Nếu bạn chấm quyển sách này 7 điểm trở lên, hỏi thẳng nhé, bạn có ổn không ? Chúc mọi người vượt qua trust issues của mình nha. Còn đối với những khán giả chưa có dịp đọc cuốn tiểu thuyết tình cảm này, rất vui được đồng hành với bạn qua bài review của mình.
 "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời" (1992), tác giả Haruki Murakami 
Điểm Goodreads: 3.88/5.0
"Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời" (1992), tác giả Haruki Murakami Điểm Goodreads: 3.88/5.0
Trong một cuộc phỏng vấn của Murakami về cuốn "Người tình Sputnik", ông chia sẻ: "Thay vì viết về những thứ "bất thường" xảy ra với ai những người "bất thường", hay những điều "bình thường" xảy ra với người "bình thường", tôi thích viết về những sự "bất thường" xảy ra với người "bình thường" hơn." Và chính xác là vậy, ta đã thấy quan điểm này trong từng câu chữ của "PNBGPTMT"
Tiểu thuyết kể về nhân vật chính Hajime trên con đường trưởng thành với nhiều thăng trầm, và cuộc gặp gỡ với karmic relationship (mối quan hệ nghiệp báo) của mình ở những tuổi 40 - khi đã có một vợ, hai con và một sự nghiệp viên mãn. 
Rất tréo ngoe phải không? Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ này không chỉ dừng lại ở những câu chào hỏi qua loa mà lại là sự kết nối sâu sắc của hai tâm hồn đã lạc mất nhau trên hành trình trưởng thành, tạo ra một "lực hút" mạnh mẽ khiến Hajime như lạc vào mê cung không lối thoát.
Là một người trẻ sống trong cái thời "mối quan hệ bền chặt chung thuỷ" được coi là nhàm chán, cái thời cả xã hội tôn sùng câu khẩu hiệu "You only live once", "Tuổi trẻ là để sai lầm", bản thân tôi dám chắc mình đã đọc từ đầu đến cuối quyển sách này mà không hề thấy lấn cấn chút nào trước những phản ứng của nhân vật trong truyện. Chỉ trong gọn chưa đầy 300 trang, "PNBGPTMT" đã giải quyết 2 câu hỏi lớn của người trẻ trong tình yêu " Nếu mình kết hôn sớm, rồi sau đó lại gặp "the one" thực sự, thì mình có sẵn sàng bỏ tất cả và bắt đầu lại không ?" và "Mình có thực sự quan trọng với người mình yêu thương?". Chỉ có điều, tất cả những gì phản diện nhất trên đời, Murakami một lần nữa lại đổ hết cho nhân vật chính - Hajime, để cho nhiều người đọc phải bỏ ngang vì thấy hắn quá "hãm". Nhưng biết sao nhỉ, có khi ở ngoài đời còn có nhiều Hajime phiên bản dupe còn "hãm" hơn cả thế thì sao? Tác giả đã cho ta một cái nhìn khác cảm thông hơn với những người đào hoa, những người "hãm" ấy, để lại một lời nhắn về tầm quan trọng của giao tiếp trong tình yêu, rằng đôi khi cái "lực hút" kia, cái chemistry kia không phải là thứ duy nhất cam đoan một tình yêu bền chặt. 
Mình vẫn luôn khuyên mọi người nên xem phim ngắn và đọc truyện ngắn của một tác giả có tiếng, vì chi tiết trong đó hầu hết đều rất đắt, và cô đọng, lại gợi trí tưởng tượng. "PNBGPTMT" chính là một ví dụ. Ta thấy đậm đặc chất Murakami qua các cảnh tình dục liên tục và xuyên suốt, qua những chi tiết bỏ ngỏ nửa thật nửa ảo, mà không có một giả thuyết nào là hoàn toàn chính xác. Có thể star-crossed lover (cặp tình nhân xấu số) được đề cập tới chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng, có thể cô ấy đã xuất hiện rồi biến mất để đảo lộn cuộc sống của Hajime; hay thậm chí, cuộc sống viên mãn của Hajime, quán nhạc jazz và một gia đình sung túc, tất cả chỉ là ảo ảnh, là một giấc mơ. Tất cả đều đồng thời đúng, nhưng cũng đồng thời sai. 
Ta còn thấy chất Murakami qua cách thêm thắt tinh tế những quan điểm triết lý về cái chết, sự kết thúc; cũng như những quan điểm về chính trị, chủ nghĩa chống tư bản từ đầu đến cuối truyện. Hay kể cả việc ông nhắc tên những nghệ sĩ mình ngưỡng mộ, và gắn một bài nhạc, một album, một bộ phim với dấu mốc và kỉ niệm đáng nhớ. Chính những điều đó đã tạo nên một PNBGPTMT tiêu biểu cho phong cách viết của ông, đồng thời cũng mang lại sự mới mẻ cho người đọc qua một góc nhìn mới, một chất liệu văn rất mới, nổi bật trong sự nghiệp văn học của Murakami.