Thông thường thì việc nói ra những nhược điểm của bản thân mình hầu như luôn là điều rất khó để nói ra và cũng là điều mà mình tin chắc rằng rất ít người dám thẳng thắn và nói ra điều đó, vì khi điều đó được nói thẳng ra thì chẳng khác gì việc "vạch áo cho người xem lưng", cũng có thể là do xấu hổ hoặc tự ti trước nhược điểm của bản thân vậy. Mình cũng thế, nhưng hôm nay mình sẽ mang đến một trải nghiệm cực kì thú vị - hoặc nó chỉ thú vị với mình - từ việc mình đón nhận nhược điểm của bản thân mình.
Mình có một nhược điểm là tính cẩn thận - có thể đối với nhiều người thì nó không phải là nhược điểm -, nó cẩn thận đến mức mà giảng viên trong bộ môn mình học cũng phải thốt lên “Cẩn thận quá mức” khi giảng viên giao cho mình một bài tập đơn giản rồi xem mình làm được không - khi ấy mình còn nói lại là tuỳ vào mức độ đơn giản của thầy -. Nhiều khi mình thật sự thấy phiền vì nó.
Trong một cuộc trò chuyện với các bạn đồng trang lứa thì chắc chắn 100% rằng không ai mờ nhạt hơn mình - chỉ khi mình đứng lên và đi về thì tụi nó mới biết sự tồn tại cảu mình :) -. Mình cũng không muốn im đâu mà mình không biết nói gì, không biết nói từ đây luôn. Lúc đó trong đầu mình có 7749 đoạn hội thoại sẵn, nhưng mình không biết phải dùng cái nào cho nó hợp với những gì mọi người đang nói, nói ra thì mọi thứ có im re không, vân vân và mây mây. Nhiều khi nó làm mình giống như một người bị overthinking vậy. Nhiều khi mình bị stress vì suy nghĩ hàng tá thứ mà chẳng biết dùng vậy, gất là mệt mỏi.
Nhưng may thay, một lần tình cờ mình đọc được một câu như sau “Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra”, tới đây thì chắc mọi người hiểu nội dung của câu nói trên rồi nhỉ? Nhưng khi mình đọc xong câu đó thì não mình bảo không, nó không thích mọi chuyện diễn ra êm đẹp như thế. Nó lại bắt đầu hoạt động theo bản năng và đưa mình quay ngược về quá khứ, từ một sinh viên mà nó đưa thẳng về lúc mới lên 3 vậy, cái gì cũng có câu hỏi, cái gì cũng thắc mắc. Sau khi tạo ra 7749 câu hỏi thì nó mới chịu và chốt lại một vấn đề đó bằng một câu khác là “Khi một cánh cửa đóng lại, tôi mở cánh cửa khác”.
Khi đọc câu đó mình lại nghĩ một điều đầu tiên là sao cửa lại đóng lại? Ai đóng cánh cửa đó lại à? Ụa mình đóng lại chi? Sao cánh cửa khác lại mở ra? Do mình hay ai? Rồi nó đóng lại chi? Rồi ẩn dụ cái gì? - nghe hơi tào lao ghê - nhưng nhờ những dòng suy nghĩ tào lao ấy, mình đã nhận ra nếu một cơ hội nào đó không dành cho bạn thì vẫn còn cơ hội khác. Đó dường như là nghĩa dễ hiểu nhất. Nhưng mà nếu cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra, vậy thực sự là nó tự mở sao? - mình trong chờ một điều gì đó sẽ tìm đến mình -
Nếu như chỉ nhìn vào câu đó thì mình vẫn liên tưởng tới việc “cánh cửa khác” sẽ mở ra và mở ra theo đúng nghĩa là nó tự động mở ra cho mình vậy - điều này không khác gì người ta bày ra một bàn ăn và bạn chỉ việc vào ăn thôi, và thông thường thì kiểu này luôn là bẫy -. Nếu khó hiểu quá thì bạn hãy tưởng tượng thử xem khi mà bạn vừa được nhà tuyển dụng thông báo là sẽ liên hệ bạn sau - thường thì chẳng có liên hệ nào cả -, sau đó bạn sẽ làm chắc là đi tìm công việc tiếp đúng chứ? hay bạn lại chờ một công ty nào đó chủ động liên hệ đến bạn? Tới đây, mình chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho mình rồi.
Câu chuyện trên là minh chứng về tính cẩn thận của mình. Cẩn thận đến mức mà một cây nói an ủi bình thường mình cũng cẩn thận.
Sau khi mình trải qua một khoảng thời gian làm sinh viên lập trình, mình nhận ra việc mình cẩn thận đến mức đó nó lại là một lợi thế rất lớn trong việc học tập và làm việc của mình - mình dùng từ và vì chỉ khi vừa học tập và vừa làm việc thì tính cẩn thận nó mới thật sự là hữu ích -.
Nhờ có tính cẩn thận nên việc học lập trình của mình được buff vậy - kiểu bản năng vô cực -, từ những câu hỏi mà mình nghĩ là nó phiền ấy vậy mà lại là những câu hỏi mang lại hiệu quả nhất trông quá trình học tập và tìm hiểu sâu về môn học, trong một buổi học thì sau khi học xong sẽ có bài tập hoặc là buổi thực hành sau buổi lý thuyết thì mình điều có thể làm được bài tập ngay mà vẫn điểm cao. Không những thế, khi mà trong buổi thực hành diễn ra sau 2 hoặc 3 hôm kể từ khi học buổi lý thuyết thì mình vẫn có thể làm được mà không cần ôn lại.
Đến thời gian thi kết thúc môn thì mình chỉ cần ôn lại trong mấy ngày thôi, nhưng lại hiểu và ghi nhớ rất nhanh - nó nhanh hơn lúc mới học nhiều -. Quan trọng hơn nữa, kể từ khi mình nhận ra và không cảm thấy tính cẩn thận đó không phiền nữa thì điểm các môn học của mình điều tăng và đa phần là 8 điểm trở lên, chỉ có một môn đối với mình là nó hơi khó thôi vì mình được 7đ - có người được 9 và 10 -, khi ấy thi đề mở và môn đó là 'Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật'.
Vậy nhược điểm mà bản thân bạn luôn cho rằng nó là nhược điểm có thật sự là nhược điểm như bạn đã nghĩ không? Hay là ưu điểm tuyệt vời sẵn có trong bạn? Còn Overthinking ….. à mà thôi.