Đời là bể khổ? Liệu có phải không?
Để hiểu được vấn đề này, chúng ta phải hiểu rõ lí do tại sao chúng ta lại khổ. Trước hết, chúng ta khổ khi không có được thứ chúng...
Để hiểu được vấn đề này, chúng ta phải hiểu rõ lí do tại sao chúng ta lại khổ.
Trước hết, chúng ta khổ khi không có được thứ chúng ta muốn; khi ốm đau thì khổ vì bệnh tật, khi nghèo đói cũng khổ, khi thiếu thốn tình cảm cũng khổ. Vậy liệu khi có đầy đủ tiền tài, tình cảm, sức khỏe thì có hết khổ không? Chưa chắc, đến khi đấy lại khổ vì cuộc sống không có mục tiêu. Chúng ta từ nhỏ đều được hướng tới những mục tiêu nhỏ và được hứa hẹn là khi đạt được chúng thì sẽ sướng. Chúng ta luôn là đối tượng của marketing, luôn cố phấn đấu để có được thứ mà mình thích, và nó như một loại ma túy vậy. Bạn được nhồi nhét vào đầu những thông điệp như là: “Hãy mua và sử dụng chiếc đồng hồ Omega này và bạn sẽ trở thành 1 con người đẳng cấp như James Bond!”
Tất nhiên bạn sẽ thấy “sướng” khi mua được chiếc đồng hồ Omega, nhưng niềm vui ấy chắc chắn sẽ chẳng tồn tại lâu mà sẽ nhanh chóng phai mờ, và bạn lại phải tìm đến niềm vui khác. Nghe Omega có vẻ không thân thuộc lắm thì hãy nghĩ tới những mục tiêu thuở nhỏ được bố mẹ dạy dỗ như là: “Cố lên con, thi được vào đại học là sướng rồi”, nhưng khi vào đại học thì lại: “Phải phấn đấu sau này ra trường được công ăn việc làm ổn định thì mới nhà được”; ra ngoài đi làm rồi thì lại: “Phải tích cóp để lập gia đình thì lúc đấy mới được nghỉ ngơi”, lập gia đình xong thì lại phải có con, rồi lại lo cho con cả đời. Vậy bao giờ mới “sướng” mới “nhàn” đây? Cả đời sẽ chỉ loay hoay trong vòng tròn sinh nhai, chạy đua với thời gian để hoàn thành hóa đơn tiền nhà, tiền điện, nước đúng thời hạn. Những người giỏi giang hơn khi có được thu nhập thụ động thì sẽ thoát khỏi nỗi khổ tài chính, thì lại tiếp tục chiến đấu với sức khỏe, con cái, quan hệ xã hội,…
Trước hết, chúng ta khổ khi không có được thứ chúng ta muốn; khi ốm đau thì khổ vì bệnh tật, khi nghèo đói cũng khổ, khi thiếu thốn tình cảm cũng khổ. Vậy liệu khi có đầy đủ tiền tài, tình cảm, sức khỏe thì có hết khổ không? Chưa chắc, đến khi đấy lại khổ vì cuộc sống không có mục tiêu. Chúng ta từ nhỏ đều được hướng tới những mục tiêu nhỏ và được hứa hẹn là khi đạt được chúng thì sẽ sướng. Chúng ta luôn là đối tượng của marketing, luôn cố phấn đấu để có được thứ mà mình thích, và nó như một loại ma túy vậy. Bạn được nhồi nhét vào đầu những thông điệp như là: “Hãy mua và sử dụng chiếc đồng hồ Omega này và bạn sẽ trở thành 1 con người đẳng cấp như James Bond!”
Tất nhiên bạn sẽ thấy “sướng” khi mua được chiếc đồng hồ Omega, nhưng niềm vui ấy chắc chắn sẽ chẳng tồn tại lâu mà sẽ nhanh chóng phai mờ, và bạn lại phải tìm đến niềm vui khác. Nghe Omega có vẻ không thân thuộc lắm thì hãy nghĩ tới những mục tiêu thuở nhỏ được bố mẹ dạy dỗ như là: “Cố lên con, thi được vào đại học là sướng rồi”, nhưng khi vào đại học thì lại: “Phải phấn đấu sau này ra trường được công ăn việc làm ổn định thì mới nhà được”; ra ngoài đi làm rồi thì lại: “Phải tích cóp để lập gia đình thì lúc đấy mới được nghỉ ngơi”, lập gia đình xong thì lại phải có con, rồi lại lo cho con cả đời. Vậy bao giờ mới “sướng” mới “nhàn” đây? Cả đời sẽ chỉ loay hoay trong vòng tròn sinh nhai, chạy đua với thời gian để hoàn thành hóa đơn tiền nhà, tiền điện, nước đúng thời hạn. Những người giỏi giang hơn khi có được thu nhập thụ động thì sẽ thoát khỏi nỗi khổ tài chính, thì lại tiếp tục chiến đấu với sức khỏe, con cái, quan hệ xã hội,…
Vậy làm thế nào cho hết khổ?
2. Khổ là tại tâm
Để hiểu rõ hơn về câu nói này, tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện về một người đàn ông Do Thái bị bắt vào trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Hàng ngày chịu tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần. Tại đó, hàng ngày ông phải chứng kiến người khác chết vì bệnh tật, vì bị hỏa thiêu, vì mất hết niềm tin vào cuộc sống. Mọi sự tự do đều bị tước bỏ. Cuộc sống tại những trại tập trung ngập tràn những nỗi đau, sự tuyệt vọng và hầu như không còn một hi vọng nào để tiếp tục cuộc sống. Thì khi đó, bạn vẫn còn lại 1 sự tự do cuối cùng, đó là tự do trong suy nghĩ. Không ai có thể ép buộc suy nghĩ của bạn ngoài chính bản thân bạn. Người đàn ông đó tên là Viktor Frankl, và sau này khi sống sót thoát khỏi trại tập trung, ông đã viết một quyển sách mang tên “Man’s search for meaning”. Frankl nói rằng chúng ta không thể tránh được nỗi khổ, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách đối mặt với nó.
Tất nhiên, tôi và bạn cũng vậy, chúng ta có quyền được chọn cách đối phó với những nỗi khổ riêng. Bạn khổ vì hàng ngày đi làm không có niềm vui, bị sếp mắng? Nếu bạn chấp nhận chịu đựng và không thay đổi cách làm việc thì có nghĩa là bạn đang khổ vì công việc; nhưng nếu bạn chọn đối diện với nó để đưa ra sự lựa chọn: thay đổi cách làm để hiệu quả hơn, hay thay đổi công việc để đem lại niềm vui cho mình thì liệu nỗi khổ đó có còn không? Để đối mặt với nỗi khổ thì chúng ta cần tìm ra nguyên căn của nó và biến nó thành sức mạnh, bởi sẽ không có phát triển nếu không có khổ đau. Nếu như bạn hài lòng với tài chính hiện giờ thì sẽ chả cần phấn đấu để làm việc hiệu quả hơn ; nếu bạn hài lòng với cơ thể hiện giờ thì chẳng cần chịu khổ tại phòng tập gym; nếu bạn không thấy cần phải ngủ sớm để giữ sức khỏe cho ngày hôm sau thì chẳng ai bắt bạn dừng xem youtube tới 1h sáng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải ám ảnh để có thể đạt được mọi thứ, mà điều cần nhất và nên làm nhất, đó chính là cảm thấy sự giản dị và bình thường của mỗi khó khăn gặp phải, vì dù khó khăn có lớn đến đâu, sẽ luôn có cách để vượt qua nỗi đau đó, tất cả chỉ nằm trong suy nghĩ của bạn mà thôi.
Tất nhiên, tôi và bạn cũng vậy, chúng ta có quyền được chọn cách đối phó với những nỗi khổ riêng. Bạn khổ vì hàng ngày đi làm không có niềm vui, bị sếp mắng? Nếu bạn chấp nhận chịu đựng và không thay đổi cách làm việc thì có nghĩa là bạn đang khổ vì công việc; nhưng nếu bạn chọn đối diện với nó để đưa ra sự lựa chọn: thay đổi cách làm để hiệu quả hơn, hay thay đổi công việc để đem lại niềm vui cho mình thì liệu nỗi khổ đó có còn không? Để đối mặt với nỗi khổ thì chúng ta cần tìm ra nguyên căn của nó và biến nó thành sức mạnh, bởi sẽ không có phát triển nếu không có khổ đau. Nếu như bạn hài lòng với tài chính hiện giờ thì sẽ chả cần phấn đấu để làm việc hiệu quả hơn ; nếu bạn hài lòng với cơ thể hiện giờ thì chẳng cần chịu khổ tại phòng tập gym; nếu bạn không thấy cần phải ngủ sớm để giữ sức khỏe cho ngày hôm sau thì chẳng ai bắt bạn dừng xem youtube tới 1h sáng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải ám ảnh để có thể đạt được mọi thứ, mà điều cần nhất và nên làm nhất, đó chính là cảm thấy sự giản dị và bình thường của mỗi khó khăn gặp phải, vì dù khó khăn có lớn đến đâu, sẽ luôn có cách để vượt qua nỗi đau đó, tất cả chỉ nằm trong suy nghĩ của bạn mà thôi.
3. Cuộc tái sinh đau đớn của loài Đại Bàng
Cuộc đời của một con đại bàng có thể lên tới 70 năm, tuy nhiên, tới năm 40 tuổi, chúng phải đối mặt với một sự thay đổi cực kỳ khó khăn và đau đớn để có thể tiếp tục sống. Đó là phải từ bỏ đi chiếc mỏ, móng vuốt và bộ lông đã già yếu. Quá trình này diễn ra bắt đầu từ việc chúng phải mổ liên tục vào đá để cho chiếc mỏ cũ rụng ra, rồi phải chờ tới khi mỏ mới mọc lại để mổ đi từng chiếc móng vuốt già yếu của mình, sau đó chúng tiếp tục nhổ hết bộ lông cũ đi để chờ mọc mới. Quá trình này kết thúc sau khoảng 5 tháng. Và sau khi quá trình này hoàn tất thì chúng lại tiếp tục trở thành bá chủ bầu trời trong 30 năm tiếp theo.
Chúng ta rồi sẽ có lúc phải đối mặt với những thay đổi sống còn, muốn đạt tới thành công sẽ không tránh khỏi những nỗi đau, vất vả. Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với chúng, vì chỉ khi ấy, chúng ta mới có cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn.
Chúng ta rồi sẽ có lúc phải đối mặt với những thay đổi sống còn, muốn đạt tới thành công sẽ không tránh khỏi những nỗi đau, vất vả. Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với chúng, vì chỉ khi ấy, chúng ta mới có cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất