Xin chào mọi người mình tên là Long đây là lần đầu mình đến với nền tảng này, mình viết bài này để mong mọi người trao đổi học tập lẫn nhau, nếu có gì mình sai sót mong mọi người góp ý
Có lẽ sâu thẳm trong phần tối của mỗi con người ai cũng tồn tại lòng đố kỵ. Nhưng bạn liệu có biết sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại đó chính là biết cách “ ru ngủ lòng đố kỵ”, biết cách để lòng đố kỵ dâng trao đúng mức?
Nguồn : Google
Vậy sự đố kỵ là gì? Đố kỵ là một đặc tính tiêu cực trong nhân cách của con người; nảy sinh sự khó chịu, ganh ghét với một ai đó khi thấy họ có những điểm tốt, những điểm phát triển hơn mình. Họ luôn ghen tị, so bì với những người hơn mình và đồng thời luôn mong muốn điều tốt đẹp hơn không đến với người khác. Sự đố kỵ vốn là một trong những đặc tính nhân cách cốt yếu trong phần tối của bản ngã con người. Nó không phát sinh từ xã hội hiện đại, mà có từ rất xa xưa. Loài người suy cho cùng cũng chỉ là những con vật xây dựng hình ảnh cái tôi bằng cách phân biệt với người khác. “ Chừng nào con người còn so sánh lẫn nhau thì còn có sự đố kỵ” – S.Neckel. Nguyên nhân của sự đố kỵ là đa phần là do thiếu tự tin, mặc cảm, tự cao, tự đại, tự cho bản thân mình là đúng, ảo tưởng về tầm quan trọng của mình trong lòng những người xung quanh, xem mình như trung tâm của vụ trụ. Cũng có thể nguyên nhân của sự đố kỵ còn là do thói quen hay trỉ trích, đả kích người khác, hay soi mói về những lỗi lầm, những khuyết điểm của mọi người, chỉ nhìn sự vật, tình huống một cách phiến diện, tiêu cực. Đa phần những người này đều gặp những sự thiếu hụt về tình cảm và thường xuyên gặp thật bại trong cuộc sống từ đó sinh lòng ghen ghét, đố kỵ với những người thành công, hạnh phúc hơn họ; oán hận cuộc đời, mù quáng nặng nề, tỏ vẻ không nhân hậu với cuộc đời và chính bản thân mình. Những người này dễ phát sinh kẻ thù trong cuộc sống và có nhiều nguy cơ sẽ trở thành tội phạm. William Arthur Ward từng nói: “Tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một cái gì để buồn phiền? Bởi vì hắn bị dày vò không chỉ vì những thất bại của bản thân hắn mà cả vì những thành công của người khác”.
Quả thực những người bị hành hạ bởi tính đố kỵ đều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Nó không chỉ thúc đẩy các hành vi dại dột, mà còn ngày ngày gặm nhấm sức khỏe của người đó. Là một người đố kỵ sẽ rất ít có cơ hội nhận ra những giá trị tốt đẹp, tận hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Trước hết lòng đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở sự phát triển của mối quan hệ, đồng thời sức mạnh đoàn kết và tinh thần hợp tác giữa mọi người sẽ bị giảm sút. Trong một tập thể chỉ cẩn phảng phất một chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ sẽ lủng củng mất đoàn kết, mọi người sẽ không sao sống thoải mái được với nhau, bầu không khí sẽ trở nên u ám, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát triển tài năng của họ. Thực tế thường thấy rằng trong một doanh nghiệp hay một tổ chức, cơ quan khi có chút quyền lợi của một người này hơn một người kia hẳn sẽ có sung đột thiệt hơn, đụng chạm quyền lợi lẫn nhau. Nếu không phải một người có bản lĩnh vững mạnh, nội tâm hoan hỉ trong sáng thì lúc này sự đố kỵ sẽ nhen nhóm nổi dậy. Khi đố kỵ ai đó, gièm pha hay kéo bầy đàn vào nhằm hạ uy tín, danh dự người khác, danh dự, uy tín của người đó không hề được tăng thêm. Cuộc sống của họ cũng không hề tốt hơn. Mọi người cũng chẳng quý hơn khi chiến thắng trong cuộc chiến gièm pha đối thủ. Có chăng chỉ thỏa mãn nhất thời thói ích kỷ bản thân. Sự nguy hiểm của tính đố kỵ chính là ác tâm, mang lòng thù ghét, thậm chí là nghĩ cách hãm hại người khác để thỏa cái điên cuồng, thù hận của bản thân mình. Thông thường nếu yêu thương nhau, vun đắp, che chở cho nhau thì cuộc sống sẽ vô cùng êm ả, bình dị. Nhưng nếu rắp tâm hại người thì luôn phải vắt óc tính toán mưu đồ, thần sắc thất kinh khi sợ bị lật tẩy. Cuộc sống hậm hực, bức xúc, ngột ngạt, nặng nề ở trốn dương thế trôi qua chẳng khác nào cái âm u, đen tối, đau khổ ở dưới địa ngục. Không hiểu sự đố kỵ có sức cám dỗ, lôi cuốn đến cỡ nào mà nó lại khiến cho bao nhiêu người lầm đường, lạc lối, khiến cho ta dễ dàng trở thành những kẻ tiểu nhân, biến những mối quan hệ của ta đang tốt đẹp bỗng sụp đổ, tan vỡ. Có lẽ sự đố kỵ như một con quỷ Satan đang lẩn khuất trong cái tâm hồn vốn mong manh, yếu đuối của con người để rồi nó thúc dục ta, dẫn dắt ta, dạy cho ta rằng chỉ có cách đạp người khác xuống thì mới có thể che đi được sự kém cỏi, hèn yếu của bản thân, để khỏa lấp những “thiệt thòi” mà họ cho rằng số phận đã không ưu ái với họ. Nhưng bạn hãy nhớ rằng “gieo tính cách, gặt số phận”, không ai tin rằng số phận sẽ mỉm cười với những ai luôn đi gieo rắc mầm mống của sự đố kỵ, hận thù. Dẫu vậy sự đố kỵ không chỉ có những mặt xấu, với những con người có hiểu biết, những con người sở hữu trí tuệ rộng mở  họ luôn biết cách chế ngự thứ cảm xúc tiêu cực đó đúng lúc, chỉ cho nó bùng dậy như một khát khao vươn tới thứ gì đó tốt đẹp, họ đố kỵ với thành công của người khác như một động lực để họ cố gắng, xem thành công của người khác như một tấm gương, một nấc thang để vượt qua. Lòng đố kỵ không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi mà chúng ta cần phải học, học cách để huấn luyện, để làm chủ nó thì tâm ta mới được bình thản và an yên. “Học cách không đố kỵ - học cách đố kỵ”. Vậy nên, hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Nếu có thể so bì, ấm ức thì tại sao không biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên? Tại sao không biến niềm kiêu hãnh của người khác thành liều thuốc kích thích cho chính mình? Tóm lại đừng vì sự ganh ghét, đố kỵ mà chán nản, buồn phiền, ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Cũng không vì vậy mà thù oán, làm tổn thương, hại họa tới người khác. Như thế chỉ tỏ ra ta là người yếu thế và tổn hại đến nhân cách. Chúng ta cần tỏ ra là người có ước mơ, hoài bão cao thượng và phấn đấu đạt cho kỳ được điều đó bằng các hành động đúng đắn. Đừng để sự đố kỵ giết chết nhân cách của bạn, rồi bạn sẽ nhận thấy cuộc sống này thật hạnh phúc và đáng sống biết bao.