bạn để ý thì khi đi rèn thanh Dũng Giả Kiếm, hãy để ý ngọn lửa ở lò rèn phát sáng, chúng sẽ tạo thành hình ảnh biểu trưng cho dấu ấn Roto. Nhưng điểm khiến nhiều người khó hiểu ở đây chính là dấu ấn ở bàn tay dũng giả, dấu ấn này qua các phần Roto khác không được đề cập đến và cũng không được nhắc thêm tí gì trong manga. Phần này người viết bài sẽ đưa ra suy luận của mình ở phần tiếp theo.
Kế đến là Thế Giới Thụ, phần này Thế Giới Thụ đóng một vai trò rất quan trọng, là nơi lưu giữ và vận chuyển linh hồn giúp dũng giả đầu thai từ Roshu thành Eleven. Có thể thấy phần này Thế Giới Thụ bắt đầu đóng một vai trò tương tự như manga Roto đã đề cập. Bên cạnh đó, đây còn là nơi cất giữ thanh Dũng Giả Kiếm từ dũng giả tiền nhiệm Roshu và đặc biệt nhất, Thánh Long sau khi bị Tà Thần đánh bại đã trở thành Thế Giới Thụ, vấn đề này cũng đã được Sabato trong Roto 2 đề cập đến khi Rubis hi sinh thân mình trở thành Thánh Hạch của Thế Giới Thụ. Anh ấy nói là sự kiện này giống như Nữ Thần và Long Thần trước kia đã từng làm, Nữ thần thì như đã đề cập ở trên là Celesia trong phần 9, vậy Long Thần chính là con rồng vàng xuất hiện ở phần 11 này và công nhận Eleven là dũng giả Roto đầu tiên. Cũng trong game này, Thế Giới Thụ đã bị phá hủy và hồi sinh trở lại, vậy nên trong dòng thời gian của DQ, việc Thế Giới Thụ bị phá hủy rồi lại được trồng lại cũng là việc bình thường thôi phải không nào.
Một đặc điểm nữa chính là sự xuất hiện của sáu viên ngọc tiếp nối của phần 8, sáu viên này cũng có tên gọi y chang như phần 8 và cũng được thu thập để gọi thú cưỡi như Arel đã từng làm vậy, chỉ khác là trong phần này không phải là dạng chim Lamia mà là dạng cá voi Keltos (Cetacea). Điều này hẳn sẽ gây hiểu lầm cho nhiều người rằng các phần không liên quan đến nhau nhưng thực ra không phải thế bởi phần 11 này đã chính thức dẫn đến phần DQ3 và bây giờ hãy xem xét lại phần 8. Như đã nói từ trước, ở phần 8, Bất Tử Điểu được triệu hồi có hình dạng khác với Lamia trong DQ3 và trong manga Roto, hơn nữa phần trước người viết bài cũng đã không đề cập đến vấn đề này chính là để dẫn vào luận điểm của phần 11. Lamia ở phần 8 có tên là Letis (Empyrea), tuy nhiên trên các trang wiki quốc tế cũng đã công nhận đây chính là Lamia. Từ đây mà người viết bài có giả thiết là mỗi lần tái sinh Lamia sẽ mang hình dạng và một cái tên khác đi, nên việc từ chim trở thành cá voi cũng chỉ là một hình dáng để thích hợp cho việc hỗ trợ dũng giả trong từng phần game mà thôi, như Keltos phần này ở cuối game sẽ có thêm chiếc sừng đề giúp nhóm Eleven xuyên phá kết giới, bay vào không gian màu đen đánh bại Neruzefar (Calasmos). Vậy qua đây, tóm lại là 6 viên ngọc trong các phần chỉ đóng vai trò hồi sinh một thực thể thần thánh lên để trợ giúp các dũng giả thôi chứ bản thân Bất Tử Điểu cũng không hoàn toàn là một con chim thần như mọi người vẫn hay nghĩ. Ngay cả trong manga Roto 2, cặp chị em song sinh tí hon cũng chỉ nói là các vị thần trở thành Bất Tử Điểu để trông nom thế giới, vậy ngay từ đầu Bất Tử Điểu đã không tồn tại, chẳng qua chỉ là hình dáng thích hợp của các vị thần trong Roto lựa chọn để quan sát và hỗ trợ thế giới này mà thôi.
Giá sách về thế giới Dragon Quest trong manga Roto II
Giá sách về thế giới Dragon Quest trong manga Roto II
Bên cạnh đó, hãy nhìn vào trang minh họa trên, sau khi Asimov nhìn thấy cảnh gặp gỡ giữa nhân vật chính trong DQ4 với người mẹ Thiên Không Nhân của mình, đốm sáng đó đã bay vào một quyển sách, nhưng đừng chú ý đến đốm sáng đó mà hãy chú ý tới những quyển sách bên cạnh trên giá, và giờ nhìn tiếp vào một ảnh trong cutscene của DQ11 khi mẹ của Arel chuẩn bị đánh thức con mình dậy, các bạn có thể thấy được sự giống nhau giữa những cuốn sách, đầu tiên là cuốn sách có hình 2 đôi cánh và cuốn sách có biểu tượng dũng giả trong phần game 11. Vậy thì có thể thấy là cuốn sách chính giữa có biểu tượng đôi cánh trong manga cũng như trong game là cuốn về chủng tộc Thiên Không Nhân hay Thiên Sứ trong game. Kế bên phải, cuốn bên cạnh trong manga chính là cuốn về Thiên Không thành và ngay cạnh nó chính là cuốn về DQ11, vì cuốn ngoài cùng bên phải có hình dấu ấn Dũng giả trên mu bàn tay của Eleven. Xem lại ảnh trong game về giá sách của DQ11 phần cuối game, chúng ta thấy có 2 quyển có dấu ấn dũng giả, quyển màu đỏ bên phải, cạnh quyển bìa nâu, có đôi cánh có lẽ là quyển về Thiên Sứ.
Giá sách về thế giới Dragon Quest trong DQ11
Giá sách về thế giới Dragon Quest trong DQ11
Một vấn đề rất xoắn não trong phần 11 này chính là vụ du hành thời gian của các nhân vật, qua đây có rất nhiều giả thiết cho những dòng thời gian, vũ trụ khác nhau như thế giới song song và DQ11 là dòng thời gian chính, DQ3 là một dòng bị phân nhánh khi Eleven trao thanh kiếm cho Senica (Serenica) để về quá khứ cứu Roshu (Erdwin). Tuy nhiên ngay sau khi xuất hiện giả thuyết này, tác giả Yuji đã trực tiếp trả lời trong một buổi phỏng vấn, đề cập rằng chỉ có một dòng thời gian, vũ trụ duy nhất và phù hợp với khái niệm một hành tinh như theo ý kiến của tác giả serie manga Kamui và nhà sáng lập game Yuji thì người viết bài đi đến kết luận của việc du hành thời gian trong phần này như sau. 
Khi Eleven trao kiếm cho Senica trở về quá khứ để cứu Roshu, điều này đã vô tình thay đổi tương lai và cuộc phiêu lưu của Eleven trong game đã bị xóa bỏ do quá khứ đã bị thay đổi dẫn đến một tương lai khác, và dòng chảy thời gian vẫn cứ trôi đi mà không có sự tồn tại của Eleven. Cuộc phiêu lưu của Eleven và nhóm bạn giờ chỉ còn là ký ức tồn tại duy nhất trong đầu Senica. Để tri ân hành động cứu thế giới của những vị anh hùng này, Senica đã viết nên câu chuyện phiêu lưu của một dũng giả Roto chính là hành trình trong game DQ11, nhưng thực tế theo dòng thời gian thì nó đã bị xóa bỏ và hoàn toàn không xảy ra, nên nó chỉ tồn tại với tư cách là truyền thuyết viễn tưởng. Câu chuyện này trở thành niềm cảm hứng cho các dũng giả kế thừa đời sau như Ortega hay Arel vĩ đại, người mà được đạo sư Tao trong Roto 1 gọi là Dũng giả trong các dũng giả.
Một vấn đề nữa trong bản 11 này mà có thể sẽ khiến nhiều người thắc mắc chính là về tộc Thiên Không Nhân hay những hộ vệ thời gian trong phần này. Như chúng ta thấy, người Thiên Không phần này không xinh đẹp kiêu sa như các bản trước mà giống Ma nhân Buu trong Dragon Ball hơn. Vậy thì nên giải thích sự việc này như thế nào. Thực ra cũng đơn giản thôi, như trong manga Roto 2, Thiên Không giới không chỉ có toàn người Thiên Không giống với bản DQ9 hay với Thời đại Thiên Không thành mà gồm rất nhiều người và chủng tộc khác nhau, và đạo sư Tao cũng là một trong số đó, trong Roto 2 cũng đề cập đến Thiên Không Nhân giờ chỉ còn sót lại một ít sau cuộc diệt chủng xảy ra từ lâu. Vậy thì có lẽ sau cuộc diệt chủng này, các Thiên Không Nhân và các Tinh linh trên Thiên Không giới đã đón những người dưới mặt đất mà họ lựa chọn để lên đây sống và duy trì nơi này, như đạo sư Tao đã từng được Rubis đón lên trong Roto 1. Nên như đã nói ở trên, các “ ma nhân Buu “ này thực ra là một chủng tộc được những người Thiên Không đón lên sống cùng từ xa xưa mà thôi chứ chẳng có gì phức tạp cả. Riêng về hộ vệ thời gian thì hiện tại chỉ được xuất hiện trong phần 11 và chưa có thông tin gì thêm ở các sản phẩm khác, họ được gọi là tộc Yocchi (Tockle) và có lẽ đây là những người thuộc Thần tộc còn sót lại trên thế giới.
Bên cạnh đó, ngay đầu game, Eleven đã cùng bạn thuở nhỏ của mình là Ema (Gemma) đón nhận thử thách khi sang tuổi mười sáu. Ban đầu, Ema đã nhắc đến một tảng đá và nói rằng nơi đây là nơi thờ Tinh linh đại địa, vậy liệu Tinh linh đại địa này có phải là Tinh linh Shigan trong phần manga Roto không?
Giờ ta bắt đầu vào mạch timeline theo manga, trước tiên là về thiên truyện của Alto. Nhiều ý kiến cho rằng chương này diễn ra sau thời đại Muu, nhưng theo một bài phân tích bên trang Hatenablog của Nhật Bản, họ cho rằng kỷ nguyên Alto này diễn ra trước cả thời đại Muu, và người viết bài cũng đồng tình với ý kiến của họ. Đầu tiên là về Thế Giới Thụ, như chúng ta đã đọc, Thế Giới Thụ trong Thời đại Alto đã được Rubis trồng lại để cứu lấy dòng máu dũng giả, vậy trong thời gian tại thời đại Alto này, Thế Giới Thụ không tồn tại, chắc lại có tai ương gì nên lại bị phá hủy rồi cũng nên. Còn trong chương truyện kể về lục địa Muu ở phần Roto 1, Golgona và các nhà khoa học của hắn đang tìm cách nghiên cứu về sự bất tử mà thứ để nghiên cứu chính là từ Thế Giới Thụ, nên rõ ràng dựa vào đây có thể khẳng định được đế chế Muu khó mà có trước thời đại Alto được. 
Thế Giới Thụ lơ lửng trên bầu trời và tế đàn ở góc trái
Thế Giới Thụ lơ lửng trên bầu trời và tế đàn ở góc trái
Tuy nhiên, trong phần này người viết bài xin nêu ra giả thuyết của riêng mình. Như đã nói từ trước, bài viết của một độc giả fan Nhật Bản trên trang web hateno mà người viết bài tham khảo xếp Alto sau phần 11, điểm này thì người viết bài không đồng tình với cách sắp xếp này. Vì trong khoảng thời gian giữa DQ8 đến DQ11 có một khoảng trống mà Thế Giới Thụ xuất hiện, nó sẽ ở trong bản 11 và không có một phần nào đề cập đến sự xuất hiện của nó cả, ngay cả sau bản 11 thì Thế Giới Thụ cũng không trải qua một sự cố nào khiến nó bị hủy đi mà dẫn tới mốc thời gian Alto này cả. Vậy thì hợp lý hơn là giữa 8 và 11 thì Thế Giới Thụ được Rubis trồng lại vào khoảng thời gian xảy ra câu chuyện của dũng giả Alto này. Như trong manga đã nói, Alto chết đi đồng nghĩa với việc dòng dõi dũng giả bị tuyệt diệt. Để cứu vãn tình cảnh đó, Rubis đã trồng lại Thế Giới Thụ để có thể cứu lấy dòng máu này. Như đã phân tích ở trên, theo người viết bài thì Thế Giới Thụ ở phần 11 chính là Thế Giới Thụ mà được Rubis trồng ở chương của Alto này. Hãy để ý trang trên, Thế Giới Thụ cũng giống như bản 11 không nằm dưới đất mà lơ lửng trên bầu trời. Bên cạnh đó, ở bên góc trái phía dưới của cây mà có các hòn đá đang lơ lửng, các bạn hãy để ý có một bệ khá giống với tế đàn ở trong bản 11 khi mà nhân vật chính của chúng ta Eleven đã dâng hiến lên sáu viên ngọc để mở lối đi vào bên trong Thế Giới Thụ.
Bên cạnh đó, việc dòng máu dũng giả được giữ lại như thế nào cũng không được nói đến chi tiết trong manga Roto 2 mà chỉ được nói một cách khá chung chung là nhờ có Thế Giới Thụ, nên chúng ta không chắc là Alto có được hồi sinh ngay sau đó hay không. Theo người viết bài thì Alto không được hồi sinh mà linh hồn của Alto được Thế Giới Thụ (Theo chức năng của bản 11) tái sinh lại thành Roshu và năng lượng dòng máu của Alto đã trở thành dấu ấn ở bản 11, và đó là cách để giữ lại dòng máu dũng giả. Bên cạnh đó, thời điểm Alto chỉ có một vật biểu trưng duy nhất cho Roto chính là dấu ấn hình tròn trong manga còn các thứ khác như khiên dũng giả, vương giả kiếm, dũng giả kiếm đều không thấy xuất hiện. Và ngay cả lúc này, Rubis cũng không gọi dấu ấn này là dấu ấn Roto mà là dấu ấn có khắc hình Bất Tử Điểu, hay dấu ấn Rubis. Thậm chí khi đánh bại thần phá hoại Shido (Malroth) trong chương này, Alto cũng không đủ sức mạnh để thực sự đối đầu được với hắn mà phải mượn thanh Quai Liệt Kiếm của Tinh linh Shigan để tạo ra đường dẫn đến không gian của Shido và trục xuất hắn về nơi cũ. Dấu ấn sau đó hòa trộn vào dòng máu của Roshu ở DQ11 mà từ đây dòng dõi dũng giả tiếp tục được bảo tồn, lưu ý dòng timeline này là nhân vật chính của chúng ta đã bị xóa đè dữ kiện nhé. (Từ sự kiện du hành thời gian trong DQ11 lần hai của Senica).
Master Dragon - Thiên Long
Master Dragon - Thiên Long
Bên cạnh đó, cũng tại Thời đại Alto này, chúng ta được gặp lại Master Dragon trong Thời đại Thiên Không, khác với dáng vẻ ngầu lòi trong game, giờ đây, Master Dragon đã trở thành rồng mập chắc do nhiều năm không làm việc chỉ ngồi một chỗ nên tăng cân.
Trong manga, đế quốc Muu đã được xác định đã tồn tại và bị diệt vong trước thời đại Roto, cụ thể là từ 12000 năm trước DQ3. Vậy đến đây thấy cái dòng thời gian của DQ nó dài thật phải không. 12000 năm là một con số lớn lắm rồi mà biết bao bài viết ở trên đầu, mới đến được tới con số 12000 năm tiếp theo này. Như vậy lịch sử DQ nếu chung một dòng thời gian thì phải hàng vạn vạn năm đúng như lời Hakurak trong Roto 2 đã nói, tính từ thời thái cổ khi tam Tinh linh kiến tạo thế giới. Trong phần đế quốc Muu này, các bạn đọc manga Roto 1 và các bài tóm tắt sẽ rõ. Ở đây, người viết bài lưu ý một số điểm như sau về đế quốc Muu này. Theo lời đạo sư Tao thì đế quốc này sở hữu một năng lực phép thuật không tưởng hẳn là do đã dùng các công nghệ để khai thác thêm sức mạnh từ thần khí (Isari cũng đề cập rằng thần khí trước khi được Jipangu quản lý thì thuộc sở hữu của đế chế Muu). Bên cạnh đó, đế chế Muu này có thật và được xác nhận chính thức trong game DQ3 chứ không phải Kamui và biên kịch của ông thêm vào cho truyện hấp dẫn hơn đâu. Trong DQ3, đế chế Muu không xuất hiện mà chỉ được nhắc đến từng là một đế chế hùng mạnh đã bị diệt vong từ lâu.
Sau mốc thời gian đế chế Muu thì chính thức bước vào phần game DQ3 này. Phần này đặc biệt vì đây chính là tác phẩm đặt nền móng cho khái niệm Roto và củng cố vững chắc vai trò của nó trong dòng DQ. Đây là phần game có thể không phải hay nhất nhưng chắc chắn nổi tiếng nhất, thậm chí giờ bên Nhật họ vẫn còn tranh cãi là Bản 5 với Bản 3 cái nào là nhất. Nội dung game người viết bài không nói sâu vì trong manga cũng đã đề cập đến rất nhiều rồi. Tuy nhiên để cho trùng khớp với mốc thời gian trong Roto 2 thì người viết bài sẽ bổ sung thêm một số sự kiên trong manga Roto 2 vào bài này. Trong phần này, chiếu theo dòng thời gian thì có thêm một sự kiện nhỏ trước game là Quinzolma đánh cắp thần khí từ người Weju (Wetling, Wedi) và dũng giả Ortega cùng với người bạn hiền giả của mình lên đường tiêu diệt ả ta. Tuy nhiên họ không thắng được mà chỉ có thể phong ấn Quin. Hiền giả lúc này cũng kiệt sức và phải quay trở về nằm dưỡng bệnh, trong thời gian này ông đã tính toán được trước sự kiện xảy ra trong tương lai, xây dựng một người máy trong bảo tháp ảo ảnh và sắp xếp để có một cuộc gặp gỡ với hiền vương kế nhiệm khi mà phong ấn Quinzolma bị phá hủy. Trước khi nhắm mắt ông cũng kịp truyền lại con mắt thứ ba trên trán cho Kadal và Kadal trở thành hiền vương đời tiếp theo cùng với Arel đánh bại Zoma. Ortega sau sự ra đi của người bạn hiền giả vẫn tiếp tục lên đường tiêu diệt yêu ma và bị King Hydra sát hại như trong phần game chính. Sau game DQ3 này, Kadal với sức mạnh của con mắt thứ 3 đã nhìn thấy tương lai Dị Ma Thần và nói chuyện này với Arel cùng các chiến hữu thánh chiến sĩ của mình.
Tuy nhiên, do đây là một tương lai xa xôi nên họ đã lập ra lời thề thánh chiến sĩ, con cháu họ sẽ lại tập hợp dưới trướng dũng giả và cùng nhau tiêu diệt yêu ma, cứu lấy thế giới. Phần nội dung này là trong manga ngoại truyện Roto Return. Và từ đây, câu chuyện chính thức bước vào manga Roto 1 và Manga Roto 2. Giờ đến với Roto 2 để hiểu về thế giới thêm một chút.
Đầu tiên là việc mở rộng thế giới dưới lòng đất của Teeah, như đã nói trong manga, Rubis chỉ tạo ra lục địa Alefgard còn Teeah là người đã mở rộng thế giới dưới lòng đất này và tạo ra các lục địa mới. Mục đích của hành động này là trồng lại Thế Giới Thụ đã bị khô héo. Như các bạn đã biết, Thế Giới Thụ lần đầu xuất hiện trong dòng game chính là ở bản DQ2. Như trong DQ3, Thế Giới Thụ nằm ở thế giới trên mặt đất, nhưng bản 2 thì câu chuyện lại diễn ra ở thế giới dưới lòng đất như hình minh họa dưới. Chính vì vậy nên cốt truyện phần Roto 2 đã chủ đích biên kịch để cho Thế Giới Thụ bị phá hủy trên mặt đất và được trồng lại ở thế giới dưới lòng đất. Và vùng đất này chính là ở phía nam của hang động đáy biển trong game DQ2
Sabato và Emelia tới vùng đất mới để gieo mầm cho Thế Giới Thụ
Sabato và Emelia tới vùng đất mới để gieo mầm cho Thế Giới Thụ
Bên cạnh đó, cũng cần nhắc tới việc Long Vương trở thành phản diện chính của DQ1. Ảnh dưới là Long Vương phần cuối game mặc bộ trang phục giống với khi hắn làm Boss trong DQ1. Manga này cũng nhắc tới việc Long Vương đang tập hợp lại các yêu ma dưới lòng đất được Poron đưa xuống tị nạn và xây dựng lại Long Vương Thành. Shilshil và Mishil cũng cảm thấy có một điềm báo đáng sợ sẽ lại xảy đến nhưng ở tương lai xa hơn cả thời đại Long Vương này. Việc Long Vương có một đứa con ở phần này tất nhiên không phải là để cho vui, ai chơi DQ2 rồi cũng sẽ thấy có một nhân vật là cháu của Long Vương, chính là con của con rồng nhỏ mà Spectora đang bế ở trang minh họa bên dưới.
 Spectora đang bế con của Long Vương
Spectora đang bế con của Long Vương
Ngoài ra, trong phần này cũng đề cập đến boss của DQ2, Tà Thần Shido (Malroth). Theo thực tế thì Shido đã xuất hiện từ tận thời đại của dũng giả Alto và hắn đến từ một chiều không gian khác. Sau khi bị trục xuất lại về chiều không gian đó, trải qua một thời gian rất dài, hắn xuất hiện trở lại và một lần nữa lại bị Aros đánh đuổi
Tà Thần Shido
Tà Thần Shido
Cuối cùng là thanh kiếm, dấu ấn và bộ giáp Roto. Thanh Vương Giả Kiếm được Arus trao cho Long Vương còn bộ áo giáp được chuyển đến Domdora (Damdara) bởi Volgoy.
Arus trao kiếm cho Long Vương
Arus trao kiếm cho Long Vương
Bộ giáp được Volgoy đưa về Domdora
Bộ giáp được Volgoy đưa về Domdora
Sau này trong game, nhân vật chính Aleph sẽ lấy được trong thành của Long Vương còn bộ giáp Roto sẽ lại được chuyển đến một nơi khác trong Thời đại Godom tại manga DQ Eden. Còn dấu ấn đã được Aros ném xuống vùng dung nham mới hình thành tại thế giới dưới lòng đất. Sau này khu vực ấy sẽ trở thành đầm lầy và Aleph cũng lại nhặt được nó trong game 
Aleph cũng lại nhặt được nó trong game
Aleph cũng lại nhặt được nó trong game
Dấu ấn được ném xuống vùng dung nham sau này sẽ trở thành đầm lầy trong DQ1
Dấu ấn được ném xuống vùng dung nham sau này sẽ trở thành đầm lầy trong DQ1
Aleph nhặt được dấu ấn ở cuối manga Roto 2
Aleph nhặt được dấu ấn ở cuối manga Roto 2
Ngoài ra, giờ đây Alefgard được trả về cho dòng dõi Larus (Lorik) và cũng chính là đức vua ở trong game DQ1. Larus XVI, cha của vương nữ Gwaelin (Rora).
Phần game này cũng có một manga được Kamui sáng tác và vẽ, có tên là Chiến Sĩ Eden. Phần này có một vài đặc điểm thú vị và rõ ràng Kamui đã muốn sử dụng manga này để link với Roto. người viết bài sẽ giới thiệu một số trang trong manga này để các bạn có thể hình dung về mốc thời gian của nó. Thời đại Godom được Kifar nhìn vào thời gian quá khứ của mình có một số sự kiện sau đây.
Dũng giả Roto Arel và Arus
Dũng giả Roto Arel và Arus
Arus và Teeah cùng con của hai người
Arus và Teeah cùng con của hai người
Arus qua đời và bộ giáp Roto được chôn theo
Arus qua đời và bộ giáp Roto được chôn theo
Tại Godom, triều đình đã bị yêu ma xâm nhập, cháu của Arus (Roto đời thứ 7) đứng lên chống lại chúng và tử trận. Vợ của nhân vật này là Miranda trốn thoát cùng con của họ tức Roto đời thứ 8 và đến cầu viện xứ Ladatom
Miranda trốn thoát cùng con của họ tức Roto đời thứ 8
Miranda trốn thoát cùng con của họ tức Roto đời thứ 8
Vương nữ Gwaelin chào đời
Vương nữ Gwaelin chào đời
Aleph tức Roto đời thứ 9 được sinh ra trong manga Roto 2, trạc bằng tuổi với vương nữ Gwaelin.
Aleph đánh bại Long Vương trong manga Eden (DQ1)
Aleph đánh bại Long Vương trong manga Eden (DQ1)
Aleph ở ẩn cùng Gwaelin
Aleph ở ẩn cùng Gwaelin
Aleph qua đời, con và cháu gái của Aleph
Aleph qua đời, con và cháu gái của Aleph
Hậu duệ Roto trong Eden
Hậu duệ Roto trong Eden
Roto thứ 10 và 11 sống ở Lapeta, một đồng minh của Vương quốc Burk. Roto thứ 10 chết trong cuộc xung đột giữa Vương quốc Mulan và Vương quốc Burk. Roto thứ 11 được Gustav, một cận vệ hoàng gia của Vương quốc Burk, nhặt được và lớn lên ở Vương quốc Burg.
Vương nữ Moonbrook bị biến thành chó
Vương nữ Moonbrook bị biến thành chó
Đây là thời đại mà vương tử Lorasia (Midenhall) và vương tử Samartria (Cannock) và vương nữ Moonbrook. Vương nữ Moonbrook là Roto thứ 12. Hai vương tử Lorasia và Samartria cũng vậy.
Hargon và Shido, trùm cuối DQ2
Hargon và Shido, trùm cuối DQ2
3 nhân vật chính của DQ2,  vương tử Lorasia, vương tử Samartria và vương nữ Moonbrook gặp nhau, cùng chiến đấu với Shido.
Vương tử Lorasia qua đời về già.
Vương tử Lorasia qua đời về già.
Trên đây là các tóm tắt về sự kiện từ sau Roto 2 đến hết DQ2 đã được nêu trong manga Chiến sĩ Eden. Dựa theo manga thì đã có thể khẳng định là DQ7 xảy ra sau thời đại của DQ2, nhưng như người viết bài đã nói từ trước, manga Eden có khá nhiều điểm mâu thuẫn với dòng thời gian đã được định hình trong manga Roto và người viết bài cũng cho rằng do biên kịch là 2 người khác nhau nên đã xảy ra rất nhiều sự mâu thuẫn thiếu logic như vậy. Cũng chính vì thế mà có thể đây là một trong những lý do khiến bộ này phải tạm kết thúc sớm. Điểm đầu tiên là về dũng giả thứ 7, theo Eden thì là con của Arus và Teeah, nhưng thực tế thì người kế vị dũng giả Roto đời thứ 7 phải là Aros thuộc nhánh trưởng tử Alan, và chính Aros lại là người ném dấu ấn xuống đầm lầy, trong khi trang trên thì dấu ấn này lại nằm trong tay con của Arus (hoặc có thể đó chỉ là đồ chơi mô phỏng). 
Các thế hệ có liên quan tới ba dòng máu Long - Thiên - Nhân
Các thế hệ có liên quan tới ba dòng máu Long - Thiên - Nhân
Tuy nhiên trong cuộc gặp giữa Aros và vị tổ tiên dũng giả, có hình ảnh nhân vật Kifar trong Eden xuất hiện. Không rõ linh hồn dũng giả là từ quá khứ hay tương lai, hay đây chỉ là sự “ cameo “ nhẹ của tác giả Kamui thêm vào cho vui, hay thực ra Kifar là từ quá khứ thậm chí còn trước cả Roto nữa.
Bên cạnh đó, một sự mâu thuẫn khá lớn là nhân vật hiền giả trong Eden. Tại Roto 2, Bezel đã nhắc tới tháp ảo ảnh là nơi mà không gian, thời gian không đồng nhất, cũng chính vì thế mà trong manga này, một nhân vật trong game DQ7 là Kifa đã có thời gian luyện tập trong tháp ảo ảnh. Tại đây, anh đã được nhìn lại những ký ức về dòng máu Roto như đã liệt kê thông qua các trang trên, các trang đó chỉ là một phần ký ức mà Kifar nhìn thấy về sự kiện đã được diễn ra trong quá khứ của tổ tiên nên có thể khẳng định là DQ7 sau Thời đại Roto một thời gian. Bên cạnh đó, Bezel trong Roto 2 cũng đề cập đến sự gặp gỡ kỳ lạ của những nhân vật từ nhiều thời đại khác nhau. Trang dưới đây là sự gặp gỡ giữa Kadal và Kifar
Bezel đề cập đến tháp ảo ảnh và dòng thời gian
Bezel đề cập đến tháp ảo ảnh và dòng thời gian
Cuộc gặp gỡ giữa Bezel và Kadal tại tháp ảo ảnh.
Cuộc gặp gỡ giữa Bezel và Kadal tại tháp ảo ảnh.
Ngoài ra, nhân vật hiền giả trong câu chuyện về DQ7 hay manga Eden cũng là Bezel, tuy nhiên, vẻ ngoài của hiền giả này hơi khác so với Bezel mà chúng ta biết trong Roto 2 và khá kỳ cục là hai nhân vật Bezel cũng gặp nhau như lời Bezel miêu tả trong Roto 2
Bezel trong Eden
Bezel trong Eden
Bezel (đeo vòng) gặp Bezel (không đeo vòng) trong manga Eden
Bezel (đeo vòng) gặp Bezel (không đeo vòng) trong manga Eden
Giờ là một trang về oneshot mới ra của Kamui về DQ1, hiền giả trong bộ này gồm ba người như trong hình, người bên trái khá giống với Bezel trong Eden, 2 người còn lại có thể là Shilshil và Mishil, tại sao mà người viết bài khằng định được như vậy. Bởi 2 nhân vật Milshil và Shilshil trong Roto 2 trong tiếng Nhật luôn kết thúc câu bằng từ Cha (Shilshil) và Ro (Mishil) tương tự như hai nhân vật này. Vậy ba người này đến DQ1 và DQ7 vẫn còn sống, điều này có khả năng không? Đây chính là một trong những điểm gây mâu thuẫn nữa của bộ Eden.
Tam đại hiền giả trong oneshot Roto 1 của Kamui
Tam đại hiền giả trong oneshot Roto 1 của Kamui
Đầu tiên, ta đặt giả thiết là 3 nhân vật này vẫn sống tới tận bản game DQ1 và DQ7 thì điều này về lý vẫn có khả năng bằng ma thuật dòng cát thời gian của Bezel, tuy nhiên chúng ta chỉ thấy Bezel thi triển phép này lên đồ vật và Kadal lên bản thân mình. Thực ra trong phần Roto return, Kadal đã muốn dùng phép này cho vợ mình nhưng bị cô từ chối nên về lý là coi như điều này có thể chấp nhận được đi. Vậy thì cái phép này trong dòng thời gian này có vẻ hơi hack khi có thể khiến mọi người bất tử được và chỉ cần Kadal dùng phép này cho Arel và cả đội thánh chiến sĩ đợi đến 100 năm sau lại đánh Dị Ma Thần là được, hoặc có thể chỉ có những người có con mắt hiền giả mới có thể bất tử được bằng ma thuật này còn người khác thì không. Đi theo khả năng này thì Mishil và Shilshil sống lâu được thế cũng khá vô lý vì qua mấy đời Roto rồi mà. 
Hay tạm đặt giả thiết thứ hai là những sự kiện trong Eden từ DQ2 đến DQ7 được thừa nhận là “ non-canon “ (không chính thức, phóng tác), mà thực tế thì sau Roto 2 thì đã đến DQ1 luôn chứ không có mấy sự kiện Godom hay mấy dũng giả đời 7 8 9 10 gì nữa. Về cơ bản thì trong Roto 2, sự xuất hiện của Aros coi như cũng xóa sổ cái hình ảnh con của Arus cầm dấu ấn rồi nên theo giả thiết này thì sau Roto 2 vài năm là tới sự kiện DQ1, DQ2 còn Bezel thì sống tới tận DQ7, và chỉ vài năm trôi qua nên Shilshil, Mishil vẫn còn sống.
Do nhiều vấn đề như vậy nên người viết bài tạm theo giả thiết là DQ7 sau Roto 2 của một người trên trang web hatena bên Nhật đề ra và coi như DQ7 là “ unknown “ (không xác định) vì các dẫn chứng trong manga lại làm phức tạp thêm tình hình.
Cuối cùng là phần game DQ10, phần này theo giả thiết là sau DQ7 và là mốc thời gian sau cùng của game. Tuy nhiên, người viết bài chỉ tạm chấp nhận giả thiết này sau khi tham khảo qua blog bên Nhật. Bản thân người viết bài cũng chưa chơi cái game này, chỉ có người viết bài TQM là mới chơi part 1 của bản offline, và theo lời nhận xét của người viết bài thì giả thuyết này có khả năng đúng vì trong part 1 có item đã xuất hiện từ thời DQ3 là chiếc gương của thần Ra. Bên cạnh đó, bộ manga DQ Sora về DQ10 này cũng có những item từ tận thời Roto và Thiên Không như bộ giáp Zenithia, thanh kiếm Zenithia, giáp Roto và Dũng Giả kiếm. Tuy nhiên, bản 10 này có tới tận 6 7 phần và người viết bài cũng chưa chơi được hết nên tạm thời phần 10 này cũng sẽ chấp nhận là sau 7 nhưng vẫn sẽ đóng mác unknown (không xác định).
Thời đại con người chưa xuất hiện, Thiên Không giới (Thiên giới) bao gồm Thần tộc, Thiên Không tộc và Long Thần tộc.
Tam Tinh linh Ouen, Shurai, Souka kiến tạo thế giới.
Sau khi kiến tạo thế giới, 3 người quay về thần tọa thì bị các chủng tộc phong ấn vào hệ thống thần khí, từ đó thần chú ra đời.
Shigan thoát được cảnh bị phong ấn vì có vai trò duy trì và bảo hộ đất đai cũng như sự phát triển của sinh vật.
Con người bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên chưa có khái niệm về dũng giả.
Thần tộc đã chuyển sang Realm khác sinh sống và Thiên Không Nhân lúc này đang là Thiên Sứ ham muốn với tới đẳng cấp của Thần tộc nên bắt đầu tha hóa.
Đọa Thiên Sứ Elgios (Corvus) bị đánh bại và sau đó hối cải, cùng linh hồn người yêu Ratena (Serena) hóa thành sao băng rồi tan biến trên bầu trời.
Thiên Sứ trở nên tha hóa và bị giáng xuống làm Thiên Không Nhân.
Rubis đã trở thành Tinh linh.
Xuất hiện một chức nghiệp gọi là dũng giả nhưng vẫn chỉ là người thường.
Tiêu diệt ma vương Deathmore (Mortamor).
Master Dragon trị vì tại Thiên Không giới.
Lần đầu tiên dòng máu dũng giả có sự hòa trộn với người Thiên Không.
Đánh bại và hàng phục Ma vương, Ma Kiếm Sĩ Psaro.
Tiêu diệt Aamon.
Dòng máu dũng giả được duy trì và kế thừa bởi con trai Parry và con gái Madchen của Luca.
Tiêu diệt Ladja (Gema).
Tiêu diệt Mildrath (Nimzo).
Dòng máu dũng giả giờ đây có sự kết hợp của cả 3 thành tố người, Thiên Không Nhân và Long Thần tộc.
Bảy viên ngọc ra đời để triệu hồi các vị thần thông qua hình dạng Bất Tử Điểu.
Tiêu diệt tên hề ác quỷ Dhoulmagus (Dorumagesu)
Hắc ám thần Rhapthorne (Rapthorm) bị tiêu diệt và linh hồn trở thành viên ngọc bóng tối.
Tại đất nước Tinh linh, dũng giả Alto ra đời và cùng với người bạn thân của mình là Zoma lên đường chống lại Shido vì hắn muốn cướp viên ngọc bóng tối.
Zoma uất hận vì tình yêu với Rubis và căm ghét, đố kị với dòng máu của Alto, tiếp xúc với viên ngọc bóng tối và trở thành ma vương Zoma.
Alto bị Zoma giết.
Rubis vì muốn bảo vệ dòng máu dũng giả nên đã trồng Thế Giới Thụ, linh hồn Alto được Thế Giới Thụ kết tinh lại thành dấu ấn dũng giả trong DQ11.
Tà Thần Neruzefar (Calasmos) xuất hiện, Long Thần ngăn chặn hắn nhưng thất bại và trở thành Saint Core của Thế Giới Thụ.
Thế Giới Thụ lựa chọn Roshu để trao sức mạnh dũng giả và tiêu diệt Tà Thần.
Giữa chừng Roshu bị bạn thân Urnoga (Morcant) phản bội và đâm lén chết, hai người chiến hữu còn lại là Senica (Serenica) và Nerusen (Drustan) buộc phải phong ấn Tà Thần.
Eleven sinh ra và được Thế Giới Thụ chọn làm dũng giả.
Eleven tiêu diệt Ma Đạo Sĩ Urnoga (Morcant - Mordegon) và Tà Thần Neruzefar (Calasmos).
Eleven trao kiếm cho hiền giả Senica để cô trở về quá khứ cứu Roshu, hành động này vô tình xóa đi sự tồn tại của nhóm Eleven và để tri ân họ, Senica đã viết lại câu chuyện này truyền cảm hứng cho các thế hệ sau. (giả thuyết tỉ lệ cao, vì DQ được Yuji Horii xác nhận không có sự phân nhánh vũ trụ hay dòng thời gian song song).
Xuất hiện một đế quốc với khoa học và phép thuật phát triển đáng kinh ngạc, đế quốc này quản lý thần khí từ thời cổ đại.
Nhà khoa học của Muu Golgona triệu hồi Dị Ma Thần từ chiều không gian khác vì mục đích riêng. Tuy nhiên, Dị Ma Thần đã phá hủy đế quốc Muu.
Những người Muu thoát nạn lập nên Jipangu và bảo vệ thần khí.
Dị Ma Thần bị Tinh linh Rubis phong ấn trong viên ngọc bóng tối.
Đạo sư Tao và Golgona cũng bị phong ấn thành tượng đá.
Zoma muốn có viên ngọc bóng tối nên phong ấn Rubis thành tượng đá và xây dựng đội quân xâm lược thế giới.
Quinzolma cướp thần khí nhưng bị Ortega và hiền giả phong ấn.
Ortega tiếp tục lên đường tiêu diệt ma vương nhưng bị giết bởi King Hydra.
Dũng giả Arel, được truyền cảm hứng từ câu chuyện của dũng giả Eleven, cậu thiếu niên lên đường tiêu diệt Baramos và Zoma.
Thất bại trong việc lấy thần khí và nhiều tướng lĩnh yêu ma bị tiêu diệt, Zoma dùng áo choàng bóng tối nghênh chiến với dũng giả.
Zoma bị tiêu diệt.
Ba người con của Arel làm vua ở 3 vương quốc Rolan, Carmen trên mặt đất và Ladatom dưới lòng đất Alefgard.
Một trăm năm sau, Dị Ma Thần lại được triệu hồi về do Golgona và Tao đã thoát khỏi phong ấn do Rubis bị hóa đá..
Thế Giới Thụ bị khô héo do Dị Ma Thần và Golgona tác động.
Cuộc xâm lược của Dị Ma Thần bắt đầu, con cháu dũng giả Roto và các thánh chiến sĩ đứng lên chống lại hắn.
Long Vương ra đời.
Rubis chuyển một phần linh hồn cho Teeah.
Dị Ma Thần bị tiêu diệt, hòa nhập và tạo nên Thế Giới Thụ, sau khi hoa nở, những người chết trong trận chiến trước đó cũng được hồi sinh trở lại.
Alan cưới Astea và làm vua trị vì thành Ladatom, họ có 2 người con sinh đôi là Aros và Anis.
Liên minh tam quốc thử vũ khí hạt nhân làm phong ấn Quinzolma bị phá vỡ một phần, Quinzolma phục sinh.
Do thần khí bị cướp nên gây ra sự kiện ngày mất tích khiến mọi người không thể sử dụng được thần chú nữa.
Lamia bị Quinzolma bắt cóc và tẩy não, nhốt mọi người ở Ladatom vào thế giới trong gương.
Thế Giới Thụ một lần nữa bị khô héo khiến thần chú phục hồi không sử dụng được.
Tam Tinh linh được giải phóng khỏi thần khí.
Zoma được Quinzolma phục sinh.
Viên ngọc bóng tối từ thời đại DQ8 bị phá hủy.
Tinh linh Rubis trở thành Saint Core của Thế Giới Thụ.
Zoma bị các dũng giả tiêu diệt lần nữa.
Aleph ra đời.
Long Vương bị tiêu diệt.
Vương triều Moonbrook diệt vong.
Tư tế hắc ám Hargon bị tiêu diệt.
Tà Thần Shido bị tiêu diệt.
Rubis hồi sinh.
Dragon Quest - Cuộc Phiêu Lưu Của Dai, một manga được phóng tác dựa trên serie
Dragon Quest - Cuộc Phiêu Lưu Của Dai, một manga được phóng tác dựa trên serie
Xin lưu ý, trong phạm vi bài viết này, dòng thời gian dựa trên phần game chính và không liên quan tới các phần game, manga, anime, tiểu thuyết lightnovel phóng tác theo như Dragon Quest Joker, Dragon Quest Monster và đặc biệt là Dragon Quest Dai no Daibouken - The Adventure of Dai - Cuộc Phiêu Lưu Của Dai (DQ Dai). Một serie rất nổi tiếng với tên gọi " Dấu Ấn Rồng Thiêng " trong quá khứ, nhưng hoàn toàn độc lập với toàn bộ dòng. Mặc dù là một manga khá nổi tiếng và ăn khách ở thời điểm ra mắt, nhưng do chỉ tập trung vào khắc họa tuyến nhân vật chính, DQ Dai thiếu khá trầm trọng về sự tích, nguồn gốc hình thành thế giới. Trong tương lai nếu như được phát triển các tiền truyện, ngoại truyện, hậu truyện, khả năng độc giả sẽ được thưởng thức trọn vẹn hơn về thiên truyện của Chân Dũng Giả - Long Kỵ Sĩ Dai sau.
Dịch giả: TQM Biên tập: Jukanius
(*) Bài viết có sự tham khảo và tra cứu từ các nguồn tài liệu trên wiki và blog Hatena. (*) Bản dịch Việt ngữ và bản thảo gốc Nhật được sử dụng do team DQGameVN sưu tầm và biên dịch. (*) Các giả thuyết về trật tự, thứ tự của dòng thời gian dựa trên những xác nhận chính thức của nhà sản xuất Dragon Quest và cộng đồng fan quốc tế. (*) Vui lòng tôn trọng tác quyền.