Động lực sau lưng sự chia sẻ
There are know knows. There are things we know we know. We also know there are known unknowns. That is to say, we know there are some...
There are know knows. There are things we know we know. We also know there are known unknowns. That is to say, we know there are some things we do not know. But there are also unknown unknowns, the ones we don’t know we don’t know. — Donald Rumsfeld
Trước khi bắt đầu viết những bài đầu tiên trên Spoderum cá nhân, tôi muốn dẫn lại câu nói nổi tiếng của Donald Rumsfeld để nhắc nhở bản thân về sự ngu muội của chính mình.
Và bởi vì mình vẫn còn lắm ngu muội, hãy viết ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Với tôi, bất cứ bình luận góp ý/phản hổi/nắn lưng… của người đọc để lại đều quý giá. Xin gửi lời cám ơn bạn đã dành thời gian và tâm tư dù ít hay nhiều.
Tại sao tôi viết?
Tháp nhu cầu Maslow đã chỉ rõ, sau khi nhu cầu cơ bản không còn là nỗi lo và được sống hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội, con người hướng tới 2 mục tiêu cao hơn là được tôn trọng và khẳng định mình. Trong đó, bộc lộ thành tựu của bản thân thông qua chia sẻ kiến thức chính là một công cụ/hình thức khá phổ biến.
Rõ ràng, chia sẻ lúc này nhằm phục vụ chính mình còn lợi ích của người nghe có thì tốt mà không thì cũng thế. Miễn sao thu được ánh mắt trầm trồ, thán phục.
Tôi luôn cố gắng hạn chế bản thân không bị điều này thúc đẩy. Không chỉ vì nó ít mang lại điều tốt đẹp mà còn là vì tôi rất thích hiệu ứng Dunning & Kruger.
Hiệu ứng này là kết quả nghiên cứu của 2 giáo sư người Mỹ là David Dunning và Justin Kruger. Nó thể hiện mối quan hệ giữa hiểu biết của một người về một lĩnh vực và mức độ tự tin của họ về lĩnh vực đó. Thật oái oăm (nhưng không quá ngạc nhiên), những người tự tin nhất lại thường là những người kém hiểu biết nhất.
Tự xét lại, tôi quê độ nhận ra mình đã từng không chỉ một vài lần đứng ở vị trí “Pear of Mt. Stupid” để tìm kiếm sự ngưỡng mộ.
Tôi muốn chia sẻ như dã tràng xe cát
Người ta xem dã tràng xe cát là việc viển vông. Nhưng xe cát vốn là bản chất tự nhiên của loài cua đó chứ đâu liên quan. Chỉ là mấy “con người vô duyên” ở đâu tự dưng gán cho hình tượng này một ý nghĩa theo ý chí chủ quan của họ.
Cũng như chia sẻ vồn là bản chất tự nhiên của con người. Nó vừa là cách truyền đạt lại những kinh nghiệm chúng ta mình thu được hoặc được học từ những người đi trước — một trong những lợi thế đã đưa nhân loại tiến lên từ thuở sơ khai đến hiện đại. Đồng thời cũng là cách để chúng ta kết nối với những người xung quanh.
Và chia sẻ để trả lời câu hỏi:
Làm sao để biết những điều mà mình chưa biết là chưa biết?
Nếu tự vấn bản thân, chúng ta sẽ mãi chỉ biết những điều chúng ta đã biết hoặc những điều biết là chưa biết. Vậy hãy cởi mở hơn, để cái dốt của mình được lộ ra. Để nếu may mắn sẽ gặp người hữu tâm nắn chỉnh. Hay thậm chí nếu không gặp được người như vậy, chúng ta cũng có thể tự đọc và ngẫm lại những điều mình viết ra.
Viết về điều gì đây?
Tôi sẽ viết về những chủ đề đời thường nhưng thông qua lăng kính của một digital marketing. Lý do là vì tôi thường liên hệ mọi thứ nhìn thấy với công việc của mình và cuộc sống đời thường có trong mắt tôi có lẽ khác mọi người đôi chút. Đây là thói quen, bệnh nghề nghiêp thôi nhưng biết đâu mọi người lại thích.
Vậy hãy bắt đầu với bài viết đầu tiên nào. Và một lần nữa, mọi ý kiến góp ý, nắn lưng… của người đọc đều giá trị với tôi. Hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé. Tôi sẽ trả lời ngay khi có thể.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất