Mình xin chia sẻ nghĩ cá nhân về câu nói này của Đức Phật.
Đầu tiên, khổ là gì? Khổ là những thứ gây ra cảm giác khó chịu: nóng quá, lạnh quá, đói quá, no quá.... Khi bất cứ kích thích nào đến từ môi trường vượt quá ngưỡng chịu đựng của chúng ta, đều gây cho chúng ta cảm giác khổ.
Vậy thì có 2 cách để không khổ:
Hướng ra bên ngoài: khắc phục, thay đổi môi trường bên ngoài để giảm bớt mức độ kích thích đến chúng ta, ví dụ nóng quá thì bật điều hoà, lạnh quá thì bật lò sưởi. Thèm thịt chó mà không được ăn thì đi kiếm tiền mua thịt chó ăn. Yêu nghệ thuật thì vẽ tranh, chụp ảnh giao lưu club....
Hướng về bên trong: nâng giới hạn chịu đựng của bản thân để thấy những kích thích từ bên ngoài là bình thường, không cảm thấy khổ.
việc hướng ra bên ngoài thì ai cũng sẽ, đã làm tuy nhiên việc hướng vào bên trong thì sao?
Theo sách "Cái dũng của thánh nhân - Thu Giang Nguyễn Huy Cần" thì Một người có tính điềm đạm thì các kích thích, thay đổi đến từ môi trường bên ngoài khó lòng ảnh hưởng được. Có nghĩa là giới hạn chịu đựng của người đó phải là rất lớn.
Vậy khi chịu được khổ rồi thì sẽ như thế nào:
Khi trời nóng, ừ thì nóng, ta chỉ cảm nhận được cái nóng, ta biết mình đang nóng và hiển nhiên trời nóng thì mình phải bị nóng nên ta sẽ không suy nghĩ gì thêm về việc nóng như thế là khổ => tiết kiệm thời gian. Khi già sắp chết, ta biết rằng mình đang già, mình sẽ chết, già thì chết là việc đương nhiên => ta chịu đựng được việc mình sẽ chết và thấy đó là điều tự nhiên nên sẽ không suy nghĩ nhiều về việc đó nữa => tiết kiệm thời gian để làm việc khác.
Khi mình học dốt, ta nghĩ rằng ừ thì do mình lười, không học nên dốt là chuyện đương nhiên, mình chấp nhận nó => cái này phật giáo gọi là vô minh còn phương tây gọi là nguỵ biện. Đây không phải khả năng chịu khổ. Việc lười biếng bản chất là không chịu được khổ khi phải làm việc/học tập. Còn đến khi học dốt đã là kết quả, nếu từ đầu lười biếng và không chịu được khổ thì dẫn đến kết quả học đốt => vẫn nên bình thản chấp nhận việc học dốt nhưng phải cải thiện khả năng chịu khổ để khắc phục việc lười biếng.
Vậy thì đời là bể khổ, nếu bạn không thấy khổ, hãy hạnh phúc vì giới hạn chịu đựng của bạn cao. Và ẩn ý đằng sau câu "đời là bể khổ" là: khi giới hạn chịu khổ cao, bạn sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn niềm vui, đây là hạnh phúc mà con người hướng tới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất