Dạo này bạn có thói quen luyện tập trò “play devil’s advocate”. Đại loại kiểu như chọc ngoáy hai mặt của một vấn đề. Cái này khó, vì vậy bạn mới chỉ đang trong quá trình học hỏi và luyện tập. Đợt đầu năm 2016, bạn đọc được nhiều ý kiến trái chiều về việc anh Mark sau khi có bé Max và quyết định tặng 99% cổ phần của mình ở Facebook hiện nay, tương đương 45 tỷ USD và theo như lời anh nói “ để thúc đẩy sứ mệnh nâng cao tiềm năng con người, tạo ra sự bình dành cho trẻ em trong các thế hệ tiếp theo.” Bạn thật sự không sành sỏi lắm về những vấn đề này vì vậy hi vọng cũng từ note này, hiểu thêm cặn kẽ được vấn đề. Note phân tích được dựa trên các nguồn từ The Atlantic, The Daily Beast (thật ra tờ này mình chỉ đọc thêm do biết link được viết về chủ đề này chứ tính học thuật, chính xác, độ hay của tờ này thì mình chưa đc kiểm chứng), The Fusion. (Link của các bài báo gốc sẽ có ở cuối bài viết này).

Vấn đề bắt đầu khi anh Mark không như các tỷ phú khác, không thành lập cho riêng mình một quỹ từ thiện (Charitable Foundation) tức là mang ý nghĩa non-profit (phi lợi nhuận) mà anh lại thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC: Limited Liable Company) mang tên Chan Zuckerburg Initiative (CZI). Dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều và việc đầu tiên kể đến là việc anh Mark có thể né thuế từ việc này. Nhiều người chỉ trích rằng bằng cách chuyển cổ phần qua CZI, Mark sẽ không phải trả thuế vì đây là hoạt động vì nhân đạo (Altruism). Theo tờ The Atlantic phân tích thì  khi anh Mark bán số cổ phiếu trên ra thị trường,anh sẽ phải đóng thuế thu nhập cho khoản lợi tức (nếu cổ phiếu đang có lãi) cho chính phủ Mỹ. Đấy là còn chưa kể tới các khoản thuế khác để dòng tiền lưu chuyển. Nhưng nếu không quy đổi ra tiền mặt bằng cách bán mà chuyển sang một tổ chức khác, anh Mark có thể chuyển động một vòng số cổ phiếu của mình mà không phải đóng khoản thuế nào. Như trong trường hợp anh có thể lãi tới 333 triệu USD cho khoản 1 tỉ đô đầu tiên trong việc chuyển nhượng sang CZI. Tức 1/3 giá trị. (Theo tờ The Daily Beast). Nhưng có một điều đáng thắc mắc là nếu anh Mark đơn thuần chỉ muốn tìm kiếm việc miễn thuế vậy thì nếu thành lập một quỹ từ thiện thì anh còn nhận được việc miễn giảm thuế còn nhiều hơn LLC. Tại sao anh lại thành lập LLC? Thì trong một bài trình bày về việc số tiền trong LLC được sử dụng anh có nói “ Chúng tôi sẽ tham dự vào chính trị và các cuộc vận động để định hướng các cuộc tranh luận".  (Nguyên văn: “We must participate in policy and advocacy to shape debates,”). Tức là với việc thành lập LLC thay vì quỹ từ thiện anh sẽ tránh được một số rào cản về mặt chính trị, cũng như một số quy định khác vốn áp dụng với các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên kết luận trên trang The Atlantic cũng nêu quan điểm, CZI chưa chính thức bắt tay vào việc gì vì vậy chúng ta ko thể đánh giá một cách chủ quan tốt hay xấu của LLC như vậy được. Hãy chờ vào tương lai, nhìn vào những người họ tuyển dụng, những ưu tiên của họ và những bước đi chiến lược của công ty. Lúc đó chúng ta mới có thể nhìn nhận đúng đắn vấn đề.

Ngoài gây tranh cãi về thuế và thành lập LLC, Theo tờ Fusion, nhiều người cho rằng tại sao mục đích cho việc từ thiện của anh Mark không tập trung vào cho hiện tại, ngay tại đây, cho thế hệ này mà lại là tương lai, của thế hệ còn chưa được sinh ra? Và anh Mark đã thẳng thắn đi thẳng vào vấn đề cho câu hỏi này “mọi sự sống đều mang chung một giá trị” (Nguyên văn:  “all lives have equal value” ). Tờ Fusion phân tích, với quan điểm đó, và vì tương lai của cả thế hệ còn chưa được sinh ra, anh Mark chia sẻ quan điểm của Sir Nicholas Stern, người đã tính toán rằng thế giới nên dành ra 1% tổng sản phẩm của toàn thế giới (Gross World Product)- tương đương một nghìn tỷ đô ($1 trillion) cho tất cả mọi thứ có thể giúp chúng ta giảm lượng carbon thải ra môi trường, cải thiện môi trường sống cho chính con cháu của chúng ta. Sir Partha Dasgupta của ĐH Cambridge đã tính toán (mặc dù không nhận đc sự đồng thuận của tất cả mọi người) việc vừa nói trên đồng nghĩa với việc chúng ta đầu tư 97.5%  thu nhập của chúng ta hiện nay đầu tư cho tương lai của thế hệ con cháu chúng ta. Vâng, đó chính là điều mà anh Mark cam kết sẽ làm, với khối tài sản của anh ấy. Và đầu tư cho thế hệ tương lai không phải là một điều lạ lẫm của những người vì nhân đạo. Một ví dụ điển hình đó là, nhà hảo tâm vĩ đại nhất mọi thời đại  John Rockefeller Sr: the University of Chicago, Spelman College, Tuskegee University, and Morehouse College, người đã gây quỹ ủng hộ các loại vắc xin, đã cứu hàng ngàn người và cho đến cả tương lai, những người mắc bệnh viêm màng não và sốt vàng da.

Điều quan trọng hơn là tầm nhìn của anh Mark, anh không muốn tạo ra điều gì mà nó chỉ lặp đi lặp lại cho hàng trăm năm, anh muốn đầu tư tiền tỉ của anh ấy cho việc gì đó tạo nên một bước chuyển hóa, điều có thể giúp hàng tỉ người trong tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vắc xin viêm màng não của Rockefeller, nhưng mang tính điện tử nhiều hơn.

Tờ Fusion cho rằng, với việc thành lập LLC, anh có thể tận dụng tối đa khoảng thời gian anh vẫn được vote cho việc nắm quyền tại Facebook. Dù là bất cứ điều gì, điều mấu chốt của LLC là sự linh hoạt. Chính sự linh hoạt giúp anh tin tưởng vào việc bỏ tất cả trứng vào một rổ là CZI. Người ta vẫn tin rằng, khi bạn có quyền kiểm soát chính số tiền của mình thì việc đầu tư sẽ luôn hiệu quả hơn. Ở đây chính là lời cam kết của anh dành cho thế hệ tương lai. Khi anh Mark  muốn cho đi 99% tài sản của anh ấy trong toàn bộ cuộc đời của anh. Anh tin rằng tương lai thế giới còn giàu có hơn bây giờ, và điều họ quan tâm ít nhất sẽ là đống tài sản của anh Mark. Vì vậy anh muốn số tài sản của mình đc đầu tư cho tương lai tốt đẹp hơn như anh hi vọng. Điều này cũng giúp anh có nhiều sự linh hoạt hơn. Trong tương lai anh ấy có thể lấy lại số tiền này cho mình hoặc quyết định để cho Max thừa hưởng nó nếu anh ấy thay đổi ý định cho đi gần hết số tài sản của mình. Số tài sản này không hề mang tính không thể hủy ngang (nguyên văn: there’s nothing irrevocable about this gift). Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc  không hề có tính không thể hủy ngang trong lời cam kết của anh ấy ( But then again, there’s nothing irrevocable about the Giving Pledge, either). Vì cuối cùng, mục đích của những nhà hảo tâm như anh Mark quan tâm đến kết quả hơn là bao nhiêu tiền đổ vào cho mục đích đó. Điều quan trọng không phải ta cho đi bao nhiêu hay ta có bao nhiêu quyền kiểm soát cho số tiền mà ta cho đi ấy. Điều quan trọng ở đây là từ những việc làm hảo tâm ấy đã giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn như thế nào.

Về việc thành lập LLC và với thông báo sẽ có những cuộc đầu tư dài hạn trong vòng 25, 50 và có thể là 100 năm. Cũng giống như tờ The Atlantic phân tích, như các quỹ từ thiện hay phi lợi nhuận, họ sẽ có những rào cản về việc đầu tư ví dụ như đầu tư vào chính trị và công ty, điều mà anh Mark đang định hướng tới, anh Mark đã tạo nên một cuộc tranh cãi mà tờ Fusion nêu quan điểm là ngớ ngẩn (nguyên văn: silly debate) về việc làm như vậy thì hành động của anh Mark có còn được coi là làm từ thiện, anh Mark và vợ có còn được coi là một nhà hảo tâm nữa không. Thì những người ấy có thể đang bị nhầm lẫn giữa hoạt động từ thiện ( philanthropy) với chính sách tài khóa (fiscal policy). Một số thực thể, như nhà thờ địa phương, Harvard 36 nghìn tỷ tài trợ, IKEA, đều là phi lợi nhuận được miễn thuế. Nhưng một số thực thể khác như New York Times lại không được miễn thuế. Luật về việc được hưởng miễn thuế hay không là vô cùng phức tạp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng: bạn được miễn thuế không đồng nghĩa với việc bạn là nhà hảo tâm, và việc bạn không được miễn thuế cũng chẳng đi đôi với việc bạn đang không làm từ thiện. Nếu anh Mark thực hiện đúng lời hứa, từ thiện 99% cổ phần của Facebook với mục đích muốn đem lại một tương lai thế giới tươi sáng hơn. Thì đó chắc chắn là một hành động vì nhân đạo, dù bọn làm thuế có nói rì đi chăng nữa. Mà quan trọng hơn, hồi những năm 20 tuổi, khi mà anh còn chưa hề có ý niệm về việc có Max, anh Mark đã từ thiện hàng tỉ USD cho quỹ Silicon Valley Community Foundation.

Nhiều người nghi ngờ số tiền của anh Mark có thể làm được gì, với việc tạo công ăn việc làm hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì đó là những gì họ cho rằng anh Mark nên làm. Tuy nhiên chẳng có giới hạn nào cho việc các nhà hảo tâm phải làm gì. Anh Mark có tầm nhìn rộng hơn, anh muốn tập trung đầu tư vào những điều mà chính phủ chưa chắc đã làm được và có thể sẽ không làm. Thử nghĩ xem với việc tạo công ăn việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng, là việc của chính phủ, với 45 tỉ đô của anh Mark có nhằm nhè gì so với ngân quỹ liên bang 4 nghìn tỉ (còn chưa đến 1%).

Chẳng có gì cam kết những gì anh Mark làm sẽ thành công, anh hoàn toàn có thể đang lãng phí tiền của chính mình. Nhưng đó mới là Sillicon Valley. Rất nhiều những công ty khởi nghiệp đã thất bại, kể cả những nhà hảo tâm thật tâm nhất với những sự đầu tư cũng thất bại. Nhưng đó là điều bình thường. Sillicon Valley là một thể thống nhất, tựa như một hệ sinh thái, là một điều tuyệt vời cho trái đất. Dù kể cả anh Mark có thất bại, anh cũng là một nguồn động lực lớn cho các thế hệ phía sau nữa, làm những điều tương tự. Thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hơn nữa, việc từ thiện của anh Mark hoàn toàn có thể tốt cho việc thu thuế thu nhập. Khi mà số tiền của CZI của anh đều đến từ cổ phiếu của Facebook, anh sẽ càng có sự thúc đẩy mạnh mẽ để tuyên bố cổ tức từ chỗ cổ phiếu đó. Vì vậy anh hoàn toàn có thể cho đi số tiền mà CZI có được từ số cổ tức đó mà không phải từ bỏ quyền biểu quyết của mình (voting rights). Số tiền từ cổ tức, sẽ được tính vào thuế thu nhập của các nhà đầu tư vào Facebook trên nước Mỹ.

Vì vậy hãy cùng chia vui với niềm vui của Mark với đứa con gái đầu lòng Maxima của anh với lời cam kết thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn dành cho con gái anh. Anh sẽ trở thành một người bố tuyệt vời, người bố quan tâm đến thế giới mà con mình sẽ lớn lên ở đó, muốn nó trở nên tốt đẹp hơn cho con gái mình kể cả sau khi anh chết. Anh có thể không thành công nhưng anh đang làm hết sức mình có thể. Và Mark Zuckerberg, khi đang ở phong độ, là một nhân vật hết sức đáng gờm rồi.

(Source: http://fusion.net/story/241551/mark..

.http://www.theatlantic.com/business...

http://www.thedailybeast.com/articl... )