P/s: Nhắc lại lần nữa là thớt bài này không động chạm một chút gì tới việc đổ "bộ".

"Khó như trượt đại học" - Thầy dạy ôn thi của tôi nói câu này với chúng tôi không biết bao nhiêu lần. Thầy nói thêm: "Nhưng thi được trường tốt thì không dễ chút nào."
9-12 điểm 3 môn là đỗ đại học. Đỗ được một giấy gọi, trượt cả chục giấy gọi. Chắc thớt không cần phải nói quá nhiều về điều này.
Học đại học ở Việt Nam thực sự có thể nói là quá dễ dàng và chỉ như 1 hình thức "phổ cập giáo dục". Tôi nói câu trước có vẻ không đúng lắm nhỉ? Thôi thì, ai giờ không có bằng đại học đi làm chẳng cố gắng học thêm bằng đại học tại chức. Còn học sinh, đa phần vẫn coi phải có bằng đại học là ưu tiên và nhiệm vụ của 12 năm học.
Thớt không bình luận thêm về vấn đề trên. Vì bình luận thêm càng làm bài viết thêm phần "chủ quan". Thay vào đó, thớt sẽ đi so sánh thử với việc học đại học ở Việt Nam với ở Mỹ.
(Nếu xét về giáo dục, có kha khá lần Việt Nam lọt top và bỏ xa Mỹ ở trên bảng xếp hạng quốc tế, nhưng mà thớt không tìm được nhiều thông tin về các nước thớt muốn như: Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sỹ,... nên thôi dùng tạm.)

Thứ nhất, xét về học phí.
Thứ nhất của thứ nhất, 1 nửa tổng sản phẩm kinh tế của thế giới nằm trong tay 162 người, và khá nhiều trong số họ nằm ở Mỹ. Theo thống kê nào đó, chỉ cần có 10 đô và không dính bất cứ khoản nợ nào thì bạn sẽ giàu hơn 25% người Mỹ. Và chỉ 1% dân số của nước Mỹ, trong năm 2016 đã kiểm soát tới 38,6% của cải toàn quốc, nhóm 10% giàu nhất của quốc gia này thì chiếm tới 80%. Thu nhập bình quân đồng người của nước Mỹ năm 2017 theo CIA.gov là 59,407$. Nhưng đúng theo thống kê trên, thì thu nhập bình quân của nhóm 90% còn lại chỉ là 13201,5555$.
Còn đây là bảng thống kê học phí đại học ở Mỹ.
Còn học phí ở Việt Nam. Không đâu tính học phí ở Việt Nam tốt hơn mấy công ty du học Nhật và Hàn bây giờ (các bạn cứ thử liên hệ với họ thử xem). Nôm na theo cách tính của họ thì tổng chi phí học 4 năm đại học ở Việt Nam tầm 200 triệu đồng (tức là trên dưới 10000$).
Cũng theo trang CIA.gov đã dẫn bên trên, GDP trung bình của Việt Nam năm 2017 là 2305$,
Mức độ tập trung tiền ở Việt Nam chắc chắn không bằng Mỹ, đa số nhà ở nông thân cũng có vài mảnh ruộng, cắm ngân hàng cũng đủ tiền để học đại học.
Người Việt Nam theo văn hóa là "dành dụm để mua", còn người Mỹ là "trả góp để mua".
Theo thống kê, ở Mỹ năm 2013 cứ 3 sinh viên ra trường thì có một người dính nợ do học đại học và phải mất có thể tới 10-20 để trả hết khoản nợ từ thời sinh viên đó. Ở Việt Nam, thớt không tìm được số liệu, nhưng theo thực tế, thớt nghĩ rằng, sinh viên Việt Nam ra trường dù làm trái ngành trái nghề, làm điện,... thì cũng không đến nỗi khổ sở vì nợ sinh viên. 
Kinh tế Việt Nam cũng đang phát triển rất ấn tượng, về tốc độ tăng GDP trong 10 năm gần đây chỉ đứng sau Trung Quốc trên toàn thế giới. Quý đầu năm nay cũng đạt mức tăng trưởng vượt kế hoạch là 7,3%, hoàn thành một thành tựu kiến trúc vĩ đại: căn nhà cao số 7 thế giới,...
Vì cái thứ nhất trên kia, có thể nói học đại học ở Mỹ chẳng dễ dàng và đơn giản như ở Việt Nam. Và cũng vì chẳng đơn giản và dễ dàng như ở Việt Nam nên chúng ta mới có cái thứ hai (thớt không tìm được cái tên khái quát của nó).
Chuyện là mấy ngày hôm nay, dạo quanh newfeed thấy kha khá bài có liên quan đến việc tư vấn tuyển sinh, chọn nguyện vong, "không đánh thuế ước mơ nhưng mỗi nguyện vọng là 30k",... thế này thế nọ.
(Tiêu chuẩn của thớt ở trên mạng là không cung cấp thông tin cá nhân, vì thế thớt chỉ cung cấp thông tin của những người thớt từng nói chuyện, bạn bè và những facebook user).
Và theo thớt cảm nhận thì mọi chuyện thế này: HỌC SINH VIỆT NAM CHẲNG BIẾT MÌNH CẦN GÌ Ở ĐẠI HỌC.
Có thể đây là suy nghĩ đầy chủ quan, nhưng mà theo một cái thống kê nào đó thì tới 2/3 sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành trái nghề. Có thể do dịch chuyển thị trường lao động, yêu cầu hội nhập, năng lực phỏng vấn yếu kém,... và bla bla các lý do khác nữa. Nhưng con số trên cũng đã đủ để khẳng định nhận định của thớt có ý đúng.
"Mày ơi, mày chọn trường gì? Cho tao chép với."
"Ừ! Thi cùng nhau, học cùng nhau cho vui"
Bình: Rồi thấp nghiệp cùng nhau cho vui luôn phỏng?
"Mày ơi ngành này hot lắm này. Dù điểm hơi cao nhưng mày giỏi thế thi là đỗ. Sau này ra trường lương 20 chục củ ngon ăn thôi rồi!"
P/s: Chắc chắn ngành hot nhất năm này là công nghệ thông tin.
"Nhưng tao thích học luật cơ. Tao thích làm Bao Thanh Thiên!"
"Mơ làm Bao thời này chỉ đi vác bao xi măng thôi. Ước mơ không nuôi nổi mày đâu".
P/s: Sự hứng thú cho bạn 99% sức lực, 99% cố gắng, 99% chịu đựng, 99% kiên nhẫn. Còn nếu không có, thậm chí mọi tiêu chí là 0%.
"Mày chọn trường chưa cu?"
"Chọn sớm làm éo gì? Thi xong rồi chọn! Mà mày thi trường gì vậy?"
Bình: Nếu bạn không hiểu mình thích gì, không hiểu nổi tài năng mình ở đâu thì mọi kiến thức bạn cố gắng thu lượm cho bằng người khác cũng rơi rụng hết.
...
"Ước mơ giống như sao trời. Không bao giờ chạm tới được, nhưng luôn là mốc định hướng cho con tàu cuộc đời đi đúng hướng".
Nhưng thớt cũng chẳng ủng hộ ước mơ mặc sịp đỏ bình thường là bay được của vài thành phần đầu óc vấn đề. Hay cái ước mơ đè đầu cưỡi cổ người khác của Hitler hay Napoleon. Mọi việc chỉ tốt khi ở một giới hạn nào đó, và thớt tin chắc với trình độ 12 năm ăn học đầy đủ, đa số mọi người đều có thể hiểu được đâu là ranh giới giữa ảo tưởng và liều có tính toán.

Yeah. "Bạn là duy nhất..." và rất rất nhiều các quyển sách, nghiên cứu, hay chỉ là cách nói quá phổ biến đến mức nhàm tai của các diễn giả. Đa số chúng ta đều tồn tại một niềm tin vững chắc vào việc đó, rằng chúng ta đặc biệt, chúng ta chưa tỏa sáng vì chúng ta chưa đặt được đúng chỗ,... Vậy mà chúng ta chẳng bao giờ hiện thực hóa điều đó, ít nhất ở vấn đề chọn trường đại học.
"Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa". Trường y và dược thì thớt không rõ lắm, nhưng các trường kĩ thuật, trong đó có bách khoa, mỗi năm đuổi học hàng trăm học sinh, danh sách dài đến cả mét. Không nói về nguyên nhân, thử hỏi khi đó, những người bị đuổi có nhớ tới ngày đó không, cái ngày bằng sống bằng chết tự tin ngút trời "đánh nước cờ định mệnh".
"Mày à... Giá mà lúc đó tao nghe mày".
"Nhất mày nhé, giờ mày sướng rồi!"
...
Chúng ta hoàn toàn có thể thi lại đại học và chọn trường mình mong muốn. Nhưng quãng thời gian của tuổi thanh xuân 18-24 tuổi, lúc chúng ta xung sức nhất, lúc chúng ta có niềm đam mê và ước vọng lớn nhất chỉ qua một lần.
"Đại học như một cái nhà vệ sinh. Thằng ở ngoài thì muốn vào thật nhanh còn thằng bên trong thì muốn ra thật nhanh".
Đó là một câu ví von khá nổi được phát biểu bởi một sinh viên khuyết danh nào đó. Nhưng dựa vào những điều đã nêu ở trên, thớt cũng đủ hiểu tại sao với nhiều người đó lại là cái nhà vệ sinh.

 Con người chỉ thực sự làm việc hiệu quả khi có nhiệt huyết. Điều này được minh chứng với cả chủ nhân giải nobel.
Có thể tôi đã kể câu chuyện này với các bạn một lần rồi, nhưng tôi thấy vẫn xứng đáng để kể lại nó một lần nữa ở đây.
Một cậu học sinh được chuyển tới một ngôi trường hoàn toàn mới - nơi chẳng ai biết đến những năm tháng cấp 1 bê bết với môn toán của cậu ấy. Và ngày đầu tiên học tiết toán, do chuẩn bị kĩ bài tập, cậu nhóc đó đã khiến cả lớp và thầy giáo phải trầm trồ.
"Cậu ta chắc chắn là một học sinh giỏi toán." Và cậu bé đó, với động lực mới đã chạm tay được vào thứ ở bên trái.
"Đam mê tạo ra thành công". Nhưng làm sao để có đam mê? Chắc chắn bạn phải được hái trái ngọt từ nó từ những lần đầu tiên. Điều đó củng cố cho bạn hai thứ, niềm tin vào tài năng, và niềm tin về một tương lai sáng lạng. Nói theo cách của thớt, đó là "một định mức mờ chân thiên đàng". 
Sau một hồi lung tung, thớt thấy đã đến lúc quay lại với quay lại với địa học bên Mỹ.
Nếu tính đến giới trẻ, bằng đại học bên Mỹ không phổ biến bằng Việt Nam (so sánh hai thế hệ già khụ của 1 siêu cường với 1 nước đi lên từ số không sau chiến tranh và cấm vận quả là thiếu khách quan).
Lý do chính, đã trình bày ở bên trên: học phí.
Và chính nguyên nhân chính này đã khiến người ta có sự "cân nhắc", "suy tính", "hiểu biết cụ thể",... hơn khi quyết định làm điều gì đó.
Nói như vậy thì chắc học sinh Việt Nam không tính toán? Không, họ có chứ, nhưng rất hời hợt. Tính toán theo "trường hot", "ngành hot", "mày thì trường gì", "nghe mẹ/bố bảo này",... Hiếm thấy tính tới chuyện ở đó học gì, sau đó kiến thức đó phục vụ được cái gì. Thậm chí chưa đi thi mà các page lại thi nhau câu like bằng câu nói của ai đó: "Thi đại học thực chất là quyết định địa điểm chơi bời trong mấy năm tới ở đâu".
Người Mỹ, và rất nhiều quốc gia khác nữa, nếu hết cấp ba(hoặc ở đâu đó gọi là cao trung hay gì đó), không đủ tự tin thi đỗ một trường nào đó, rất nhiều người sẽ học nghề, nhận làm một công việc nào đó.
Giảng đường đại học Việt Nam là "sân chơi" của giới trẻ, còn giảng đường nước ngoài, rất hay có sự xuất hiện của những người trung niên.

Những người trung niên, hoặc qua cái tuổi 21, đến với đại học với mục đích, kế hoạch rất rõ ràng. Sự trưởng thành của họ thể hiện ở rất nhiều mặt: nhận thức, phân hoạch kế hoạch rõ ràng giữa làm việc và thư giãn, quản lý tài chính, cân bằng cuộc sống,... Thứ họ nhận được ở tấm bằng đại học không phải cái "lót chuột" sau khi đã để lại hết toán cao cấp, Mark - Lenin, đại cương,... như với nhiều sinh viên Việt Nam. 
Đồng 100.000.000.000 mark
Người Đức sau thế chiến thứ nhất, bị chịu khoản bồi thường phí khổng lồ. Và quyết định của họ là gì? In tiền. Rồi sao, chỉ trong vài năm từ 1$=1,2 mark, đã biến thành 1$>10.000.000.000 mark. Nhiều không bao giờ đồng nghĩa với tốt. Và đúng, điều đó diễn ra với bằng đại học ở Việt Nam - một thứ không nhó nhằn để có được.
Và vì chẳng khó khăn gì, và vì chính những người cầm tấm bằng đó đôi khi chẳng biết lầy nó làm gì ngoài kê chuột, và vì "chúng ta đi học vì bạn chúng ta đi học",... nên chắc chắn tấm bằng đó mãi chẳng có giá trị gì. Nói một cách đau đớn và chua chát là: "Như một tấm bằng chứng minh hoàn thành phổ cập giáo dục."
Đúng ra là thớt định kết thúc ở bên trên rồi. Nhưng mà nếu kết thúc ở đó, khá nhiều bạn sẽ kiểu thế này: "Chung quy lại đại học ở Việt Nam chỉ là rác rưởi thôi!".

"Chúng ta có thể dịch được những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và nước ngoài tại sao lại không thể viết được những tác phẩm tương tự. Đổ lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?" - Nguyễn An Ninh
Thứ nhất, so sánh học phí, GDP của Việt Nam và quốc gia bạn định lấy làm chuẩn mực.
Thứ hai, nếu cứ đòi hỏi mãi một con đường phẳng, bạn mãi chỉ là kẻ đi sau, vì những con đường mòn là do gót chân kẻ đi trước để lại. Điều kiện học hành không đám bảo, nhưng thực tế số vĩ nhân khoa học, trí tuệ của nhân loại đi lên từ tầng lấp lao động nhiều hơn từ lớp thừa điều kiện ăn học. Vì sao vậy? Vì những người biết tìm ra giải pháp cho những điều mà người khác cho là khó khăn, luôn đặt được những cột mốc cao hơn.
Fact: Việt Nam vô địch cuộc thi bảo mật quốc tế, và thí sinh của đoàn Việt Nam, không ai khác là những bạn trẻ.