Nghe lũ bạn đang phàn nàn về giáo viên và cách dạy của họ, mình thì chỉ thấy toàn là Victim Blaming. Đồng ý là feedback và hướng dẫn của thầy cô hơi khó hiểu, hôm nay phải làm như thế này, mai lại phải làm thế khác, mốt thì phải làm lại hết, thật là mệt não… Nhưng không thấy đứa nào nói rằng “có lẽ bài của mình chưa thực sự tốt nếu không thì đã được duyệt từ đầu rồi”.
Không ai nhận trách nhiệm cho sự thiếu xót của bản thân, đã vậy còn đánh giá thấp người hướng dẫn, những chuyên gia có hơn mình ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong ngành và được trả tiền để truyền dạy kiến thức.
Don't Let Blame Keep You From Change
Những đứa trẻ blaming nhau. Nản.
Nếu chỉ phàn nàn vài câu rồi tập trung vào hướng giải quyết thì không nói làm gì. Thay vì nói thẳng với giáo viên để họ điều chỉnh thì lại làu bàu rồi nói xấu sau lưng. Cứ như vậy còn lâu vấn đề mới được giải quyết. Vừa bực bội khó chịu, chết thêm vài nơ ron não, vừa chẳng được tích sự gì!
Than thở nhưng không chịu thay đổi như việc cửa không khóa mà cứ đập gọi mở cửa vậy. Đập đến sung tay, la đến khan cổ chẳng để làm gì trong khi chỉ việc mở cửa thôi là vào được nhà rồi. Nếu là Súp Pơ Man Sịp Đỏ đập cái banh cửa thì không nói làm gì. Nhưng đã ngu còn cố chấp sẽ chẳng bao giờ khá lên được.
Khi là một nạn nhân, điều đó nghĩa là bạn chẳng làm gì sai cả nên không có trách nhiệm cải thiện tình hình. Nhưng suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn tự lao đầu xuống vực thẳm vì tất cả mọi người, kể cả bạn, đều góp phần vào vấn đề và bạn đang từ chối thực hiện phần việc của bản thân. Nếu bạn thật sự muốn khá lên, hãy:

Nhận trách nhiệm và giải quyết vấn đề

Hãy nhận trách nhiệm, lắng nghe feedback từ người khác, và đừng trở thành một nạn nhân.
Thay vì bực bội và phàn nàn vì hướng dẫn và nhận xét rối não, mình hỏi thật nhiều câu hỏi cho thật cặn cẽ những gì cần làm để sản phẩm làm ra đạt chất lượng. Sản phẩm được dùng làm mẫu vừa thỏa mãn mục tiêu của dự án vừa mang lại giá trị cao. Còn nếu làm sai bét và dở ẹc như một thảm họa thì sản phẩm cũng được dùng làm mẫu, mẫu gì bạn biết rồi đấy.
Nhưng để gạt bỏ được cái tôi và nghe đánh giá nhận xét không hề dễ chút nào. Thừa nhận sai lầm đồng nghĩa với việc phơi bày con người bạn ra một cách trần trụi. Khi đó bạn nhìn thấy và cảm nhận rõ được sự yếu kém và sự dễ tổn thương của chính mình. Cảm giác đó không hề dễ chịu vì vậy làm một nạn nhân để không phải nhận trách nhiệm cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên nhận ra thiếu xót xong không phải lúc nào cũng làm theo y chang hướng dẫn như một con robot là được. Bạn phải biết suy nghĩ xem khi nào yêu cầu là vô lí và không tuân theo để không trở thành một cái máy.
Việc nhận trách nhiệm sẽ cải thiện tình hình của bạn. Như việc rắc muối hay đổ cồn lên vết thương để sát trùng vậy. Cắn thuốc đắng để dã tật. Lắng nghe để hiểu, chấp nhận sự thậtthay đổi là đóng tạo con thuyền lớn cho cơn đại hồng thủy.
Hãy thử xem, đặt challenge cho bản thân, ông nào cứng thì chơi 3 tháng, ông nào da còn mỏng thì 1 tháng thôi, dũng cảm lắng nghe đánh giá và nhận xét tích cực lẫn tiêu cực và thay đổi bản thân. Xem mình sẽ cải thiện đến mức nào!
Đây là quan điểm ý kiến cá nhân của mình. Thích thì nhích, không thì thôi, nhưng chọn không thì hãy đợi cơn lũ ập đến đi nhá :v