1/ Dành cho những người tôn thờ sách
Với cá nhân tôi, tôi nghĩ ta đã đánh giá quá cao giá trị mà những trang sách vở mang lại. Ta gán với quyển sách với bao mỹ từ : "Chiếc cửa dẫn đến tri thức", "sách là cách để ta đứng trên vai người khổng lồ". Để rồi có cho mình niềm mong đợi, đôi khi là sự ảo tưởng về phép màu rằng cứ đọc sách rằng cuộc sống sẽ đổi thay, từ một con người lười biếng sẽ trở nên quyết liệt, từ một kẻ gàn dở trở thành một chuyên gia.
Dù cho được miêu tả bởi bao từ mỹ miều, được gắn liền với hình ảnh của bao người thành công, tôi nghĩ việc đọc sách chỉ dừng lại những một hình thức để tiếp nhận thông tin và kiến thức. Viết như thế nghĩa là bên cạnh việc đọc sách, ta còn vô vàn nguồn để tiếp nhận thông tin, đôi khi là qua những phương tiện mà trông chẳng "học thuật" và ngầu như việc đọc sách. Đã là phương thức tiếp nhận thông tin, ta nên xem sách hệt như cuộc trò chuyện với một chuyên gia, một cuộc bàn luận của nhóm về đề tài xã hội hay là một video bài giảng trên Youtube hay chi ít là những lời đúc kết từ các kênh mạng xã hội.
Hiểu được điều đó, ta có cho mình cái tinh thần học hỏi bất kì nguồn lực nào mà không bị giới hạn bởi sách.
Quan trọng hơn nữa, ta sẽ không bị FOMO theo những trào lưu đọc sách hiện hành. Tôi đã từng vì thấy mọi người chăm chú đọc sách mà cũng cố ép bản thân để đọc những quyển sách mà tôi chẳng hứng thú. Để rồi dẫu cho là cuốn sách ấy có được viết tệ hại đến đâu, tôi vẫn phải cố đọc cho bằng bạn bằng bè. Đây là cái chết người dẫn đến khi đọc mà chẳng rút tỉa được gì ( ý này xin được chia sẻ vào các luận điểm sau).
Hiểu đúng rằng sách chỉ là phương thức để tiếp thu kiến thức như mọi loại hình khác, ta sẽ có được cái nhìn tổng thể hơn về các nguồn tư liệu, các nguồn tham khảo cũng từ đó mà mở rộng ra thay vì chỉ dừng lại ở cuốn sách nhất định.
Tiếc rằng, chúng ta - những bạn trẻ của thời đại, lại tôn thờ quyển sách như một chiếc chìa khóa vạn năng. Tôi lấy làm thất vọng khi đã có nhiều cô cậu chỉ qua một quyển sách độ trăm trang chữ đã khệnh khạng và nghĩ mình biết tất thảy mọi thứ. Vấn đề trong cách đọc sách của ta là sự thụ động. Ta chỉ tiếp thu kiến thức một chiều mà không phản biện hoặc có cũng chưa sâu sắc và chưa từng một lần nỗ lực để làm điều đó. Đó là khi ta chỉ đọc đúng một tác phẩm trong một lĩnh vực mà ta chẳng cần màn đến những cuốn sách có góc nhìn khác về lĩnh vực ấy để đối chiếu. Cái hẹp ở đây là về tư duy rằng sách là trên hết mà không nghĩ rằng những quan điểm kiến thức có thể bị lỗi thời theo năm tháng. Điều này đúng với những bộ sách kinh điển mà bị nhiều người phản biện như : "Đắc nhân tâm", "Cha giàu cha nghèo".
Những quyển sách mang tính khái quát cao càng dễ khiến người ta ảo tưởng về kiến thức mình đang có. Trong khi những cuốn sách đi thẳng vào chuyên môn, giải quyết một vấn đề cụ thể như sách giải phẫu cơ thể người, chiến lượt sale và marketing thì chẳng ai đếm xỉa tới.
Sách dẫu rất quý, văn hóa đọc rất đang được khuyến khích nhưng xin tôn thờ sách như một và chỉ một nguồn tư liệu đáng tin.
2/ Dành cho người quên sạch nội dung sau một hai tháng.
Tôi chẳng dám nhận mình đọc sách nhiều nhưng ít nhất tôi cũng có ba ngày để hoàn thành một quyển sách. Nhưng sự thật phũ phàng rằng dù đọc đến gần 10 cuốn vào mỗi tháng nhưng tôi chẳng thấy mình đổi thay là bao. Phải chăng tôi đã đặt kì vọng sai về sách?
Tôi nghĩ ta nên xem việc đọc sách ở một lĩnh vực hoàn toàn mới không phải là cơ hội để ta hiểu trọn vẹn tất tần tật về những gì trong ngành đó. Cuốn sách đầu tiên như đóng vai trò để ta tiếp cận nhanh hơn đến lĩnh vực và cho ta cảm hứng, sự tò mò riêng dành cho nó. Ta chỉ nên kì vọng như thế thay vì đòi hỏi ta có thể bắt tay vào hành động ngay sau khi đọc xong một quyển sách.
Như đã nói ở trên, từ lòng tò mò ấy, ta hãy bắt đầu đào sâu vào từng phân ngành nhỏ trong đó, càng chia nhỏ càng hiệu quả. Vào thời đại mà các bạn trẻ nói về Marketing thì nhắc đến quảng cáo mà chẳng có lấy một khái niệm cụ thể hay tên của các phân nhóm nhỏ bên trong ngành học lớn ấy, việc càng thu hẹp phạm vi học hỏi càng hiệu quả.
Và hãy học những gì mình cần ngay bây giờ, chứ không phải tron gtương lai sẽ cần. Vì vậy có thể nói cách đọc hiểu quả nhất là đọc chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, giải quyết một vấn đề, một mặt nhất định, rất nhỏ trong cuộc sống. Cuốn sách càng nói về những khái niệm chung chung, không rõ ràng, làm ta mơ hồ về việc đọc như sách về tình yêu : "Tình yêu là sự thấu hiệu" thì càng dở tệ. Cuốn sách giá trị nếu không lên đến một ngàn trang thì nó chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định thôi. Đó là cách phân biệt sách rác và sách đáng để đọc.
Như đã trình bày, sách chỉ nên dừng lại là một phương tiện tiếp thu kiến thức, những thông tin ta tiếp nhận được trong sách phải hòa quyện với hành động và sự tự tư duy, phản biện và rút tỉa ra góc nhìn riêng phù hợp cho bản thân. Tôi gọi nó là sự cá nhân hóa những kiến thức khái quát đã học nhằm biến chúng thành của mình.
Như thế thôi vẫn chưa đủ, theo thí nghiệm vào tổng nội dung mà học sinh có thể nhớ sau khi đọc một văn bản, nhóm các học sinh ghi chú bằng bút lên tập vở nhớ được chi tiết hơn nhóm ghi chú trong điện thoại. Đây là quy luật "rule of effort" khi việc làm nào khiến não phải dồn nhiều nỗ lực và sự tập trung sẽ chuyển hóa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn và buộc ta phải nhớ kĩ hơn. Nên hay ghi tóm tắt "summary" cho những điều vừa đọc. Tốt hơn nữa là hãy ghi ra giấy và đọc lại. Hơn hết, ta phải có thói quen tự hỏi: "Mình vừa đọc được gì" ngay sau một trang sách.