Năm 1941, hai anh em Hoài Thanh và Hoài Chân cùng nhau viết cuốn "Thi Nhân Việt Nam".
Thi Nhân Việt Nam là cuốn sách vừa tuyển chọn vừa là phê bình những bài thơ, tác giả thuộc phong trào Thơ mới của Viêt Nam trong khoảng thời gian 1932-1941.
Chỉ có một vấn đề nhỏ, cả hai người này chưa từng làm thơ. Cả Hoài Thanh và Hoài Chân đều thành danh trên tư cách là nhà phê bình.
Nhưng liệu có ổn không khi hai người phê bình về thơ lại chưa từng làm thơ.
Câu trả lời là hoàn toàn bình thường. Thi Nhân Việt Nam là một cuốn sách ổn nếu nhìn tổng thể. Thậm chí, cuốn sách dù bình luận theo phương pháp chủ quan nhưng được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.
Lạ làm sao, cuộc sống hiện đại, người ta có lẽ ít coi trọng giá trị công sức của những lời phê bình nữa. Lý do là vì, xã hội dần coi trọng kết quả, địa vị và uy tín một người để đánh giá về sản phẩm của người đó. Những câu kiểu như: " Anh có làm được như người ta không mà đòi bình luận" hay :" Làm được như người ta không mà đòi chê". "Làm được như người ta đi rồi hãy nói" xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Không phải thế.
Không viết được thơ không có nghĩa là không thể cảm nhận được thơ.
Không nấu được món ăn không có nghĩa là không thể đánh giá món ăn ngon hay dở.
Không thể làm được sản phẩm không có nghĩa là không biết sản phẩm thế nào là tốt, đáp ứng nhu cầu nào của bản thân.
Một chút bình tâm, nếu đã trải nghiệm sản phẩm dịch vụ thì ai cũng có tư cách đưa ra đánh giá, phê bình mang tính cá nhân cũng như quyết định có móc hầu bao vì nó không. Các cá nhân, tổ chức nên dựa vào đó để mà cải tiến hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thỏa mãn người tiêu dùng nhiều nhất có thể.
Đánh giá của khách hàng là thứ không bao giờ được phép bỏ qua.